Mưa gió đang ràn rạt kéo đến
Cho đến 8h30 sáng nay, tại TP Huế và huyện miền biển Phú Lộc ở đã bắt đầu có gió to, mạnh. Mưa cũng mỗi múc một lớn chứng tỏ cơn bão đang đến rất gần.
Vào 2h sáng, tại địa bàn huyện Phú Lộc, ngoài trời bắt đầu có mưa phùn nhẹ, gió nhẹ, thỉnh thoảng có những cơn gió mạnh. Trời nổi gió, thỉnh thoảng đã có những đợt gió cuộn, giật vừa phải, kết hợp với mưa. Nguời dân đã cảm thấy dường như cơn bão đang tiến đến rất gần Huế.
Ở thị trấn biển Lăng Cô, huyện Phú Lộc, lúc 6h10, trời đã có mưa nặng hạt, với lượng mưa tương đối lớn, gió giật cấp 6-7. Ngoài đường hầu như không có người qua lại, chỉ có xe khách và xe tải bắc nam lưu thông trên đường. Nhà dân tất cả đều đóng kín cửa.
Gió thổi ràn rạt tại đầm Lập An và biển Lăng Cô, thị trấn Lăng Cô
Các nhà hàng khách sạn trên địa bàn thị trấn du lịch này đều đóng cửa và nghỉ kinh doanh. Những quán cơm phục vụ xe khách bắc nam cũng nghỉ hàng, không phục vụ. Nhiều nhà hàng nổi trên đầm Lập An đều được tháo dỡ mái và chuyển những vật dụng quan trọng vào bờ vì rút kinh nghiệm bão số 12, 1 nhà hàng nổi từng bị thổi bay toàn bộ, thiệt hại hàng tỷ đồng.
Video đang HOT
Nhà hàng nổi trên đầm phá được tháo dỡ gần hết
Chỉ còn những xe tải trọng lớn lưu thông qua đèo Phú Gia
Nhà cửa ở thị trấn Lăng Cô được chống, buộc rất cẩn thận vì gió bão từ biển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đây.
Trạm trung chuyển hầm Hải Vân ngừng trung chuyển khách, tuy đang có một vài hàng khách đang mắc kẹt tại nhà ga của trạm trung chuyển. Có vẻ như người dân đã sẵn sàng đối mặt với cơn bão mạnh nhất thế kỷ.
Cả bầu trời TP Huế rất âm u, đen tối, mưa bắt đầu đổ xuống vào sáng nay.
8h sáng tại TP Huế, mưa đã bắt đầu to và gió cũng to hơn. Quân khu 4 tăng cường 300 chiến sĩ vào giúp Thừa Thiên-Huế đối phó với bão. Cơn bão theo dự đoán sẽ chạy dọc với bờ biển TT-Huế, ảnh hưởng trực tiếp vào trưa nay chứ không phải đổ bộ vào đất liền nhưng tất cả các phương án đã được lên để ứng phó. Hiện, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã điều động 15 xuồng cao tốc, 48 xuồng, thuyền các loại, 30 xe tải – xe lội nước và hơn 800 áo phao tập thể và 100 nhà bạt về vùng xung yếu, ven biển để sẵn sàng ứng phó.
Theo Dantri
3 người tử vong khi đang phòng chống bão
Mặc dù bão Haiyan chưa đổ bộ vào nhưng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi đã có 3 người tử vong và nhiều người khác bị thương.
Thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, ngày 9/11, khi ông Nguyễn Hoa (57 tuổi, trú phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ) trèo lên tỉa cành cây phòng chống bão đã bị ngã dẫn đến tử vong.
Người dân chằng chống nhà cửa cần cẩn thận, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng
Trong khi đó, lãnh đạo huyện Đại Lộc cho biết, chiều ngày 9/11, khi ông Nguyễn Văn Hiền (trú thôn Mỹ An, xã Đại Quang) leo lên mái nhà chằng chống đã bị rơi xuống đất tử vong.
Ngoài ra, trên địa bàn Quảng Nam có nhiều trường hợp khác bị thương do quá trình chằng chống nhà cửa phòng bão Haiyan. Số người bị thương do chống bão hiện vẫn đang được thống kê.
Tại Quảng Ngãi, vào chiều ngày 9/11, trong lúc chặt cây phòng tránh bão số 14, hai người dân bị trượt chân ngã xuống đất. Hậu quả 1 người chết và 1 người bị thương nặng.
Trong đó, ông Phùng Thanh Liêm (SN 1963, ngụ ở KCD 24, thôn Thạch Trụ Đồng, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức) bị trượt chân ngã xuống đất, gãy đốt sống cổ và tử vong tại chỗ vào lúc 15h00.
Khoảng 17h00 cùng ngày, ông Phạm Thanh Trung (SN 1963, ngụ KDC số 4, thôn Lâm Hạ, xã Đức Phong, huyện Mộ Đức) đang chặt cây thì trượt chân rơi xuống đất, gây gãy xương sống và đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mộ Đức.
Theo Dantri
Đối phó siêu bão thế kỷ: Sẽ cấm đường dọc các tỉnh miền Trung Đây là ý kiến quyết liệt của đại diện Bộ Công an tại cuộc họp phòng chống bão Hải Yến dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra tại Đà Nẵng chiều 9.11. Theo tin từ Trung tâm Khí tượng và Thủy văn T.Ư14h30 chiều nay cho biết, trong chiều và đêm 9.11, bão sẽ di chuyển theo...