Mùa cốm dẹp ở Phước Quới
Đa số du khách đến Sóc Trăng thường mua cốm dẹp về làm quà. Đặc biệt là khi hương lúa nếp mới phảng phất tỏa khắp các phum sóc,.
Cũng là lúc bà con người Khmer chuẩn bị quết cốm dẹp làm lễ vật cúng trăng, đón Lễ hội Ok-Om-Bok diễn ra vào khoảng Rằm tháng 10 hằng năm. Làng nghề cốm dẹp ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng là một trong những địa phương ở ĐBSCL còn lưu giữ nghề truyền thống này.
Cốm dẹp Phước Quới chuẩn bị được giao đến khách hàng.
Những ngày này, Phước Quới rộn rã từ tờ mờ sáng. Quyện với tiếng chày đều đặn, tiếng tí tách lúa nếp rang trên bếp là hương thơm của những mẻ cốm dẹp mới quết. Phước Quới duy trì nghề quết cốm dẹp với khoảng 40 hộ, vừa góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương vừa giữ gìn nghề truyền thống. Chị Lâm Thị Phuôl, thế hệ thứ tư của một gia đình gắn bó với nghề quết cốm dẹp tại ấp Phước Quới, hiện là chủ cơ sơ sản xuất cốm dẹp với 6 lò rang lúa nếp, 6 cối quết. Chị Phuôl chia sẻ: “Muốn cốm dẹp ngon, lúa nếp phải được chọn kỹ, sau đó đem ngâm, rửa sạch để nếp nở và lấy hạt lép ra. Sau khi để ráo nước mới đem rang với lửa nhỏ vừa, đến lúc có hạt nếp nổ là vừa chín tới, phải đem đi quết ngay. Như vậy cốm quết xong sẽ dẻo, thơm, ngon; hạt cốm bảo quản được lâu và không bị mốc”. Bình quân một tháng cơ sở của chị Phuôl giao gần 20 tấn cốm dẹp, vào ngày lễ số lượng tăng lên, nên phải mua thêm lúa nếp từ các tỉnh Trà Vinh, An Giang.
Vợ chồng chị Thạch Thị Phất quết cốm gia công cho chị Phuôl hơn một tháng nay, cứ 2 giờ sáng là vợ chồng chị cùng với những người khác làm việc đến khoảng 8 giờ là nghỉ, chiều từ 14 giờ đến 18 giờ. Bình quân quết 100kg lúa nếp thu được 60kg cốm nên thu nhập cũng được 180.000-200.000 đồng/người/ngày. Chị Phất nói: “Phụ nữ thì rang nếp và sàng cốm, còn cánh đàn ông thì quết. Mấy năm gần đây cơ sở chị Phuôl đầu tư máy hỗ trợ công đoạn quết cốm, nên nhẹ công hơn mà cốm cũng đẹp hơn. Nhờ công việc này mà gia đình tôi thêm thu nhập”.
Cùng ngụ tại Phước Quới, anh Lâm Văn Mil cho biết: “Gia đình tôi thì chủ yếu lấy công làm lời, tự mua lúa nếp về, cả nhà cùng nhau quết cốm dẹp. ây là nghề truyền thống cho thu nhập ổn định nên gia đình tôi đã gắn bó với nghề này ba thế hệ rồi. Hơn tháng nay, ngày nào cũng có người đến tận nhà lấy hàng, quết ngày nào giao ngày đó. Thời điểm cận lễ hội Ok-Om-Bok, cả nhà thức quết cốm từ 2 giờ sáng, làm đến gần trưa mới đủ hàng giao cho khách, trung bình mỗi ngày cũng làm được hơn 100kg cốm”.
Ông Trương ắc Pháp, Chủ tịch UBND xã Phú Tân, cho biết thêm: “Phước Quới có hơn 80% dân số là đồng bào dân tộc Khmer và ấp có nghề quết cốm dẹp nổi tiếng. Hiện nay trong ấp có 4 cơ sở sản xuất cốm dẹp thu hút hàng trăm lao động địa phương; và gần 40 hộ vẫn giữ nghề quết cốm dẹp. Làng nghề sản xuất quanh năm chứ không chỉ vào mùa lễ hội như trước đây”. Có lẽ đó là vì cốm dẹp Phước Quới còn là món ngon để khách du lịch chọn mua làm quà biếu tặng bạn bè, người thân khi đến với sông nước miền Tây.
Cách làm cốm dẹp chuẩn vị miền Tây Nam Bộ
Cách làm cốm dẹp là công thức làm cốm ngon, bùi, đặc trưng được người dân miền Tây Nam Bộ áp dụng từ nhiều năm nay. Để làm cốm dẹp, bạn thực hiện như sau.
Cách làm cốm dẹp chuẩn vị miền Tây Nam Bộ
Chuẩn bị nguyên liệu làm cốm dẹp gồm có:
Cốm tươi: 300 gram
Video đang HOT
Cốm tươi - cách làm cốm dẹp ngon
Cùi dừa bánh tẻ: 1 quả
Dừa tươi - cách làm cốm dẹp trộn dừa
Đường kính trắng: 4 muỗng canh
Muối ăn: thìa cà phê
Cách làm cốm dẹp trộn dừa ngon như sau:
Bước 1: Làm nước cốt dừa.
