Mùa hè có 2 loại cảm ai cũng dễ mắc, bác sỹ chỉ cách thoát khỏi sự khó chịu dai dẳng khi bị cảm
Thời điểm này đã có rất nhiều người bị mắc bệnh cảm. Theo các bác sĩ, cảm lạnh có thể chữa theo cách dân gian, nhưng cảm nóng thì chống chỉ định với xông, dùng thuốc gì cũng cần có y lệnh. Nếu không chữa sẽ mệt mỏi, đau nhức khắp người, và có thể sốt, suy nhược cơ thể…
Theo PGS – BS Phạm Thị Bích Đào (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), bệnh cảm cúm mùa hè có thể mắc, nhưng rất hiếm bởi vi rút cảm cúm đa phần chỉ hoạt động mùa đông. Còn mùa hè chủ yếu người dân mắc cảm lạnh, cảm nóng. Có thể phân biệt như sau:
Cảm lạnh
Phần lớn do tác động của nhiệt độ (như chênh lệch nhiệt độ trong/ngoài phòng, thay đổi nhiệt độ khi đi bơi về, đi ngoài nắng về, đang ở chỗ nóng đi vào lạnh… ). Bệnh phát tác đầu tiên ở vùng họng gây viêm nhiễm, khó chịu (như vướng họng, khô họng, rát họng, đau họng…) kéo dài vài ngày thì tự hết. Nếu bội nhiễm vi trùng sẽ gia tăng đau họng, khi nuốt đau nhói lan lên tai…). Người có sức miễn dịch kém, người có bệnh nền cơ thể không điều tiết kịp với thời tiết thì vi rút càng có cơ hội xâm nhập gây bệnh.
Dính cảm mùa hè rất mệt mỏi, khó chịu. Ảnh minh họa.
Dấu hiệu nữa là chảy mũi dịch loãng, trắng trong, nếu không chữa trị ngay thì dịch dần trắng đục, nhầy đặc hơn và phải xì mũi mới ra được. Đa số nước mũi chảy phía trước, một số ít nước mũi chảy ngược ra sau họng gây bội nhiễm khiến dịch mũi xanh đặc, vàng, nghẹt mũi (có thể nghẹt 1 bên, khi nằm nghẹt nhiều hơn, và dịch mũi càng đặc thì nghẹt mũi càng nhiều).
Dính cảm mùa hè thân nhiệt sẽ không ổn định, ớn lạnh, hoặc rét run, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, hắt hơi, sổ mũi, ho, khàn tiếng, buồn nôn… Các biểu hiện lâm sàng thường ở đường hô hấp trên nên khá nhiều người chủ quan với bệnh, tới khi vào viện thường đã biến chứng gây nguy hiểm cho phế quản, thậm chí viêm phổi, suy hô hấp.
Cảm nóng
Cảm nóng do nền nhiệt môi trường quá nóng, đi ngoài đường gặp nhiệt độ cao… khiến cơ thể không điều tiết kịp thời được sẽ sinh bệnh. Các triệu chứng hay gặp là rối loạn thần kinh trung ương (đau đầu, rối loạn ý thức, co giật, hôn mê), sốt cao, da khô, đỏ, nóng, không tiết mồ hôi do mất nước cơ thể. Nặng hơn thì tim đập nhanh, huyết áp hạ, tiểu ít, rối loạn chức năng gan, nhịp thở không đều…
Dưới cái nắng hầm hập trên 40 độ C ngoài đường lượng nước trong cơ thể sẽ bị “bốc hơi” nhanh qua mồ hôi (bốc hơi cả nước và muối, đường, khoáng…) gây cảm nóng. Phần lớn cơ thể bị mất nước nhưng không được bù nước đúng cách khiến người bệnh choáng váng, mệt mỏi, dễ gây sốt, thậm chí bị say nắng, nhức đầu, khó thở…
Không nên tự điều trị cảm nóng ở nhà. Ảnh minh họa.
