Mùa hè ngủ trên sàn nhà có tốt không?
Mùa hè, nhiều người có sở thích ngủ trên sàn nhà để tránh nóng. Vậy ngủ trên sàn có thực sự tốt không?
Lợi ích của việc ngủ trên sàn nhà
Giúp giảm đau lưng
Nhiều người cho rằng nệm cứng hơn sẽ tốt hơn cho bệnh đau lưng, bao gồm 75% bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình. Viện Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Quốc gia Mỹ cũng khuyến cáo những người bị đau lưng nên ngủ trên bề mặt chắc chắn, có thể bao gồm cả sàn nhà có trải lớp lót.
Nguyên nhân gây đau lưng rất nhiều và đa dạng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau lưng và tư thế ngủ ưa thích của mỗi người, bề mặt ngủ cứng hơn có thể giúp giảm đau.
Một số người ngủ trên đệm quá mềm so với trọng lượng cơ thể, dễ bị lún sâu vào nệm. Điều này có thể dẫn đến tư thế ngủ kém, cột sống bị cong. Sự sai lệch này có thể làm tăng áp lực lên cột sống của bạn và góp phần gây đau lưng.
Ảnh minh họa
Cải thiện tư thế
Tư thế xấu có thể là một nguyên nhân khác gây đau lưng và dẫn đến các vấn đề khác như giảm tính linh hoạt, lệch cột sống và tăng nguy cơ chấn thương.
Tư thế tốt hỗ trợ độ cong tự nhiên của cột sống. Ngủ trên sàn nhà có thể giúp bạn dễ dàng giữ thẳng cột sống hơn vì không phải lo lắng về việc lún quá sâu vào nệm. Tuy nhiên, nhiều người có thể cần sử dụng gối để giảm áp lực lên cột sống, chẳng hạn như đặt một chiếc gối mỏng bên dưới lưng dưới.
Nhiệt độ mát hơn
Quá nóng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc ngủ trên sàn được cho là có thể giúp cơ thể cảm thấy mát hơn. Nhiệt độ lý tưởng để ngủ là khoảng 18 đến 20 độ C.
Tùy thuộc vào cách xây dựng và các yếu tố khác của ngôi nhà, nhiệt độ phòng ngủ trên sàn có thể mát hơn tới 9 độ so với chiều cao của giường. Điều này có nghĩa là ngủ trên sàn có thể sẽ mát hơn và bạn cảm thấy dễ ngủ hơn.
Ảnh minh họa
Nhược điểm của việc ngủ trên sàn nhà
Bên cạnh những ưu điểm, ngủ trên sàn cũng có những nhược điểm, gây ra một số sự khó chịu về mặt sức khỏe.
Gây đau lưng
Video đang HOT
Trong khi một số người giảm đau lưng khi ngủ trên sàn thì những người khác lại thấy tư thế này làm tăng cơn đau lưng của họ. Nếu không có lớp đệm thích hợp xung quanh các điểm chịu áp lực như hông và vai, ngủ trên sàn có thể gây cứng khớp và khó chịu. .
Các nghiên cứu về người lớn bị đau lưng dưới đã phát hiện ra rằng trong số các loại nệm khác nhau, nệm có độ cứng vừa phải mang lại cảm giác dễ chịu hơn trong khoảng thời gian 90 ngày – cả vào ban ngày và khi nằm trên giường – so với nệm cứng.
Nhiệt độ quá thấp gây lạnh
Sàn nhà thường mát hơn phần còn lại của căn phòng. Vì vậy, việc ngủ trên sàn vào mùa hè giúp hạ nhiệt đáng kể, giấc ngủ thoải mái hơn. Tuy nhiên, vào mùa đông, sàn nhà lạnh có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể nhanh chóng, khiến người nằm cảm thấy lạnh hơn bình thường.
Phản ứng dị ứng
Phòng ngủ là nơi chứa nhiều chất gây dị ứng tiềm ẩn, từ mạt bụi, bụi bẩn đến nấm mốc, bất kỳ chất nào trong số đó đều có thể làm gián đoạn chất lượng giấc ngủ. Do đó, khi ngủ trên sàn, con người có thể tiếp xúc với nhiều chất gây dị ứng hơn gây hắt hơi, sổ mũi, ho, khó thở,… và kết quả là chất lượng giấc ngủ bị giảm.
Ảnh minh họa
Vậy ngủ trên sàn có an toàn không?
Mặc dù nhiều người thích ngủ trên sàn nhưng kiểu ngủ này không phải dành cho tất cả mọi người. Một số người nên tránh ngủ trên sàn, kể cả người lớn tuổi và những người có tình trạng sức khỏe nhất định, các vấn đề về di chuyển hoặc dị ứng. Nếu thuộc một trong những nhóm nguy cơ này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ngủ trên sàn.
Đối với người cao tuổi, cơ thể dễ bị lạnh, xương cũng yếu hơn. Người lớn tuổi cũng có thể bị viêm khớp hoặc các vấn đề về vận động, điều này có thể làm tăng nguy cơ té ngã. Ngủ trên sàn có thể làm tăng cảm giác lạnh hoặc khiến họ có nguy cơ bị thương cao hơn.
