Mùa hè: Nguy cơ đuối nước luôn rình rập trẻ em
Mùa hè, thời tiết nắng nóng và cũng là dịp các em học sinh đang được nghỉ hè nên nguy cơ bị đuối nước do tắm biển, sông hồ, ao đầm ở trẻ em là rất cao, lại càng lo ngại hơn nữa khi mùa mưa lũ đang tới gần. Đây là nỗi đau và mối lo không chỉ của riêng gia đình mà còn là vấn đề nhức nhối đối với cả cộng đồng.
Nguy cơ đuối nước luôn rình rập
Theo tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, dù mới đầu hè, nhưng từ trung tuần tháng 6 đến nay, bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 3 ca đuối nước. Thương tâm nhất phải kể đến trường hợp cháu Đào C.T (bé trai, 6 tuổi, ở Hà Nội), vào khoa Điều trị tích cực, bệnh viện Nhi Trung ương ngày 29/6 trong tình trạng hôn mê sâu do đuối nước, tiên lượng bệnh nhân rất xấu.
Ths.Bs Đào Hữu Nam, khoa Điều trị tích cực cho biết, tại đây, trẻ được điều trị hỗ trợ hô hấp, chống phù não, điều trị tăng áp lực nội sọ, dùng kháng sinh chống bội nhiễm… Dù đã được các bác sĩ điều trị rất tích cực, huy động mọi nhân lực, nguồn lực, tìm mọi cách chữa trị nhưng trẻ không đáp ứng, hôn mê sâu, mất não. Ngày 9/6, bệnh nhân tử vong.
Theo người nhà kể lại, cháu Q bị đuối nước do ngã xuống bể bơi khi đi bơi với anh trai. Sau ngã khoảng 10 phút trẻ mới được phát hiện và đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Trường hợp thứ 2 là cháu Vũ M.T, ở Nam Định. Hơn 1 tuần nay, anh Vũ V.B. và chị Hoàng T.B. đau như cắt từng khúc ruột khi đứa con gái bé bỏng mới 21 tháng tuổi của anh chị đang phải điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng hết sức nguy kịch. Nguyên nhân là do anh chị mải làm, để trẻ tha thẩn đi chơi một mình thì bị ngã xuống con kênh cạnh nhà mà không ai biết. Phải đến gần 20 phút sau, gia đình mới phát hiện ra và đưa cháu vào bệnh viện địa phương cấp cứu.
Trước đó không lâu lại là trường hợp cháu Đào H.A, 10 tuổi, ở Hà Nội, đuối nước do ngã xuống hố công trình đang xây dựng. Tuy nhiên, rất may mắn là trẻ được phát hiện kịp thời và đưa đến bệnh viện Nhi Trung ương. Sau nhiều ngày điều trị, cháu A. hiện đã được ra viện trong tình trạng tỉnh táo, sức khỏe ổn định.
Video đang HOT
Các trường hợp đuối nước
Phần đông người bị chết đuối là do không biết bơi. Tuy nhiên, trên thực tế người biết bơi vẫn bị chết đuối vì chủ quan khi bơi ở những nơi vắng người, nơi mình không hiểu rõ, nước có độ lạnh hoặc dòng nước chảy xiết.
Thân nhiệt của chúng ta trung bình là 37độ C. Nếu bạn đột ngột nhảy xuống dòng nước lạnh, thân nhiệt bị thay đổi bất ngờ, sẽ rất dễ bị chuột rút, đặc biệt là trong tiết trời nắng nóng mùa hè. Khi đã bị chuột rút thì nguy cơ đuối nước rất cao. Ở những nơi có dòng nước xoáy, cũng có thể cuốn bạn đi hoặc sụt cát bất ngờ khiến bạn hụt chân và mất phương hướng. Cùng với những tình huống đó, nếu bơi ở những nơi vắng người thì rất nhiều khả năng bạn sẽ bị chết đuối vì không có ai ứng cứu.
Cấp cứu đúng cách giúp nạn nhân có cơ hội sống
Đuối nước là tai nạn thường gặp ở trẻ em do sự bất cẩn của các bậc phụ huynh hoặc các thành viên trong gia đình, trong chăm sóc con trẻ. Đuối nước làm trẻ ngạt thở, gây tử vong nhanh chóng. Nếu được cấp cứu kịp thời có thể qua cơn nguy kịch nhưng có thể để lại các biến chứng nặng nề cho trẻ như: suy hô hấp, viêm phổi, hoặc di chứng tổn thưỡng não do thiếu oxy kéo dài.
