Mua bệnh vì ăn rau chưa nấu chín
Đang khỏe mạnh, ăn uống bình thường, thật khủng khiếp khi bỗng nhiên một ngày nào đó bạn phát hiện mình có giun sán trong não, gan, phổi… chỉ vì mê ăn rau.
Ảnh minh họa: Internet
Cùng là nguồn lây nhiễm giun sán, nhưng sau hàng loạt cảnh báo, các món tiết canh, thịt cá chế biến sơ sài đã bị nhiều người tẩy chay thì thói quen ăn rau sống đúng cách vẫn còn bị nhiều người lơ là, xem thường.
Chớ “coi thường” rau sống
Anh Nguyễn Thanh Hoàn 38 tuổi ở Q.Tân Bình, Tp.HCM là người đặc biệt thích ăn rau sống. Bữa ăn của anh có thể thiếu thịt cá nhưng không thể thiếu rau và nhất là rau sống, vì theo như cách anh nói “bữa ăn không có rau xót bụng lắm”.
Vợ anh vẫn hay tự hào cùng hàng xóm về tính dễ nuôi đó của chồng. Nhưng đang yên đang lành thì anh Hoàn bỗng bị đầu đau như búa bổ, mặt thì phù, mắt thì từ mờ dần chuyển sang bị lồi… Đi khám nhiều nơi, anh được chẩn đoán hết bệnh tim, rồi đến đau thận, rồi rối loạn tuần hoàn não… mỗi nơi anh đến khám bác sỹ lại cho một kết quả bệnh khác trước.
Chỉ đến khi được chụp khám mắt, anh mới được phát hiện đang bị ấu trùng sán lợn đóng kén ở mắt và nguồn lây bệnh được cho là do những đĩa rau xanh mướt mát trên mâm cơm của anh mỗi ngày.
Rau trên cạn cũng có bệnh
Đối với rau nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng việc xét nghiệm và phát hiện rất khó khăn, đòi hỏi phải sử dụng nhiều kỹ thuật cao, có nhiều thời gian mà không phải phòng thí nghiệm nào cũng làm được. Nếu chỉ rửa sạch rau hoặc nấu rau chưa chín thì nguy cơ bị nhiễm giun sán gây nên các bệnh như u gan, u não, động kinh, mù mắt, suy tim, sa trực tràng rất cao.
Video đang HOT
PGS. TS. Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm khoa Ký sinh trùng, Đại học Y Hà Nội cho biết nhiều người cho rằng chỉ các loại rau trồng dưới nước mới nhiễm ký sinh trùng. Tuy nhiên, thực tế rau trồng trên cạn cũng bị nhiễm. Đó là do tập quán tưới rau bằng nước thải sinh hoạt gồm nước bẩn từ chất bài tiết của con người, nước vệ sinh từ nhà bếp, nước từ mương ao, cống rãnh nhiễm bẩn…
Không gì bằng ăn chín, uống chín
Trong bối cảnh chất lượng và vệ sinh rau xanh đang bị thả nổi như hiện nay, PGS. TS. Nguyễn Văn Đề cho biết thói quen sử dụng thuốc tím, máy rửa ozon, nano, nước muối… để rửa rau xanh là tốt. Nhưng, nếu rau đã bị nhiễm nhiều vi khuẩn Coliforms, E.Coli hay các ấu trùng giun sán thì dù có rửa dưới vòi nước mạnh cũng chỉ giảm được số lượng chứ không thể hết vi khuẩn.
Nước muối cũng không thể làm sạch rau vì nếu không biết cách pha đúng theo tỷ lệ thì nó không phải là chất diệt khuẩn. Thuốc tím có tác dụng sát khuẩn tốt nhưng hay để lại tồn dư trên rau nên có thể gây bệnh ung thư cho người dùng.
Phương pháp sục ôzon, nano nghe qua có vẻ tân tiến, hiện đại nhưng hiện vẫn chưa có cơ sở khoa học chứng minh là có khả năng diệt được khuẩn.
