Mùa Giáng sinh lạ lùng với trẻ em toàn thế giới
Do dịch bệnh, những hoạt động truyền thống dịp Giáng sinh tại nhiều nước không thể thực hiện hoặc được biến tấu để đảm bảo phòng lây lan virus SARS-CoV-2.
Giáng sinh năm nay sẽ rất khác do dịch bệnh. Tại nhiều nước, mọi người bắt đầu nghĩ ra nhiều cách sáng tạo để kỷ niệm này lễ này một cách an toàn và đầm ấm. Trong ảnh, 3 đứa trẻ tại Crantock (Anh) nói chuyện với ông già Noel qua ứng dụng Zoom.
Để ngăn sự lây lan virus SARS-CoV-2, mọi người phải thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc. Điều này khiến một số hoạt động quen thuộc ngày Giáng sinh không thể thực hiện được, ví dụ như ngồi trong lòng ông già Noel tại các trung tâm mua sắm. Thay vào đó, những đứa trẻ có thể giao tiếp, trò chuyện với ông già Noel qua một lớp kính hay những quả bóng nhựa khổng lồ.
Tại Rio de Janeiro (Brazil), ban tổ chức một sự kiện Giáng sinh đã tận dụng chiếc cáp treo bỏ không để giữ khoảng cách an toàn cho trẻ nhỏ và ông già Noel. Trong mùa dịch bệnh, các Santa Claus một trong những đối tượng có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao. “Hầu hết người hóa trang thành ông già Noel đều thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao. Họ đều cao tuổi, thừa cân, có thể mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim mạch”, Stephen Arnold, chủ tịch một hiệp hội ông già Noel hóa trang, cho biết.
Video đang HOT
Trong khi một số ông già Noel ngồi sau vách ngăn nhựa hay trong quả bóng khổng lồ chào mọi người, số khác lại có ý tưởng biểu diễn độc đáo. Trong ảnh, một thợ lặn hóa trang ông già Noel bơi cùng các sinh vật biển tại một thủy cung ở Tokyo (Nhật Bản).
Tại một ngôi làng ở Ciudad Juarez (Mexico), trẻ nhỏ cùng gia đình có thể chào đón, trò chuyện với ông già Noel khi ở trong xe hơi. Không còn những cái ôm ấp hay tiếp xúc gần gũi, mùa Giáng sinh năm nay diễn ra theo một cách chưa từng có.
Thay vì gõ cửa từng nhà như mọi năm, những người hát rong ở Milton Keynes (Anh) biểu diễn ngay trong xe tại một dịch vụ hát mừng do nhà thờ địa phương tổ chức.
Tại một nhà dưỡng lão ở ngoại ô Paris (Pháp), các nhân viên mặc trang phục chủ đề Giáng sinh và biểu diễn nhảy múa trong khi những người cao tuổi theo dõi từ bên trong qua khung cửa kính. Đầu tháng 12, một người đàn ông Bỉ hóa trang thành ông già Noel đến biểu diễn tại một viện dưỡng lão và tiếp xúc gần với mọi người mà không biết mình đã mắc Covid-19, cuối cùng lây nhiễm cho 14 nhân viên và 61 cụ già trong viện.
Thực khách có thể thưởng thức các bữa ăn Giáng sinh một cách riêng tư tại nhà hàng ở Moscow (Nga). Nơi này chuẩn bị các buồng riêng trên tầng thượng với phần cửa kính trong suốt, vừa đảm bảo an toàn mà vẫn đủ lãng mạn, ấm áp.
Đưa công viên vui chơi cho trẻ em lên tàu
Hình thức toa xe cộng đồng này không phải dịch vụ mới của đường sắt mà đã được đường sắt thực hiện cách đây 2-3 năm.
Khu vui chơi trẻ em trên tàu hỏa
Giữa tháng 7, trên các trang mạng xã hội về đường sắt Việt Nam và trên YouTube, các thành viên chia sẻ hình ảnh, video clip trẻ em vui chơi trong những chiếc bể bằng phao, hay khu vực riêng được quây bằng hàng rào nhựa dọc theo toa tàu hỏa.