Theo khuyến cáo, việc quan trọng nhất khi trẻ bị đuối nước là lập tức được sơ cứu đúng, điều này quyết định sự sống còn của nạn nhân, nếu xử trí chậm nạn nhân bị thiếu ôxy não, rất khó cứu sống sau đó.
Khi trẻ bị đuối nước, sau khi đưa được nạn nhân lên bờ hay lên thuyền, phải tiến hành hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay: khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi đường thở và miệng nạn nhân; đặt một khăn mùi soa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân.
Nếu ngừng tim (sờ mạch quay không có) phải ép tim ngoài lồng ngực. Dùng hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/1 phút. Nếu chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2-3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10-15 nhịp. Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn nhân không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim được 2 tiếng mà không thấy nạn nhân phục hồi. Khi gặp trẻ đuối nước người ta thường vác dốc ngược trẻ trên vai, động tác dốc ngược nạn nhân chỉ có tác dụng khai thông vùng họng và miệng, vì vậy không nên làm quá 1 phút ở trẻ em. Nếu sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở lại, cử động giãy giụa, hay nạn nhân vẫn còn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu. Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho nạn nhân.
Lưu ý: Trang bị kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ, nâng cao ý thức rèn luyện kỹ năng cứu hộ đuối nước của người lớn. Học sinh cần được dạy bơi lội và kỹ thuật sơ cấp cứu để biết tự cứu mình và cứu bạn khi bị đuối nước. Đặc biệt, cha mẹ phải là những người đi đầu trong việc giám sát, khuyên răn con cái mình không được tự ý ra sông, suối, ao, hồ, các công trường đang thi công tắm, bơi lội nhất là trong mùa hè để tránh những mất mát đau lòng. Trẻ em tắm ở sông, ao hồ phải mặc áo phao và có người giám sát. Những nơi thường xảy ra tai nạn đuối nước cần phải thành lập đội cứu hộ và các phương tiện cần thiết như ghe thuyền, thuốc, dụng cụ y tế để cấp cứu. Bên cạnh đó, cần dựng các biển báo, biển cấm tại những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước, hạn chế tối đa nhất những cái chết thương tâm, đau lòng đến với con trẻ.
Theo Vnmedia
Trẻ bị tổn thương não nếu xem tivi quá nhiều
Cựu Bộ trưởng Bộ Thiếu niên và Nhi đồng Anh, ông Tim Loughton vừa lên tiếng cảnh báo, trẻ lên 7 dành gần một năm 'dán mắt' vào màn hình tivi hoặc máy tính.
Ông Tim Loughton cho hay, nghiện xem tivi ở những người trẻ có thể gây nên nhiều thay đổi cho bộ não tương tự như với người nghiện cocaine hay rượu.
Theo ông Loughton, cách đây 10 năm, số trẻ phải nhập viện vì tai biến do chơi game trên máy tính quá lâu gấp hai lần số trẻ bị ngã do leo cây. Cũng theo kết quả điều tra của tiến sĩ Aric Sigman, một thế hệ "mầm non" sẽ phải chịu đựng những tổn thương với cơ thể cũng như bộ não.
Ngồi trước màn hình tivi hay máy tính quá lâu có thể gây nên nhiều thay đổi cho bộ não tương tự như với người nghiện cocaine hay nghiện rượu. Ảnh: DailyStar.
Ông này đặt câu hỏi: "Liệu có nên can thiệp để cân bằng thời gian trung bình trẻ ngồi trước tivi, máy tính với các hoạt động chơi bên ngoài không?". Tiến sĩ Sigman chỉ ra rằng trẻ từ 12 đến 15 tuổi trung bình dành 6 giờ một ngày trước màn hình tivi. Ông cũng cảnh báo các bậc phụ huynh chuyên biến công nghệ làm "người giữ trẻ" đã thiết lập cho con thói quen không tốt.
Ngoài ra, nghiên cứu của tiến sĩ Sigman và nhiều đồng nghiệp khác cũng tiết lộ, xem tivi quá lâu sẽ dẫn tới những vấn đề về sức khỏe như béo phì, lượng cholesterol cao, nhồi máu cơ tim, mất tập trung hay suy giảm khả năng làm toán, đọc, rối loạn giấc ngủ và tự kỷ.
Bình Minh
Theo VNE
8 yếu tố trong nhà gây ung thư Có những thứ mà chúng ta sử dụng hàng ngày mà không biết rằng chúng vô cùng nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe gia đình bạn. 1. Formaldehyde, nitrobenzene, methylene chloride hay napthelene là những chất có thể gây ung thư bởi chúng chứa độc tố làm rối loạn hormone sinh trưởng và sinh sản, làm tổn thương não, gan,...