Mua cải thảo nên chọn cây xanh hay trắng, người trồng mách đừng có mua nhầm
Hóa ra, cải thảo có màu trắng và xanh có sự khác nhau về hương vị.
Cải thảo là một trong những loại rau được yêu thích vì nó có thể làm được món kim chi thần thánh mà hầu hết mọi người đều mê. Ngoài ra cải thảo có thể đem cuộn thịt hấp, nấu canh, xào đều được. Không chỉ thế, cải thảo cũng rất bổ dưỡng.
Các vitamin và các chất dinh dưỡng khác nhau có trong cải thảo có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể con người, ăn cải thảo nhiều hơn trong thời tiết hanh khô của mùa đông sẽ rất tốt cho làn da.
Thông thường khi đi chợ, chúng ta thường thấy nhiều cải thảo có màu trắng nhưng cũng có những cây cải thảo màu xanh. Vậy nên chọn cây xanh hay trắng? Người trồng cây đã mách hai loại này khác nhau và cẩn thận khéo nhầm lẫn khi mua.
1. Thời gian trưởng thành khác nhau
Cải thảo màu trắng thường được bán vào đầu mùa sớm hơn cải thảo màu xanh. So với cây cải thảo lá trắng thì cây cải thảo lá xanh sẽ mất nhiều thời gian hơn một chút để trường thành nên nó được bán muộn hơn.
2. Thời gian bảo quản khác nhau
Hàm lượng nước trong cây cải thảo vàng và xanh khác nhau nên thời gian giữ tươi của hai loại này cũng khác nhau. Cải thảo lá trắng chứa nhiều nước hơn, vì thế hiện tượng thối rữa và hư hỏng sẽ xảy ra nhiều hơn. Hạn sử dụng của loại cải thảo trắng này tương đối ngắn, thường là 10 ngày đến nửa tháng. Do đó, nếu mua cải thảo trắng cần ăn càng sớm càng tốt, để lâu sẽ hỏng.
Cải thảo xanh chứa ít nước hơn nên thời gian bảo quản lâu hơn. Nếu bảo quản nó đúng cách, thời gian sử dụng lên đến 4-5 tháng. Vào mùa đông bạn có thể yên tâm mua chúng để dùng lâu trong nhà.
3. Hương vị khác biệt
Hai rau này tuy cùng một loại nhưng lại có hượng vị khác nhau. Mùi vị của cải thảo trắng và xanh khác nhau do hàm lượng nước của chúng khác biệt. Cải thảo trắng chứa nhiều nước hơn nhưng lại chứa một lượng nhỏ chất xơ thô nên có vị mềm hơn. Có rất nhiều cách để chế biến món cải thảo này như xào, trộn dấm, … Tóm lại là ăn vừa miệng hơn cả.
Cải thảo có màu xanh lá cây xen lẫn màu trắng chứa ít nước và nhiều sợi thô hơn nên có độ dai chắc hơn. Nó thường sử dụng để nấu canh hay các món hầm với xương…
Như vậy, do cải thảo xanh và trắng có hương vị khác nhau nên khi mua bạn hãy chọn theo mục đích nấu ăn nhé! Nếu chọn đúng loại để nấu đúng món ăn thì sẽ rất ngon.
Tham khảo thêm 1 vài cách làm món ăn từ cải thảo:
1. CẢI THẢO CUỘN THỊT
Chuẩn bị:
- Thịt heo xay nhỏ, 1-2 cây cải thảo non (chọn cây lá xanh), rượu nấu ăn, nước tương nhạt, tiêu trắng, dầu hào, tương ớt, tinh bột nước (một ít tinh bột ngô hòa với chút nước), cà rốt, nấm hương tươi, muối, dầu ăn, hành lá thái nhỏ, tỏi băm
Cách làm:
Cho thịt xay vào bát, thêm một thìa rượu nấu ăn, một thìa nước tương nhạt, một thìa dầu hào, một thìa tiêu trắng, một thìa muối, một thìa dầu ăn, đảo đều theo một chiều để thịt ngấm đều gia vị.
Nấm hương tươi, cà rốt rửa sạch, băm nhỏ. Cho vào bát thịt, trộn đều.
Video đang HOT
Cải thảo tách từng lá ra, rửa sạch. Đun sôi nồi nước, cho cải thảo vào luộc sơ 3 phút rồi vớt ra để nguội.
Khi cải thảo nguội, trải lá ra đĩa, sau đó múc ít thịt vào, cuộn lá cải thảo lại, để ra đĩa. Làm lần lượt cho đến hết.
Đun sôi nước trong nồi, cho đĩa cải thảo cuộn thịt vào, hấp trong 20 phút là thịt chín.