Có bể chứa hàng trăm quả bóng nhựa các màu, bể thì chứa các hạt nhựa nhỏ để trẻ chơi xúc cát. Lại có cầu trượt bằng nhựa xinh xinh cho các bé. Tất cả như công viên vui chơi di động. Đương nhiên, bố mẹ các bé cũng vui không kém khi chỉ cần đứng đó nhìn con chơi, không phải vất vả trông con chạy nhảy giữa hành lang tàu, dễ nguy hiểm.
Ở một clip khác, vẫn trong toa tàu hỏa là hình ảnh bữa tiệc được bày trên sàn, cũng chia mâm như bày cỗ giữa sân đình. Chỉ có điều cái "sân đình" này đang rập rình trong tiếng bánh con tàu lướt trên thanh ray và trong cả tiếng nhạc sôi động phát ra từ chiếc loa góc toa tàu. Các thực khách thì khỏi nói, thoải mái ăn uống, chuyện trò rôm rả và cả hát karaoke. Có lẽ đây sẽ là chuyến đi ấn tượng không thể quên đối với các hành khách này.
Nếu không có những dòng chia sẻ về các hình ảnh, clip này, chắc chắn nhiều người sẽ ngỡ đây là hình ảnh của đường sắt nước ngoài, hoặc chỉ là một hình thức kinh doanh dịch vụ mới trên mô hình toa tàu, hay trên toa tàu cũ cải tạo như một số quán cà phê vẫn làm.
Thực ra, đây là đoàn tàu thuê bao nguyên chuyến của một công ty để phục vụ CBCNV và gia đình đi du lịch Đà Nẵng. Yêu cầu của công ty này là có 2 toa xe cộng đồng, một toa dành riêng cho trẻ em vui chơi, một toa dành để sinh hoạt, giao lưu chung cho cả đoàn.
Theo một nhân viên đường sắt, để thực hiện yêu cầu này, Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội đã phải chọn lựa các toa xe có chất lượng tốt, tháo các ghế ngồi và trang thiết bị nội thất, đồng thời trang trí, sắp đặt các thiết bị mới như khách hàng yêu cầu.
Hình thức toa xe cộng đồng này không phải dịch vụ mới của đường sắt mà đã được đường sắt thực hiện cách đây 2-3 năm. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà đường sắt sẽ bố trí, phục vụ. Có khách hàng yêu cầu toa xe trống hoàn toàn để tổ chức các sự kiện; Có khách hàng chỉ cần thuê nguyên toa hàng ăn để tổ chức tiệc buffet, có cả nhạc để nhảy đầm như nhà hàng 3 sao... Tuy nhiên, lượng khách đặt hàng như vậy rất hạn chế.
Phải đến bây giờ, khi mà các công ty vận tải đường sắt tham gia tích cực vào chương trình kích cầu du lịch nội địa, thực sự "bắt tay" với các công ty du lịch, lữ hành để đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ "lạ", giá "mềm", các hình ảnh trên mới được chia sẻ rộng rãi, mọi người mới biết đến nhiều hơn.
Sự nhanh nhạy, đổi mới, đáp ứng tối đa yêu cầu khách hàng như hiện nay của đường sắt không gì khác nhằm ngày càng hút được nhiều khách du lịch hơn, tăng doanh thu.
Ảnh 'không đụng hàng' về hàng quán vỉa hè Sài Gòn năm 1991 Thanh niên ngồi ăn sáng trên nắp cống, phụ nữ và trẻ em ngồi xổm dưới lòng đường ăn quà vặt... là những hình ảnh 'hiếm có khó tìm' về hàng quán vỉa hè Sài Gòn năm 1991 do nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe thực hiện. Gánh hủ tiếu trên vỉa hè Sài Gòn năm 1991. Khách hàng thoải mái thưởng thức...