Mua đồ lưu niệm, vô tình sở hữu báu vật 2.000 năm
Sau gần 50 năm, hai cha con người Bỉ mới biết vật lưu niệm mà họ mua về trang trí nhà là báu vật từ “thành phố đã mất” Pompeii.
Theo Ancient Origins, đó là một bức phù điêu bằng đá cẩm thạch tinh tế. Báu vật này không chỉ quý giá bởi niên đại, nơi xuất xứ, mà còn là thứ ghi lại một trong những thảm họa kinh hoàng nhất mà thành phố Pompeii từng đối diện trước khi bị vùi lấp.
Báu vật vô giá “mất tích” ở Pompeii gần 50 năm trước – Ảnh: ANCIENT ORIGINS
Ông Raphael De Temmerman và con trai Geert De Temmerman, cư ngụ ở tỉnh Đông Flanders nước Bỉ, là chủ nhân của báu vật đặc biệt này.
Trong một kỳ nghỉ năm 1975 ở Ý, họ đã mua được bức phù điêu bằng đá cẩm thạch từ một cá nhân không rõ danh tính ở khu vực khá gần Công viên Khảo cổ Pompeii.
Sau đó, khi trở về nước, họ dùng vật lưu niệm tuyệt đẹp này để trang trí nhà.
Video đang HOT
Gần đây, hai cha con quyết định bán ngôi nhà này. Nhưng họ vẫn còn thắc mắc về nguồn gốc của thứ mình mang về gần nửa thế kỷ trước, nên đã tìm đến các chuyên gia.
Điều này đã đưa họ đến Bảo tàng Gallo – La Mã ở TP Tongeren – Bỉ, nơi nguồn gốc thực sự của tác phẩm được tiết lộ đáng kinh ngạc.
Theo ông Bart Demarsin, người đứng đầu về triển lãm ở Bảo tàng Gallo – La Mã, phù điêu quý giá này có niên đại vào khoảng năm 62 sau Công nguyên, mô tả thảm họa động đất trước đó đã khiến một phần đô thành Pompeii sụp đổ.
Theo kết quả kiểm tra, báu vật thuộc về ngôi nhà của một chủ ngân hàng tại thành phổ cổ, nhưng bị mất tích ngày 14-7-1975.
Báu vật này đang được lên kế hoạch để trả lại cho Antiquarium của Pompeii, một bảo tàng nằm trong khuôn viên Công viên Khảo cổ Pompeii.
Trận động đất được khắc họa trong phù điêu được cho là xảy ra vào năm 62 sau Công nguyên, khoảng 5-6 độ, có dư chấn trong vài ngày và đã khiến nhiều công trình sụp đổ.
Người Pompeii đã nhanh chóng chỉnh trang lại đô thành phồn hoa này sau đó. Tuy nhiên, đến năm 79, một thảm họa khủng khiếp hơn từ núi lửa Vesuvius đã vùi lấp toàn bộ thành phố trong tro bụi.
2.000 năm sau, các hiện vật từ Pompeii vẫn không ngừng làm thế giới kinh ngạc.
Thành phố La Mã này được xây dựng bằng những công nghệ tiên tiến đến nỗi cho đến giờ vẫn bền vững, trang trí bằng các tác phẩm nghệ thuật vô cùng tinh tế, có các tiện ích phong phú như nhà tắm nước nóng công cộng, quầy bán thức ăn “take away”…
Báu vật 2.300 năm tuổi bên dưới hầm ngầm La Mã
Nỗ lực khai quật suốt 5 năm bên trong Đồi Palatine ở Rome (Ý) đã hé lộ "kho báu" thời La Mã qua việc phát hiện bức phù điêu làm từ vỏ sò, xà cừ và san hô vào thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai TCN.
Bức phù điêu bên trong phòng tiệc ở tàn tích dinh thự cổ La Mã. Ảnh MIC
Với niên đại ước tính khoảng 2.300 năm, bức phù điêu có chiều dài gần 5 m, vẫn giữ được sắc màu ban đầu và dường như không bị ảnh hưởng bởi thời gian, theo Đài CNN hôm 20.12.
Bức phù điêu mô tả hình ảnh về những dây leo, lá sen, đinh ba, kèn trumpet, mũ giáp và những sinh vật biển trong thần thoại, cũng như cảnh tượng các con tàu bị quái thú nuốt chửng.
Những nghệ nhân thời xưa đã sử dụng xà cừ, san hô, vỏ sò, những mảnh kiếng màu tuyệt đẹp và các mẩu đá cẩm thạch để khắc họa nên bức phù điêu đẹp đẽ, mà sự lộng lẫy của nó vẫn không phai mờ với thời gian.
Nhà khảo cổ học Alfonsina Russo, Giám đốc Công viên Khảo cổ Đấu trường La Mã vốn chịu trách nhiệm khu vực Đồi Palatine, cho hay điều khiến phát hiện trên là vô đối bởi vì hai lý do.
Thứ nhất là mức độ bảo tồn đáng kinh ngạc của bức phù điêu, giúp duy trì hiện trạng qua nhiều thế kỷ, và thứ hai là nội dung khắc họa những cảnh tượng chiến thắng trong các trận chiến trên biển và trên trên đất liền của chủ nhân dinh thự La Mã.
Các nhà khảo cổ học đang tìm cách xác minh phải chăng những vật liệu dùng cho bức phù điêu đến từ Địa Trung Hải hoặc biển Đỏ.
Họ cũng cho rằng một dạng keo thủy tinh màu lam hiếm có bên trên bức họa nhiều khả năng xuất phát từ cổ thành Alexandria của Ai Cập.
Bức phù điêu nằm bên trong một phòng tiệc có diện tích 25 m 2. "Vào thời cổ đại, khi các gia đình quý tộc định cư ở Đồi Palatine, các dinh thự của họ thường xuyên sử dụng những đồ trang trí đắt đỏ nhằm thể hiện đẳng cấp xã hội và sự xa hoa của gia tộc", theo ông Russo chia sẻ với Đài CNN.
Xuất hiện báu vật 25.000 năm 'làm thay đổi dòng thời gian' nhân loại Những báu vật mà các nhà khảo cổ Brazil tìm được là những mặt dây chuyền được chế tác bằng vật liệu lạ, cung cấp dữ liệu đủ khiến nhiều tư liệu lịch sử khảo cổ phải được viết lại. Theo Ancient Origins, phát hiện đặc biệt đến từ hang Santa Elina, nằm ở bang Mato Grosso miền Trung Brazil. Cho đến nay,...