Mùa Euro 2008 cách đây 13 năm, tựa game này hot không kém gì VLTK và bi kịch đau thương của game thủ Việt
Lại một mùa Euro nữa đang diễn ra và thế hệ game thủ ngày trước hẳn không thể quên tựa game đình đám này trong một kỳ Euro 2008.
Thấm thoát đã 13 năm kể từ mùa Euro 2008 diễn ra trên đất Áo và Thụy Sĩ. Thế hệ game thủ ngày ấy từng sống trong một mùa hè sôi động giờ hẳn đã có “một vợ hai con”. Thế nhưng khi mà nhắc lại về tựa game này, có lẽ ít nhiều game thủ Việt sẽ thấy bồi hồi nhớ về những đêm hè ngày đó.
Cái tên đó là Chiến Quốc Online, tựa game được NPH SaigonTel ra mắt vào năm 2008 thực sự đã để lại trong lịch sử làng game Việt một cột mốc đáng nhớ. Thời điểm đó, thị phần game MMORPG tương đối khốc liệt với sự chi phối của MU Online, Võ Lâm Truyền Kỳ… thì sự xuất hiện của Chiến Quốc như một cơn gió lạ, thổi sự tươi mới vào trong dòng game đầy sự cạnh tranh này.
Game thủ yêu thích Chiến Quốc bởi sắc màu Chibi tươi sáng, bởi một cốt truyện tương đối lạ lẫm vào thời kỳ đó. Không Kim Dung, không Tam Quốc… Chiến Quốc đưa game thủ trở lại thời kỳ Chiến Quốc Thất Hùng với sự tranh đoạt lãnh thổ của 7 quốc gia bao gồm Hàn, Ngụy, Sở, Tần, Tề, Triệu và Yên. Nói một cách nôm na thì thời kỳ này xảy ra trước việc Tần Thủy Hoàng thống nhất lãnh thổ Trung Hoa.
Một nội dung mới lạ, một nền tảng đồ họa đầy màu sắc Chibi kết hợp với lối chơi đa dạng tính năng và không hề học hỏi bất kỳ một sản phẩm kiếm hiệp nào trước đó, Chiến Quốc của SaigonTel thực sự đã tạo nên cơn sốt vào thời điểm mùa hè Euro 2008 ấy.
Video đang HOT
Còn nhớ những trận cầu đêm của giải đấu mà Tây Ban Nha lên ngôi cũng là thời điểm máy chủ Chiến Quốc vẫn còn rất rất nhiều người chơi tham gia các hoạt động về đêm.
Thế nhưng, Chiến Quốc cũng giống như bao nhiêu tựa game khác đã bị rơi vào vòng xoáy của cuộc chiến tàn khốc bậc nhất lịch sử game Việt, giai đoạn mà hàng loạt các NPH lẫn nhiều tựa game phải đóng cửa. SaigonTel cũng không nằm ngoài số phận này khi chính thức đóng cửa game vào ngày 10/8/2012.
Một người chơi Chiến Quốc năm xưa tâm sự: ” Còn nhớ những ngày đầu tiên khi SaigonTel ra mắt game Chiến Quốc vào năm 2008, giữa bao rừng game siêu phẩm lúc ấy, mình đã quyết chọn chơi thử Chiến Quốc với phong cách Chibi dễ thương mới lạ. Để rồi đắm chìm trong game với bao nhiêu là nhiệm vụ làm mãi không hết, cùng những ngày chạy tập kích môn phái, phi tặc, hay chỉ đơn giản là online trò chuyện với bạn bè sau 1 ngày làm việc mệt mỏi, đôi lúc lại còn chí choé chia bè chia phái tại chiến trường nữa.
Nhưng… cuộc vui nào rồi cũng đến lúc tàn, khi SaigonTel chính thức đóng cửa game vào ngày 10/8/2012. Khi ấy anh em bạn bè mình cùng bao người chơi Chiến Quốc như ong vỡ tổ, mất nơi để về…”
Vậy đó, Chiến Quốc đã để lại trong lòng game thủ Việt một nỗi nhớ khó nguôi ngoai, nhất là với những người chơi thế hệ 8x và 9x để rồi đọng lại là sự tiếc nuối của một bi kịch đầy đau đớn.
Ngày nay, nhắc tới Chiến Quốc và SaigonTel là nhắc đến sự khắc khoải và mong đợi của những cái tên đình đám một thời như Shaiya, Chiến Quốc… Đó luôn là những kỷ niệm mà có lẽ sẽ không bao giờ có thể tái hiện, thêm một lần nào nữa.
"Thời xưa game ít mà chất, thời nay game nhiều nhưng loạn" - cùng ngẫm về một thời thanh xuân đã qua của thế hệ game thủ 8-9x
Quả thật, ký ức chơi game như thời xưa có lẽ sẽ chẳng bao giờ còn xuất hiện.