Ngoài ra, một số người có khả năng chịu lạnh kém hơn như thiếu máu, suy giáp hoặc bệnh tiểu đường cũng không nên ngủ trên sàn nhà.
Nếu gặp khó khăn với việc ngồi xuống và đứng lên, đặc biệt là từ trên sàn, tốt hơn hết nên ngủ trên giường. Những người có vấn đề về di chuyển sẽ dễ dàng lên xuống giường cao hơn so với tấm nệm đặt trên sàn. Đứng lên từ sàn nhà đến tư thế đứng có thể làm tăng nguy cơ đau lưng.
Với phụ nữ mang thai, việc ngủ trên sàn được coi là an toàn. Tuy nhiên, bà bầu nên lưu ý là khi nằm xuống sàn hoặc đứng lên mà cảm thấy khó khăn và khó chịu, thì tốt hơn hết không nên nằm sàn.
Việc cho bé ngủ trên sàn cũng an toàn nhưng nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nhi. Những trẻ có cơ địa yếu nên cẩn trọng khi cho trẻ ngủ trên sàn vì dễ bị dị ứng hoặc cảm lạnh.
Ngạc nhiên với 7 lợi ích sức khoẻ của việc đi bộ lùi
Đi bộ lùi là bài tập đơn giản, thú vị, đồng thời đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ đáng ngạc nhiên, chẳng hạn như tốt cho sức khoẻ tim mạch, não bộ,...
Đi bộ là bài tập thể dục đơn giản mà nhiều người thường tập luyện hàng ngày, nhưng bạn đã bao giờ đi bộ lùi trong các bài tập vận động không? Nghe có vẻ lạ và nhiều người cho là vô ích nhưng bài tập này mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ.
1. 7 lợi ích sức khoẻ của việc đi bộ lùi
Dưới đây là 7 lợi ích sức khoẻ khi bạn thường xuyên thực hiện bài tập đi bộ lùi:
- Cải thiện sự cân bằng và phối hợp
Đi lùi sẽ đòi hỏi kỹ năng giữ thăng bằng và phối hợp của bạn. Bằng cách đi lùi, bạn buộc bộ não của mình kích hoạt các đường dẫn thần kinh riêng biệt và tăng cường khả năng nhận thức - khả năng nhận biết vị trí và chuyển động của cơ thể trong không gian. Nhận thức về không gian tăng lên này có thể có tác động tích cực đến sự cân bằng và ổn định tổng thể của cơ thể.
Đặc biệt, có nghiên cứu còn chỉ ra đi lùi có ảnh hưởng tích cực đến việc cải thiện chức năng đi lại ở bệnh nhân sau đột quỵ.
Đi bộ lùi sẽ cải thiện sự cân bằng và phối hợp của cơ thể (Ảnh: Internet)
- Giảm tác động lên cơ thể
Không giống như chạy bộ, đi bộ lùi ít gây áp lực lên khớp của bạn hơn. Điều này làm cho hoạt động này trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những người có vấn đề về khớp hoặc những người đang hồi phục sau chấn thương vì có thể giảm thiểu nguy cơ chấn thương liên quan đến va chạm.
Hơn nữa, đi bộ lùi cũng có thể giúp giảm độ cứng ở khớp, tăng tính linh hoạt và tăng cường khả năng cảm thụ.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cơ sinh học cho thấy đi bộ lùi giúp giảm đau đầu gối trước so với việc đi bộ hoặc chạy về phía trước.
- Cải thiện tư thế
Đi bộ lùi đòi hỏi bạn duy trì tư thế thẳng đứng. Bằng cách đó, bài tập này sẽ giúp bạn tăng cường cơ bắp cốt lõi và giảm căng thẳng cho lưng, dẫn đến tư thế tốt hơn và giảm đau lưng.
- Tăng cường sức khoẻ tim mạch
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tập thể dục một cách thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Trong đó, bài tập đi bộ lùi cũng hữu ích, giúp nâng cao nhịp tim, cải thiện sức bền của tim mạch và duy trì một trái tim khỏe mạnh.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao Quốc tế cho thấy sự kết hợp giữa chạy lùi và đi bộ có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và hô hấp.
Đi bộ lùi sẽ giúp bạn có một trái tim khoẻ mạnh (Ảnh: Internet)
- Đốt cháy calo và tăng cường cơ bắp
Đi bộ lùi sẽ kích hoạt các cơ ở chân, mông và phần lõi của bạn thường không được nhắm mục tiêu khi đi bộ về phía trước. Nhờ vậy, đi bộ lùi sẽ giúp tăng cường đốt cháy calo và săn chắc cơ bắp, mang lại trải nghiệm tập luyện toàn thân.