Cho tỏi băm vào phi thơm với chút dầu ăn, sau đó cho 1 thìa tương ớt, 1 thìa nước tương nhạt, một thìa dầu hào, một ít tinh bột nước, một ít muối (vừa đủ), nấu cho đến khi nước sốt sệt lại. Nếu thích ăn cay bạn có thể cho thêm ít ớt vào, nếu không có thể bỏ ớt.
Rưới nước sốt lên đĩa cải thảo cuộn thịt, rồi dọn lên bàn ăn và thưởng thức khi đang còn nóng! Rắc ít hành lá thái nhỏ cho thơm và đẹp mắt.
Món cải thảo cuộn thịt sốt kiểu này đảm bảo cả nhà nhìn thấy sẽ ăn ngay lập tức, chẳng còn ai chê nhạt nhẽo nữa!
2. KIM CHI CẢI THẢO
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
Làm khoảng 3.5kg kim chi cải thảo:
– Cải thảo 3kg
– Muối 70 gram
Nước sốt:
– 2 cốc nước, 2 muỗng canh bột gạo nếp
– 2 muỗng canh đường nâu hoặc trắng
Rau:
– 2 củ cải trắng, 1 củ cà rốt
– 7 đến 8 củ hành lá thái nhỏ, Hẹ thái nhỏ
Gia vị:
– 1 củ tỏi băm nhỏ, 2 muỗng cà phê
– 1 chén nước mắm, 2 chén bột ớt cay, tôm muối lên men
Dụng cụ cần có:
- Con dao, bát trộn lớn, găng tay chuẩn bị thức ăn, hộp đựng
Bước 2: Ngâm cải thảo với muối
Cắt cải thảo làm thành 4 phần đều nhau theo chiều dọc, sau đó cho vào chậu nước lớn rửa làm cho cải ướt.
Rắc muối giữa các lá bằng cách lấy từng chiếc lá cải thảo rồi xoa muối lên. Sử dụng nhiều muối gần với thân cây và nơi lá dày hơn.
Để trong khoảng 2 giờ. Thi thoảng bạn có thể múc một ít nước mặn từ đáy chậu lên trên đỉnh để cải thảo được ngấm kỹ hơn nếu bạn muốn.
Sau 2 giờ rửa cải thảo bằng nước sạch một lần nữa để loại bỏ muối và bụi bẩn. Khi bạn rửa, chia đôi các phần dọc theo các khe bạn cắt trước đó. Cắt bỏ lõi và đặt chúng vào lưới lọc để ráo nước.
Bước 3: Làm nước sốt kim chi
Kết hợp 2 cốc nước và 2 muỗng canh bột gạo nếp cho vào một nồi nhỏ. Trộn đều bằng thìa gỗ và đun lên trong khoảng 10 phút cho đến khi bắt đầu nổi bong bóng. Thêm đường và nấu khuấy đều thêm 1 phút nữa. Sau đó tắt bếp để nguội.
Đổ nước số vào một tô lớn. Thêm tỏi, gừng, hành tây, nước mắm, tôm muối lên men và bột ớt cay. Trộn đều bằng thìa gỗ cho đến khi hỗn hợp biến thành một hỗn hợp sệt.
Thêm củ cải, cà rốt và hành lá, cộng với rau hẹ trộn đều.
Bước 4: Phết sốt lên cải thảo
Cho hỗn hợp nước sốt phết đều trên mỗi lá cải thảo, xoa đều cho cải thảo ngấm gia vị và cho vào lọ, hộp nhựa của bạn.
Bước 5: Lên men
Kim chi sẽ bắt đầu lên men một hoặc hai ngày ở nhiệt độ phòng, tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm trong phòng của bạn. Càng ấm và càng ẩm, kim chi sẽ lên men càng nhanh. Một khi nó bắt đầu lên men, nó sẽ có mùi và vị chua, và ấn vào đầu kim chi bằng một cái muỗng sẽ giải phóng bong bóng từ bên dưới.
Khi kim chi bắt đầu lên men, lưu trữ trong tủ lạnh để sử dụng khi cần thiết. Điều này làm chậm quá trình lên men, sẽ làm cho kim chi đỡ chua hơn khi thời gian trôi qua.
Lưu ý khi làm kim chi cải thảo:
- Muối: Sử dụng muối không chứa iốt và các chất chống đóng bánh, có thể ức chế quá trình lên men.
- Nước: Nước clo có thể ức chế quá trình lên men, vì vậy hãy sử dụng nước suối, nước cất hoặc nước lọc nếu có thể.
- Hương vị hải sản: Hải sản mang đến cho kim chi hương vị khác lạ và ngon hơn. Có thể sử dụng nước mắm, mắm tôm, hàu và các loại hải sản khác kết hợp cùng.