Với sự phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp game cũng như eSports trên toàn thế giới, giờ đây, các tựa game xuất hiện ngày một nhiều, thậm chí tới mức "bội thực" dành cho người chơi. Chỉ với duy nhất smartphone cơ bản, ai cũng đều có thể truy cập vào kho tàng game khổng lồ với đầy đủ những cái tên, thể loại, phong cách khác nhau. Nhưng liệu điều ấy có còn mang tới sự hấp dẫn như hồi xưa. Tới mức mà nhiều game thủ thế hệ 8-9x cũng phải bảo nhau rằng: " Thời xưa game ít mà chất, thời nay game nhiều nhưng loạn ".
Chắc chắn, câu nói này cũng có ý đúng của nó. Ở thời điểm hiện tại, số lượng những tựa game "mỳ ăn liền", ra mắt thu lợi rồi đóng cửa chỉ sau thời gian ngắn đã chẳng còn là câu chuyện quá xa lạ.
Hình ảnh những nhóm học sinh, sinh viên tụm năm tụm ba tại các quán cafe với la liệt smartphone cùng nhưng pin sạc di động cũng đã dần trở thành những điều quen thuộc. Tuy nhiên, nếu xét về độ nhiệt huyết, tinh thần game thủ máu lửa thì có lẽ thế hệ thời nay còn phải học hỏi các bậc đàn anh nhiều.
Ngược thời gian trở về quãng thời gian những năm 2000, khi mà giới trẻ Việt Nam chẳng thể có nhiều thú vui giải trí như hiện tại. Vào lúc ấy, game online ra mắt - thứ thỏa mãn sở thích của mọi tầng lớp, mọi khả năng tài chính của giới trẻ. Xin nhấn mạnh rằng ở thời điểm ấy, số lượng các tựa game là cực kỳ ít và thậm chí, khi nhắc tới game mobile, nhiều người còn chỉ liên tưởng ngay tới trò Rắn Săn Mồi vốn rất thịnh hành với các dòng điện thoại Nokia 1100.
Thời đó cũng không có Facebook, càng không có những group trao đổi thông tin như bây giờ. Nhưng đổi lại, đó là những cộng đồng, những diễn đàn rất mạnh mà chỉ sau một lần F5 màn hình thôi, bạn đã có thể thấy thêm cả hàng chục, trăm bình luận mới. Trước đó không lâu, đi "đánh điện tử" trong định nghĩa của nhiều người chính là những trò chơi như Counter Strike, AOE II hay Starcraft, Hero III, còn khi thuật ngữ game online ra đời, những cái tên bên trên dần dần chuyển thành Mu Online, VLTK, Gunbound hay sau này là Audition nữa.
Quả thật, đó là thời điểm các tựa game online ít nhưng mà chất. Nếu như là fan của các dòng game MMORPG, VLTK và Mu Online chắc chắn là mảnh đất thiên đường với bạn. Nêu thích tính cạnh tranh cao hơn, thể hiện rõ kỹ năng người chơi, Gunbound hay Audition sẽ là những lựa chọn phù hợp.
Gần như, mỗi thể loại đều chỉ có từ 2-3 tựa game đình đám, nhưng thế là đủ để thỏa mãn cơn "đói" lúc bấy giờ của các game thủ Việt. Để rồi đó là những mối quan hệ kết nối từ game ra tới ngoài qua các buổi offline, và cả những người nên duyên nhờ game nữa.
Còn nhìn lại làng game bây giờ, rất nhiều thế hệ game thủ 8-9x, những người có lẽ đã quá bận bịu với công việc, cuộc sống hàng ngày cũng chỉ biết thở dài, tiếc nuối một thời thanh xuân đã qua. Có người vẫn chơi game, nhưng có người đành chuyển đam mê từ chơi thành xem các streamer, giải đấu game. Tuy nhiên, đa số đều cảm thấy, thời nay, các tựa game nhiều, đa dạng, đồ họa đẹp nhưng lại có phần "loạn lạc" và nhất là đã không còn lửa đam mê như trước.
Qua thời VLTK, MU Online, làng game Việt ngày càng thiếu vắng những MMORPG chất lượng, đâu là nguyên nhân chính Không phải ngẫu nhiên mà các tựa game MMORPG lại đang dần dần biến mất như thời điểm hiện tại. Đã từng có thời, mỗi khi nhắc tới thuật ngữ game online, hay như nhiều bậc phụ huynh thường dùng là "đánh điện tử", đa phần tất cả đều nghĩ ngay tới những tựa game MMORPG cày cuốc điển hình như Kiếm Thế,...