Ví dụ, trong một nghiên cứu kéo dài 6 tuần được thực hiện trên những người bị viêm xương khớp đầu gối, những người tham gia nhóm đi bộ lùi có sự cải thiện nhiều hơn về sức mạnh cơ bắp và giảm cường độ đau cũng như tình trạng khuyết tật chức năng nhiều hơn so với nhóm đi bộ về phía trước.
- Cải thiện sức khoẻ não bộ
Đi lùi đòi hỏi sự tập trung cao độ vì nó đi ngược lại thói quen đi bộ tự nhiên của chúng ta. Vì hành động đi ngược lại đòi hỏi sự chú ý, phối hợp và tập trung cao hơn nên giúp kích hoạt vỏ não trước trán và vỏ não cảm giác vận động, vùng hải mã và tiểu não. Điều này lần lượt giúp tăng cường độ dẻo của não và thúc đẩy khả năng nhận thức.
Hơn nữa, đi lùi đã được chứng minh là làm tăng lưu lượng máu đến não . Lưu lượng máu tăng lên sẽ cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng, tối ưu hóa chức năng não.
- Giảm nguy cơ sức khoẻ cho những người thường ngồi một chỗ
Hiện nay, tỷ lệ mọi người ngồi một chỗ trong thời gian dài có xu hướng tăng. Thói quen này gây ra rất nhiều hệ luỵ đối với sức khoẻ, trong đó có thể ảnh hưởng đến các cơ gấp hông, sàn chậu,...
Tuy nhiên, đi lùi có thể giúp làm giảm những tác động tiêu cực của việc ngồi lâu trên cơ gấp hông, sàn chậu và lưng dưới.
Hơn nữa, bài tập này rất đơn giản, không đòi hỏi dụng cụ luyện tập, không gian thực hiện đa dạng - ngay kể cả ở sân nhà, thời gian tập luyện linh hoạt. Vì vậy, những người ngồi quá lâu nên thực hiện đi bộ lùi một cách thường xuyên.
Đi lùi có thể giúp làm giảm những tác động tiêu cực của việc ngồi lâu trên cơ gấp hông (Ảnh: Internet)
2. Lưu ý khi thực hiện đi bộ lùi
Bài tập đi bộ lùi khá đơn giản nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu, mọi người nên lưu ý một số điều sau khi thực hiện bài tập này:
- Giữ đúng tư thế. Khi đi lùi, điều quan trọng là phải duy trì tư thế thẳng đứng và vai nên thả lỏng. Tránh cúi người về phía trước hoặc cúi người xuống vì điều này có thể làm căng cơ lưng và cổ của bạn. Vận động các cơ cốt lõi và giữ đầu ngẩng cao sẽ giúp bạn duy trì tư thế thích hợp và ngăn ngừa sự căng thẳng của cơ thể.
- Thực hiện đi với các bước nhỏ. Đi lùi sẽ khó hơn so với việc đi về phía trước, đặc biệt khi bạn mới tập luyện hoặc đối người già. Do vậy, bạn nên đi các bước nhỏ và tập trung vào vị trị đặt chân để tránh nguy cơ té ngã.
- Thả lỏng tay và để tay được vung tự nhiên đồng bộ với chân. Chuyển động phối hợp của cánh tay này giúp duy trì sự cân bằng và nhịp điệu khi đi lùi.
- Trang bị giày và trang phục phù hợp. Cũng như các bài tập khác, bạn cũng nên đeo giày thể thao để giúp các bước đi vững vàng và tránh trơn trượt.
- Chọn không gian luyện tập an toàn và phù hợp. Chọn bề mặt nhẵn, phẳng cho những buổi đi bộ lùi để giảm thiểu nguy cơ vấp ngã. Tránh địa hình không bằng phẳng, bề mặt trơn trượt hoặc khu vực có chướng ngại vật có thể gây nguy hiểm. Phòng tập thể dục hoặc lối đi thoáng đãng trong công viên sẽ là những địa điểm lý tưởng. Nên có người giám sát khi bắt đầu để hỗ trợ khi cần thiết.
Có một mẹo nhỏ cho những người bắt đầu tập đi lùi đó là đi trên máy chạy bộ. Máy chạy bộ có tay vịn và nơi ổn định để bạn cải thiện khả năng chạy lùi. Mới đầu bạn nên chọn tốc độ chậm để cơ thể kịp thích nghi sau đó tăng dần tốc độ phù hợp với khả năng.
Nhìn chung bài tập đi bộ lùi rất tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể tập luyện. Những cá nhân bị chấn thương mà việc tập thể dục không được khuyến khích, cũng như những người có lo ngại nghiêm trọng về thăng bằng hoặc có bất kỳ nguy cơ té ngã nào nên tránh xa bài tập này.
Cách phòng tránh say nắng, say nóng vào mùa hè Bên cạnh lưu ý trang phục thích hợp, việc bổ sung dưỡng chất cũng là điều cần thiết để phòng tránh say nắng, say nóng trong mùa hè. Mùa hè là dịp các gia đình thường hay đi du lịch, nghỉ dưỡng... Đây cũng là khoảng thời gian mọi người gia tăng các hoạt động ngoài trời để giải trí, tăng cường sức...