Không nên tự điều trị cảm nóng ở nhà
Theo PGS. BS Phạm Thị Bích Đào, 2 chứng bệnh cảm nóng, cảm lạnh có chỉ định điều trị khác nhau.
Cảm lạnh có thể xông các lá thuốc và dùng các phương pháp dân gian chữa trị tại nhà.
Cảm nóng thì chống chỉ định xông lá thuốc.
Để phân biệt cảm lạnh, cảm nóng trước hết bác sĩ sẽ hỏi người bệnh các yếu tố khởi điểm đầu tiên để xác định. Nếu đang đi ngoài đường, làm việc ngoài trời, vui chơi ngoài nắng, đi du lịch… mà tự nhiên thấy khó chịu, mệt mỏi, thở dốc, đau họng… thì cần nghĩ là đã mắc cảm nóng.
Bị cảm nóng có thể chữa ở nhà nếu triệu chứng nhẹ. Nhưng nếu cảm nóng chuyển sang sốc nhiệt (nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C, da nóng, khô, toát mồ hôi, kèm theo mệt, đau đầu, khó thở, đỏ mặt, mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, khó thở, suy hô hấp…) thì cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế ngay kẻo ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe.
Cơ thể rất nhạy cảm với nhiệt độ, vì vậy nếu đang ở môi trường nóng mà thấy nhịp tim thay đổi (như đập nhanh), khó chịu, vã mồ hôi, chảy nước mũi… thì nên tìm ngay chỗ râm mắt nghỉ, lau mồ hôi để giảm nhiệt độ qua da.
Nếu có Osezol thì cần uống ngay theo đúng tỉ lệ để bù điện giải. Nếu thấy cơ thể ổn định trở lại thì không sao. Nhưng nếu có cảm giác tim nhanh và mệt hơn thì phải sớm vào viện.
Video đang HOT
Nếu dùng bất kỳ thuốc gì cũng phải có ý kiến bác sĩ, không tự điều trị cảm nóng ở nhà.
Đến bệnh viện ngay khi có sốt cao, lơ mơ… Ảnh minh họa.
Những lưu ý đối với người bệnh
Khi bị cảm lạnh, cảm nóng người nhà cần chăm sóc người bệnh và cho uống thuốc đầy đủ, đúng liều, đúng loại theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sau 3-5 ngày các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần và khỏi hẳn.
Cần chủ động cách ly người bệnh với người lành cả trong nhà và cộng đồng, nhất là với nững người có sức đề kháng yếu và dễ lây nhiễm cúm như người già, trẻ em, người có sức khỏe không ổn định.
Bản thân người bệnh ra khỏi nhà nên đeo khẩu trang y tế, che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, dùng giấy để ngăn các chất tiết hô hấp bắn ra để tránh lây bệnh cho người khác. Ngoài ra cần:
- Nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Không nên nằm phòng máy lạnh vì sẽ khiến bệnh cảm cúm khó thuyên giảm và làm cho các triệu chứng khan cổ, khàn tiếng trầm trọng thêm.
- Uống thuốc hạ nhiệt (như paracetamol, cảm xuyên hương…), vitamin C liều cao để tăng sức đề kháng theo y lệnh của bác sĩ.
- Hàng ngày rửa mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý; ăn thực phẩm lỏng, ấm nóng, dễ tiêu, uống nhiều nước (Oresol, nước quả tươi, cháo giải cảm, nước chanh tươi ấm pha mật ong…), nhất là với người cao tuổi và trẻ em.
- Sau 3-5 ngày bệnh không thuyên giảm, hoặc tái sốt thì phải đến cơ sở y tế ngay vì có thể đã bị bội nhiễm vi khuẩn và các biến chứng khác.
Quan trọng là mùa hè nếu phải làm việc ở môi trường nóng, hay phải đi dưới trời nắng nóng cần đội mũ che chắn kĩ càng, và luôn mang theo nước bên mình để bù nước. Không nên để khát mới tu cả bình nước, như thế không hề tốt cho sức khỏe. Tốt nhất là uống nước từ từ, từng ngụm nhỏ, và tự giác khi không khát cũng uống.