- Bảo quản: Kim chi có thể được làm lạnh đến vài tháng. Sử dụng dụng cụ sạch mỗi lần để chiết kim chi từ bình.
Món kim chi cải thảo khi hoàn thành xong sẽ có một hương vị vô cùng đặc trưng và ấn tượng, chúc bạn thành công với cách làm đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà của món ngon này.
Cách trồng loại rau đặc trưng của Hàn Quốc lớn như thổi, chồng con thích thú
Cải thảo ưa sáng, sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 23-25 độ C, rất phù hợp với khí hậu Việt Nam.
Cải thảo là loại rau quen thuộc trong các bữa ăn của các gia đình Việt, cũng là thứ rau không thể thiếu để làm ra món kim chi ngon trứ danh của Hàn Quốc. Hiện nay, rau không được đảm bảo vệ sinh, an toàn vì vậy nhiều chị em chọn cách trồng rau tại nhà vừa an toàn lại thuận tiện. Hơn nữa rau cải thảo rất dễ trồng, không quá kén đất và thời gian sinh trưởng ngắn nên có thể trồng trong thùng xốp tại nhà.
Sau đây sẽ hướng dẫn chị em trồng rau cải thảo trong thùng xốp:
Cải thảo ưa sáng, sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 23-25 độ C, rất phù hợp với khí hậu Việt Nam. Thông thường, rau cải thảo hay được gieo trồng từ tháng 7 đến tháng 4 năm sau để cho năng suất thu hoạch lớn.
Điều đáng chú ý nhất khi trồng cải thảo là phải chuẩn bị được nhiều loại đất khác nhau như: đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất tơi xốp và dễ thoát nước vì cây cải thảo có bộ rễ kém phát triển và ăn nông nên không chịu được hạn hay ngập úng.
Chuẩn bị:
- Thùng xốp có độ cao 30cm;
- Đất trồng: đất sạch đã qua xử lý;
- Hạt giống rau cải thảo;
- Dụng cụ gieo trồng cần thiết.
Thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đất trồng
Trước khi trồng cải thảo 1 tuần, bạn cần làm sạch và xới đất cho tơi xốp. Trộn đất với phân hữu cơ, xơ dừa, tro trấu và phơi đất để diệt hết các loại mầm bệnh. Bón lót thêm phân chuồng, super lân, kali sunfat với đất.
Bước 2: Chuẩn bị hạt giống
Ngâm hạt giống cải thảo trong nước ấm 50 độ C khoảng 20 phút để diệt hết nấm bệnh và kích thích khả năng nảy mầm.
Bước 3: Gieo hạt
Tưới nước cho ẩm đất, san phẳng và gieo hạt đã được chuẩn bị vào các lỗ nhỏ, khoảng 2 hạt 1 lỗ. Đắp một lớp đất mỏng lên trên và tưới cho ẩm đất mỗi ngày. Đặt thùng xốp ở những nơi có nắng nhẹ, khô thoáng, tưới thúc bằng phân chuồng ủ mục hoặc phân xanh hữu cơ pha loãng. Dùng một lớp màn che thùng xốp để bảo vệ đề phòng mưa, nắng trong 12- 15 ngày đầu.
Bước 4: Chăm sóc
Tưới đậm nước khoảng 5 đến 7 ngày sau đó khoảng 2 ngày tưới 1 lần. Tưới thúc bằng nước phân chuồng ngâm pha loãng. Khi cây có 4-5 lá thật thì chiết ra để cho đều trong thùng, khoảng cách giữa các cây là 25 đến 30 cm.
Cải thảo thuộc loại rau lấy lá, vì vậy không nên bón nhiều phân hóa học, chủ yếu bón phân chuồng hoại mục pha loãng để tưới cho cây. Cứ khoảng 7 đến 12 ngày, tưới phân pha nước sạch một lần. Khi bón phân nên kết hợp cùng công đoạn làm sạch cỏ, vun gốc để cây nhanh phát triển.
Thường xuyên vệ sinh khu vực trồng để phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh.
Bước 5: Thu hoạch
Sau khi gieo trồng, chăm sóc khoảng 2-3 tháng, chúng ta có thể thu hoạch được cải thảo. Dùng dao cắt sát gốc cây. Bạn nên giữ lại phần gốc và đất để nó có thể mọc tiếp lứa khác.
12 loại rau bạn nên trồng trong tháng 11 Tháng 11, thời tiết bắt đầu đã se lạnh với cái lạnh đặc trưng của mùa đông, đôi khi còn kèm theo cả gió mùa khiến nhiều người lo lắng không biết trồng loại rau nào thì thích hợp với kiểu thời tiết này. Dưới đây là danh sách 12 loại rau lý tưởng nên trồng trong tháng 11. 1. Cải thảo Đứng...