Chính vì những lý do đó mà phương pháp “cổ truyền” ăn chín-uống sôi vẫn là cách bảo vệ sức khỏe an toàn nhất hiện nay mà mọi người có thể yên tâm áp dụng.
Cách sử dụng rau sống an toàn
PGS.TS. Nguyễn Văn Đề cho biết, để hạn chế “bệnh vào từ miệng” khi dùng rau sống, mọi người nên lưu ý:
- Chỉ nên chọn các loại rau xanh tại các của hàng rau sạch, rau có kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng.
- Tận dụng những chậu đất quanh nhà, khoảng đất trống trong vườn để trồng rau xanh an toàn cho gia đình.
- Không nên chon những loại rau có màu sắc xanh mướt mỡ mang bất thường, vì đó là dấu hiệu bón nhiều phân đạm.
- Không nên sử dụng rau có dấu hiệu ngả màu vàng úa vì chúng đã bắt đầu hỏng cần phải loại toàn bộ. Không nên nhặt những lá rau tươi còn lại để sử dụng, rất có thể vi khuẩn từ rau hỏng đã xâm nhập sang mà bằng mắt thường bạn không thấy được.
- Rửa nhiều nước sạch nhất là rửa trực tiếp từng lá một dưới vòi nước là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất bám trên rau.
Theo SKGD
Hãi hùng ấu trùng, giun, sán 'tung tăng' trong cơ thể
Ngay giữa thủ đô nhưng vẫn có không ít người mắc những thứ bệnh "quý hiếm" chỉ vì ăn bẩn, ở bẩn. Nhiều ca bệnh khiến các bác sỹ phát hoảng. Một điều đáng sợ là những con ấu trùng, sán, giun có nguồn gốc từ phân, thịt động vật đó đã chui vào cơ thể người qua đường ăn uống (các loại thực phẩm như rau sống, tiết canh, gỏi cá...) hay do tiếp xúc trực tiếp qua da.
Sán lá gan làm tổ trong "của quý'
Bác sĩ (BS) của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư không tin vào mắt mình khi phát hiện trên "của quý" của một bệnh nhân (BN) nam, 42 tuổi ở Hà Nội có một con sán lá gan. Người đàn ông này bỗng xuất hiện khối u nhỏ ở "của quý", vợ tưởng chồng bị lậu đã đến BV Phụ sản T.Ư khám và điều trị thuốc nhưng không khỏi. Sau đó, đi khám tại phòng khám tư thì BN được chẩn đoán u nang và chỉ định cắt đốt điện. Sau điều trị vẫn thấy ngứa, vướng, thành dương vật nổi cộm cứng dưới da.
Giun bò loằng ngoằng dưới da ở mí mắt.
Một người bạn mách nên đến khám tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư vì nghi có con gì ký sinh trong đó. Tại đây, các BS phát hiện có một vật dài 2cm, nhỏ mỏng dưới da ở gần bao quy đầu và chẩn đoán theo dõi ký sinh trùng dưới da. Sau đó, BN đã được phẫu thuật cắt khối u. Phẫu tích khối u thấy có một ký sinh trùng dài khoảng 2cm dẹt, đường kính 1mm màu vàng trong, phần đầu cắm chặt vào vật hang. Mẫu vật được xác định là con sán dẹt có hình lá, màu hồng nhạt, hơi khô cứng, kích thước 18mm x 1mm x 5mm, hình thể là sán lá gan nhỏ.
Đây là một loài sán lá gan nhỏ gây bệnh trên người hay gặp ở những người có thói quen ăn gỏi cá sống. Bình thường, bệnh hay gây tổn thương vùng gan và có thể gây ung thư gan. Song với trường hợp người đàn ông này, sau khi ăn cá sống, sán lá gan vào cơ thể qua đường tiêu hóa và chu du xuống làm tổ ở "của quý". Đây là một ca bệnh rất hy hữu.