Nếu bị sốt hãy bình tĩnh chườm mát, uống Oresol bù nước (người ra nhiều mồ hôi thì pha dung dịch Oresol đúng tỷ lệ để dùng thay thế nước lọc, bồi phụ lượng nước, muối khoáng, đường đã mất cho cơ thể), hoặc dùng nước chanh tươi pha với một nhúm muối để giúp cơ thể sớm hồi sức.
Nếu sốt 38,5 độ C thì uống thuốc Paracetamol (liều 15/kg cân nặng từ 4 – 6 giờ uống 1 lần khi trẻ sốt 38,5 độ trở lên). Khi thấy hạ sốt thì tiếp tục theo dõi ở nhà. Nhưng nếu vẫn sốt và tăng nhiệt thì cần sớm đưa tới cơ sở y tế gần nhất.
Không nên thấy sốt cao mà đi cấp cứu giữa trưa nắng, bởi thân nhiệt đang cao cộng với nền nhiệt ngoài trời lên rất cao (như đợt nắng nóng vừa qua ngoài trời cao tới hơn 60 độ C) càng làm bệnh nhân sốt cao hơn. Hãy bình tĩnh hạ nhiệt rồi hãy đưa bệnh nhân đi viện. Nếu bệnh nhân sốt cao bị lơ mơ, bứt dứt… buộc phải đi cấp cứu giữa trưa nắng thì nên gọi taxi, hoặc che nắng kỹ càng cho bệnh nhân.
Mùa hè tăng cường ăn rau tươi sống để đưa nhiều vitamin vào cơ thể. Ảnh minh họa.
Cách phòng ngừa
Cách phòng ngừa tốt nhất là giữ vệ sinh tốt, khử trùng các bề mặt… Vi rút bệnh cảm mùa hè thích nơi khô ráo, vì vậy cần giữ thông thoáng, vệ sinh nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ, để nhiệt độ phòng phù hợp (không chênh quá với môi trường bên ngoài quá 5 độ C).
- Tăng cường sức khỏe bằng nghỉ ngơi, ăn uống, tập thể dục và có cuộc sống lành mạnh để không mắc bệnh.
- Nếu có điều kiện thì trồng cây xanh quanh nhà giúp không gian sống bớt nóng bức.
- Uống thật nhiều nước (2 lít/ngày và nên uống nước ấm) để thông mũi và bù lại lượng nước mất do nắng nóng và do bị sốt.
- Không nên dùng quạt quá lâu để tránh mất nước.
- Tắm đúng cách, không ngâm nước lâu (có thể tắm 2 lần/ngày, mỗi lần 15-20 phút vào mùa hè), khi tắm không nên dội nước thẳng từ đầu xuống chân. Cách tắm đúng là dội nước vào hai chân, vã nước vào hai tay trước rồi mới đến toàn bộ cơ thể. Không nên tắm ngay sau khi ăn no, đi dưới trời nắng về, chơi thể thao…
Mắc bệnh cảm mùa hè cơ thể rất khó chịu, mệt mỏi, uể oải, lâu khỏi, ngại tập thể dục. Nhưng thực tế càng cần tập thể dục hơn để giúp cơ thể củng cố hệ miễn dịch, ít bị nhiễm bệnh hơn, cũng là cách tăng cường hệ miễn dịch chống bệnh. Vì vậy nên tập nhẹ nhàng tùy theo thể trạng, với thời gian ngắn hơn. Quan trọng là đừng để tự để mình cô đơn với bệnh cảm cô đơn, mà hãy cố gắng hòa nhập sinh hoạt ngoài trời để giúp hệ thống miễn dịch đẩy lùi bệnh cảm nhanh hơn. Chú ý tránh đến chỗ đông người, nên đeo khẩu trang, che miệng khi ho… để không lây bệnh sang người khác.