Nạo dừa thành sợi nhỏ. Chia dừa đã nạo làm 3 phần sau đó để riêng 1/3 chỗ dừa sợi ra bát. Lưu ý nên dung nạo sợi cho đẹp chứ không nên dùng bàn nạo, dừa sẽ bị vụn mà không ngon.
Vắt nước cốt dừa - cốm dẹp trộn dừa
2/3 chỗ dừa đã nạo còn lại, bạn cho vào máy xay sinh tố cùng với 0,3 lít nước ấm rồi xay nhuyễn. Tiếp theo, đổ phần hỗn hợp đó ra túi lọc hoặc rây lọc và vắt kỹ để lấy nước cốt. Phần bã dừa bạn giữ nguyên, không nên bỏ đi.
Bước 2: Nấu nước cốt dừa.
Hòa tan 3 muỗng canh đường kính trắng và thìa cà phê muối với phần nước cốt dừa rồi cho vào nồi. Bắc nồi lên bếp đun đến khi hỗn hợp sôi lăn tăn, khuấy thật đều tay rồi tắt bếp để nước cốt dừa cho nguội.
Nấu nước cốt dừa
Bước 3: Trộn cốm với nước cốt dừa
Rửa cốm: Cốm dẹp ta đem rửa qua nước cho sạch rồi để ráo nước. Để cốm không bị nhão và bết dính bạn không nên rửa quá lâu hoặc ngâm cốm.
Rửa sạch cốm - cách làm cốm dẹp trộn dừa
Trộn cốm với nước cốt dừa: Bạn cho cốm dẹp ra khay và dàn đều 1 lượt mỏng. Sau đó dùng thìa hoặc dĩa dàn đều cho các hạt cốm được tơi và không dính vào nhau thành mảng.
Lưu ý: Chọn khay rộng để cho cốm mau ráo nước và không kết dính vào nhau.
Dùng muỗng rưới từ từ nước cốt dừa vào khay và trộn đều tay cho cốm thấm đều nước nhưng tránh để bị nhão. Để yên khoảng 10 phút cho cốm ngấm nước cốt dừa và nở ra.
Dàn đều cốm ra khay - cách làm cốm dẹp ngon
Sau thời gian ủ cốm, bạn kiểm tra lại bằng tay và mắt. Nếu cốm khô bạn tiếp tục cho nước cốt dừa vào và để yên khoảng 10 phút nữa cho cốm ngấm đến vừa vị béo và ngọt.
Bước 4: Làm cốm dẹp
Cho vào 1 chiếc tô to phần cốm đã trộn nước cốt dừa dừa nạo sợi bã dừa. Dùng thìa và đũa trộn cho thật đều.
Mang bao tay, trộn đều 1 muỗng canh đường còn lại thật kỹ với cốm. Viên cốm lại thành những viên tròn nhỏ vừa ăn sau đó xếp cốm ra khay/đĩa. Nếu vào mùa sen, bạn có thể bày các viên cốm lên lá sen.
Trộn cốm dẹp với dừa - cốm dẹp trộn dừa
Yêu cầu của món cốm dẹp
Cốm dẹp rất dễ làm nhưng cũng rất dễ không đạt yêu cầu nếu bạn không làm đúng. Bởi vậy khi thực hiện món này, bạn cần đảm bảo:
Không rửa cốm quá kỹ để tránh cốm bị ngấm nước lã, nhão nước, bết cốm.
Chỉ trộn cốm với một lượng nước cốt dừa vừa đủ, không tham quá để tránh món cốm bị nhão, ngậy.
Cách làm cốm dẹp chuẩn vị miền Tây Nam Bộ - cach lam com dep
Viên cốm được viên đều tay, đảm bảo dừa sợi và hạt cốm quện đều với nhau.
Nếu không phải là mùa cốm, bạn có thể làm cốm dẹp từ cốm khô. Khi sử dụng cốm khô, bạn cần đảm bảo thời gian ngâm cốm vừa đủ. Tốt nhất trong quá trình ngâm, bạn cần kiểm tra liên tục để đảm bảo độ mềm của hạt cốm.
Cách làm cốm dẹp trên đây đã được rất nhiều các cửa hàng, quán ăn áp dụng thực hiện. Bởi thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vào "chất lượng" của món cốm khi áp dụng theo công thức này nhé.
Quý cô Hà Nội mách cách làm 4 món tuyệt ngon từ cốm Mỗi món cốm đều có hương vị thơm ngon riêng khiến bất cứ ai cũng thích thú khi thưởng thức. Là một người yêu thích nấu ăn nên ngoài các bữa cơm gia đình, chị Thu Phương (39 tuổi, Hà Nội) còn làm nhiều món ăn vặt cho gia đình. Hà Nội vào thu mát mẻ, chị Phương lại bắt tay vào làm...