Giun đũa chó ẩn nấp trong não
BV Nhiệt đới T.Ư mới tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi bị viêm não do ấu trùng giun từ món nem chua. Theo người nhà BN, sau nhiều ngày sốt, buồn nôn, đau đầu, bệnh nhân rơi vào trạng thái lơ mơ. BV tỉnh nghi ngờ bị viêm não nên đưa BN ra tuyến trung ương. Sau khi tiến hành các xét nghiệm, bác sĩ (BS) cho biết BN bị viêm não do giun đũa chó. Người nhà của bệnh nhi mới nhớ ra trước khi bị ốm, BN có ăn nem chua với rau sống. BS nghi ngờ ấu trùng của giun đũa chó có trong các thức ăn chưa được nấu chín đã theo đường ăn uống chui vào cơ thể rồi di trú ở não.
Thông thường, giun đũa chó sống ký sinh và phát triển trong ruột chó, mèo. Trứng theo phân ra ngoài, người nuốt phải trứng do vuốt ve hay ôm chó, mèo hoặc chó, mèo phóng uế bừa bãi làm phát tán trứng trong môi trường. Khi vào cơ thể người, ấu trùng giun theo đường máu chu du đến khắp nơi như não, mắt, gan, phổi... và gây bệnh. Thói quen ăn rau sống với các thực phẩm chưa nấu chín như nem chua, chạo, tiết canh... là cơ hội cho các ấu trùng tấn công vào cơ thể người.
Giun bò loằng ngoằng dưới da
Các BS BV Da liễu T.Ư gần đây cũng tiếp nhận nhiều BN vào viện khi thấy xuất hiện các đường gân lạ nổi lên ở cổ tay, cổ chân, lưng, bụng cùng với triệu chứng ngứa ngáy. Các BN khi đến khám BS đều rất hoảng hốt vì thấy có các hình lạ trên da và có thể thay đổi hình dáng lúc thẳng, lúc cong. BS khám và kết luận các BN đó bị chứng bệnh giun xoắn, một loại ấu trùng chui vào da qua vết thương hở.
Theo BS BV Da liễu Trung ương, những năm trở lại đây, nhiều BN ở Hà Nội bị ấu trùng di chuyển dưới da. Có BN bị ấu trùng tấn công lên môi khiến môi sưng vù với những vết gờ thay đổi hình thù liên tục. Ấu trùng thường có trong phân chó, mèo, khi chất thải này ra ngoài môi trường, ấu trùng không chết mà lan tỏa trong đất. Nếu gặp người có da tay, da chân bị thương, chúng sẽ tự chui vào. Vùng dễ bị nhiễm ấu trùng nhất là bàn chân, bàn tay, vùng da dưới chân hoặc mông nếu có tiếp xúc trực tiếp với vùng đất ẩm.
Biểu hiện đầu tiên của bệnh là nổi mẩn, gây ngứa dưới da. Ấu trùng di chuyển đến đâu thì gây ngứa đến đó. Nếu người bệnh chú ý sẽ thấy rõ sự di chuyển của chúng. Khi phát hiện bị nhiễm ấu trùng di chuyển, người bệnh chỉ cần uống thuốc giun là ấu trùng sẽ chết. Nhiều trường hợp ấu trùng sẽ tự bị cơ thể tiêu diệt và biến mất.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Mất mạng do ăn tái, sống Nhiều người có thói quen ăn các món tái, sống một cách cẩu thả mà không biết rằng nguy cơ các ấu trùng, giun sán... thâm nhập dẫn đến nguy kịch, thậm chí mất mạng. Giun lươn bò lổn nhổn dưới da do ăn hải sản tái, sống - Ảnh: T.L Ngon miệng, hại mạng! Tháng 6 vừa qua, Bệnh viện (BV) Nhiệt...