Khi bị đau họng, ho, sổ mũi, sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau đầu… là dấu hiệu bệnh cảm mùa hè, hãy làm ngay:
- Nghỉ ngơi khi có dấu hiệu cảm (ngủ nhiều, hạn chế làm việc).
- Súc miệng thường xuyên bằng nước muối.
- Bổ sung vitamin C cho cơ thể (ăn và uống các loại rau quả có nhiều Vitamin C như: cam, bưởi, chanh…) và uống thêm viên C.
- Ăn tỏi: Tỏi sống có tác dụng như một loại kháng sinh giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể.
- Tắm nước ấm, hoặc xông hơi trong những ngày bị cảm cúm cũng giúp cơ thể thư giãn, giảm bớt mệt mỏi.
- Rửa tay thường xuyên, phòng tránh vi rút mới và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Cảm lạnh có thể xông lá, chữa theo cách dân gian.
Để tránh cảm cúm mùa hè cần tuân thủ:
- Tránh xa người ho, sổ mũi.
- Luôn rửa tay sạch, hoặc dùng nước rửa tay khô ở nơi văn phòng, công cộng. Không dùng tay tiếp xúc trực tiếp với tay nắm cửa, bàn phím máy tính chung, các dụng cụ công cộng…
- Uống nhiều nước – đặc biệt khi hoạt động ngoài trời – nên dùng nước sinh tố hoa quả, nước mát từ hoa quả… Bổ sung lợi khuẩn probiotic (trong sữa chua) cũng tăng cường hệ miễn dịch.
- Nên ăn chín uống sôi. Ăn đủ 4 nhóm chất (bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất) giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Ăn thực phẩm lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây, các loại nước ép trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất tăng sức đề kháng, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Tránh uống cafein, nước có cồn, nước tăng lực vì khiến cơ thể mất nước.
- Nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc, hạn chế stress, giảm căng thẳng… để hệ miễn dịch khỏe mạnh.
-Vệ sinh máy lạnh để loại bỏ vi rút cảm cúm ở trong bụi đóng trong máy lạnh.
- Nếu bắt đầu thấy có triệu chứng cảm, hãy tránh những nơi đông đúc dễ lây nhiễm.
Cảm lạnh khi nhiễm nước mưa: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Bản thân nước mưa không làm bạn bị ốm, vậy tại sao chúng ta lại hay ốm sau khi nhiễm nước mưa?
Mùa hè, nhiều cơn mưa bất chợt sẽ khiến bạn không kịp trở tay. Một ngày quên đem áo mưa có thể khiến bạn về nhà với người ướt sũng. Thông thường, chúng ta nghĩ rằng nhiễm nước mưa sẽ khiến mình bị cảm lạnh. Nhưng sự thật, nước mưa có phải là nguyên nhân khiến chúng ta ốm hay không?
Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
1. Nước mưa có làm chúng ta bị cảm lạnh không?
Câu trả lời là không! Bản thân nước mưa không làm bạn bị ốm. Nếu nước mưa làm chúng ta ốm, bất kể khi nào, và bất kể ai khi đi mưa về cũng có thể bị cảm lạnh. Nhưng sự thật không phải vậy, nhiễm nước mưa không khiến tất cả chúng ta bị ốm, và không phải lần nào dầm mưa về nhà bạn cũng bị ốm.
Nguyên nhân thật sự khiến chúng ta bị cảm lạnh, đó là do virus đã xâm nhập được vào cơ thể và đánh bại hệ thống miễn dịch của chúng ta. Chúng ta cần xác định rõ ràng nguyên nhân này, bởi hiểu sai nguyên nhân sẽ dẫn đến những niềm tin sai lầm được lan truyền qua nhiều thế hệ.
Bị nhiễm nước mưa hay dầm mưa lâu ngoài trời chỉ là một điều kiện khiến bạn dễ bị nhiễm cảm lạnh vì hai lý do sau:
Thứ nhất, nhiệt độ môi trường và nhiệt độ cơ thể giảm là một điều kiện cho các chủng virus gây cảm lạnh như Rhinovirus dễ dàng nhân lên và gây bệnh hơn.
