Mùa đông lạnh giá thế này, nhớ loạt bí quyết đơn giản hết nỗi khó chịu vì ho, ngạt mũi
Vào mùa đông, ngạt mũi, mệt mỏi, cảm cúm là sự khó chịu thường gặp nhất. Vì vậy đừng quên các cách giảm khó chịu sau đây.
Đưng chu quan vơi cam lanh, no co thê dân đên biên chưng nay rôi khô ca đơiĐây chính là nguyên nhân vì sao bạn hay bị cảm lạnh đến vậy8 cách đáng ngạc nhiên ngăn ngừa cảm lạnh ai cũng cần biết
1. Trị nghẹt mũi
- Rửa mũi bằng nước muối: Dùng nước muối sinh lý (hoặc cho 2,25g muối vào 250 ml nước ấm) có thể rửa sạch các chất gây kích ứng như chất nhầy, vi rút và vi khuẩn, làm giảm nồng độ của các chất gây viêm mũi và giảm nghẹt mũi.
- Chườm nóng: Để giảm nghẹt mũi nên thử lấy một chiếc khăn ấm và ẩm chườm lên cánh mũi.
Nếu không khí trong phòng khô, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm không khí, và mở cửa sổ để thông gió trong phòng.
2. Trị ho
Video đang HOT
- Đeo khăn quàng cổ: Khi bị cảm lạnh bạn cần phải giữ ấm cổ. Hãy mặc áo cao cổ, đeo khẩu trang và quàng khăn khi ra ngoài.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước ấm có thể làm loãng và sạch các chất dị ứng trong đường hô hấp và giảm các dị ứng ở đường hô hấp.
Khi ho hoặc hắt hơi, bạn hãy cúi đầu xuống, dùng khăn tay hoặc khăn giấy che mặt.
3. Trị đau họng
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có thể loại bỏ chất nhờn trong họng và giảm đau họng. Do đó, khi bị cảm lạnh bạn hãy súc miệng bằng nước muối.
- Viên ngậm trị cảm cúm: Virus cảm lạnh thường xâm nhập vào cơ thể qua mũi hoặc họng. Dùng viêm ngậm miệng sẽ tiết ra nhiều nước bọt hơn, có thể ức chế vi sinh vật trong họng.
4. Hạ sốt
Nếu bạn không sốt quá 38,5 , hãy lau người bằng nước ấm để hạ sốt. Lấy nước ấm 32-34 độ C lau nách, khuỷu tay, lòng bàn tay, bẹn, tay, lưng và chân của người bệnh. Ngoài ra, để tránh bị nhiễm lạnh không nên lau người hay tắm, rửa quá 20 phút.
Chăm sóc sức khỏe cho gia đình như thế nào vào mùa đông lạnh giá?
Không chỉ giữ ấm cơ thể, mà các thành viên trong gia đình cần được bảo vệ nhiều hơn bằng cách bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Thời tiết lạnh khiến cơ thể con người cũng cần phải được chăm sóc cẩn thận hơn. Bên cạnh việc giữ ấm thì việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cũng rất quan trọng. Các bà nội trợ cần chú ý điều này để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình mình.
Mùa đông rất dễ khiến nhiều người mắc bệnh cúm, viêm xoang, viêm mũi (Ảnh minh họa)
Dễ ốm mùa đông
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những virus phổ biến gây cảm lạnh ở người sinh trưởng và phát triển tốt hơn trong môi trường mát mẻ. Điều này đồng nghĩa với việc vào mùa đông, các loại vi khuẩn, virus gây bệnh có xu hướng chọn mũi thay vì sinh sống trong đường ruột ấm và ẩm ướt.
Thêm vào đó, không khí lạnh cũng khiến hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất ít tế bào bạch cầu hơn, khiến cho các vi khuẩn, virus có thể "tự do" hơn trong việc xâm nhập cơ thể. Nhiệt độ lạnh hơn cũng khiến cho các phản ứng miễn dịch trở nên chậm chạp hơn, đồng thời khiến cơ thể nhạy cảm. Vì vậy, các thành viên trong gia đình cần chủ động bảo vệ sức khỏe, giữ ấm cơ thể để tăng cường sức đề kháng, chống chọi lại sự khắc nghiệt của thời tiết.
Tránh tập thể dục sớm
Tập thể dục quá sớm liệu có phải biện pháp khoa học nâng cao sức khỏe vào mùa đông? Câu trả lời là không! Tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất để tăng cường sức đề kháng. Nhưng không phải thời điểm nào cũng an toàn cho sức khỏe của bạn. Sáng sớm mùa đông là thời điểm nên tránh khi bạn muốn tập thể dục. Nhưng thực tế các chuyên gia đã chỉ ra rằng, tập thể dục quá sớm sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột, các mạch máu sẽ bị co lại, máu lưu thông kém, huyết áp tăng. Điều này dẫn đến quá trình lưu thông máu lên não chậm, thiếu máu não, gây ra nhiều biến chứng như suy giảm chức năng não, mất trí, thậm chí ở mức độ nghiêm trọng còn có thể dẫn đến đột quỵ.
Uống thật nhiều nước
Nước cũng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giúp bảo vệ chống lại sự kiệt sức do nhiệt độ quá nóng trong những tháng hè, cũng như vào mùa đông nước rất cần thiết để đảm bảo giúp cơ thể chống lại cái lạnh. Nên uống từ 6 - 8 ly nước mỗi ngày để giữ nước và luôn luôn giữ cho cơ thể được ấm. Điều này sẽ có lợi ích lớn trong việc tránh cho cơ thể bị giảm nhiệt độ, khiến chúng ta dễ mắc các bệnh hô hấp như ho, sổ mũi hoặc cảm lạnh, nặng hơn là viêm phế quản, viêm phổi.
Bổ sung đầy đủ vitamin
Mùa đông với đặc trưng là ngày ngắn đêm dài nên cơ thể thường ít tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, điều này làm giảm lượng vitamin D trong cơ thể. Đây là một chất thiết yếu có vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ thống miễn dịch và khả năng miễn dịch thích ứng của chúng ta hoạt động tốt. Cả hai hệ miễn dịch này đều rất cần thiết và đều cần mức vitamin D đầy đủ để hoạt động.
Vì vậy, thiếu hụt vitamin D có thể khiến các tế bào miễn dịch không thể phản ứng một cách thích hợp, làm chúng ta dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, vitamin D rất cần thiết cho việc biến đổi thực phẩm thành năng lượng nên nếu thiếu vitamin này, cơ thể sẽ không hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn và kết quả là dẫn đến thiếu năng lượng, gây mệt mỏi.
Mùa hanh khô, vệ sinh tai mũi họng sao cho đúng? Với trẻ nhỏ, tai, mũi, họng là những cơ quan rất dễ tổn thương, do đó việc vệ sinh đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận cao. Vệ sinh tai cho trẻ Hỏi: Dù mới chớm lạnh hanh khô nhưng bé nhà em 1 tuổi đã thấy dấu hiệu ngạt mũi và húng hắng ho. Mong bác sĩ tư vấn cách vệ sinh...