Một nghiên cứu năm 2014 của Đại học Yale, Hoa Kỳ đã thử nghiệm cấy virus vào khoang mũi của những con chuột được giữ ở hai khoảng nhiệt độ 37 độ C và 33 độ C. Họ phát hiện thấy nhiệt độ lạnh hơn, trong khoảng 33-35 độ C có thể giúp Rhinovirus sao chép mạnh hơn, do đó dễ dàng gây cảm lạnh hơn.
Điều kiện tương tự có thể xuất hiện khi trời mưa. Một mặt, mưa làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh bạn. Mặt khác, cơ thể bị ướt bởi nhiễm nước mưa cũng mất nhiệt nhanh hơn và lạnh hơn, đặt bạn vào nguy cơ virus gây cảm lạnh cao hơn.
Nguyên nhân thứ hai, mưa có thể là điều kiện giúp virus gây cảm lạnh phát tán. Nước mưa trên đường rơi xuống mặt đất có thể cuốn vào chúng những hạt bụi mang virus lơ lửng trong không khí. Nó cũng có thể xối các mầm bệnh trên mặt đất hoặc các bề mặt tĩnh nơi virus đang lắng đọng, và phát tán vào không khí, nơi mà bạn sẽ hít phải chúng.
Sau khi virus cảm lạnh gặp điều kiện nhiệt độ lạnh hơn trong cơ thể bạn, chúng sẽ có cơ hội nhân lên cao hơn.
2. Chúng ta nên làm gì khi bị nhiễm nước mưa?
Với những nguyên nhân kể trên, có thể bạn cũng đã hình dung ra được cách giải quyết vấn đề. Bởi chúng ta không thể ngăn những mầm bệnh như virus đã xâm nhập vào cơ thể, mục tiêu còn lại là phải giúp cơ thể đỡ lạnh.
Có một số biện pháp sẽ giúp bạn làm điều này:
- Thay quần áo, lau khô người khi đi mưa về: Một khi nước còn đọng lại trên quần áo, tiếp xúc với da thịt của bạn, chúng sẽ còn rút nhiệt tỏa ra từ cơ thể và bay hơi, khiến thân nhiệt bạn thất thoát nhiều hơn.
- Sấy khô đầu: Tương tự, nhiệt cũng có thể thất thoát qua đầu bạn. Nếu bạn còn để tóc và da đầu mình ướt, bạn sẽ còn lạnh hơn nữa.
- Ăn đồ ăn nóng hoặc uống đồ uống nóng: Điều này sẽ giúp cơ thể bạn tăng nhiệt từ bên trong. Một bát cháo nóng hoặc trà gừng là lựa chọn rất hữu ích.
- Thực hiện một vài động tác thể dục: Thể dục cũng có thể giúp cơ bắp vận động để sinh nhiệt từ bên trong. Nếu bạn không có đồ uống hoặc đồ ăn nóng, một vài động tác kéo giãn cơ thể sẽ giúp bạn đẩy thân nhiệt lên cao và giảm nguy cơ cảm lạnh.
- Rèn luyện hệ miễn dịch khỏe mạnh: Như đã nói, nguyên nhân của cảm lạnh sau khi đi mưa về cốt yếu là khi virus đánh bại được hệ miễn dịch của bạn. Vì vậy, tăng cường hệ miễn dịch sẽ là cách giúp bạn phòng tránh được cảm lạnh ngay cả khi nhiễm nước mưa. Có ba trụ cột của một hệ miễn dịch khỏe mạnh mà bạn cần bao gồm: Ăn uống đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn.
4 yếu tố quyết định 'giãn cách xã hội' lâu hay mau "Khi nào giãn cách xã hội kết thúc?" là câu hỏi được cả tỉ người trên thế giới quan tâm khi có hơn một nửa trong số 7,8 tỉ dân trên toàn cầu đang được kêu gọi ở lại trong nhà. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ khuyên người dân duy trì khoảng cách với nhau khoảng...