Mua bán nhà – Câu chuyện “may nhờ rủi chịu”?
Mua bán nhà đất là việc quan trọng đối với bất cứ ai, bởi giá trị bất động sản không hề nhỏ. Những rủi ro, rắc rối trong quá trình mua bán, là điều không ai muốn, lại xảy ra với không ít người. Phương án để có thể khiến bên mua và bên bán yên tâm chính là thẩm định pháp lý an toàn cho nhà đất trước khi giao dịch.
Muôn nẻo nỗi lo mua bán nhà
Anh Bách là một chuyên viên lập trình. Ở tuổi 40, vợ chồng anh quyết tâm mua nhà để chấm dứt “kiếp ở thuê”. Lần đầu mua nhà, lại mua từ một phụ nữ lớn tuổi và trí thức ở quận 8, vợ chồng anh Bách rất yên tâm, tin tưởng giao tiền 90% và hẹn rằng khi nào xong xuôi thủ tục sang tên, thì sẽ trả nốt 10% còn lại. Không ngờ, người bán chỉ là vợ sau của người chồng đã mất, nên căn nhà bị các con riêng của chồng tranh chấp. Không chỉ vậy, do chủ nhà tự ý xây cất lấn chiếm không gian công cộng, nên nhà không được hoàn công. Vợ chồng anh Bách phải mất hơn 2 năm, từ giải quyết vướng mắc tranh chấp, đến sửa chữa nhà theo đúng theo giấy phép xây dựng; cuối cùng, cũng được đứng tên trên giấy tờ nhà. Khi trả nốt 10% còn lại cho chủ nhà, số tiền bị quy theo giá vàng, nên vợ chồng anh Bách càng lỗ nặng.
Mua nhà đã thế, nhưng bán nhà cũng không đồng nghĩa với việc gia chủ “nắm đằng chuôi”. Chị Thu Trang (Quận Bình Thạnh) tin đăng trao bán nhà trên các trang mạng. Sau nhiều lần tiếp khách xem nhà, chị chán nản nhận ra họ không có ý định mua thật, chỉ đến xem và sau đó lại dẫn người khác đến. Quá mệt mỏi, chị chia sẻ với chị tổ trưởng khu phố, chị này lại dẫn đến một anh xe ôm trước hẻm, kiêm làm thêm việc giới thiệu mua bán nhà.
“Ảnh có nhiều mối lắm, em yên tâm, giúp em bán nhanh nè”. Đúng là anh có nhiều mối thật, anh dẫn cả chục khách đến xem nhà, nhưng toàn chê bai và trả giá rất thấp. Phần vì liên tục bị khách chê “nhà xấu giá cao”, phần vì áp lực cần tiền, chị chấp nhận giảm giá 200 triệu để bán nhanh. Đến khi ra công chứng, chị mới vỡ lẽ, người mua đồng ý mua với giá cao hơn đến gần 300 triệu. Lúc này, chị mới biết anh xe ôm cho hàng loạt người đóng giả đi mua nhà, đến chê bai để ép giá. Khi chị Trang đồng ý giảm giá thì anh “đạo diễn” mới đưa người mua thật đến. Không chỉ chị Trang cay đắng vì phải trả giá quá đắt cho “quả lừa”, mà người mua cũng hoang mang không biết mình mua có bị hớ giá hay không.
Đừng đặt tài sản cả đời vào may rủi
Với người mua bán nhà lần đầu, 98% gặp phải rắc rối. Đa số người dân đều không hình dung được những rủi ro đó, cho đến khi bản thân gặp phải, họ mới ngậm ngùi. Tuy vậy, đó chỉ là một vài bài học đau thương trong rất nhiều rủi ro, rắc rối có thể xảy ra. Việc người mua, người bán nhà bình thường; vốn không phải là dân đầu tư chuyên nghiệp, không có hiểu biết và kinh nghiệm, là điều dễ hiểu. Bởi không phải ai cũng có nhiều tài sản để trải qua nhiều lần mua bán. Để tránh rủi ro cho tài sản lớn nhất của cả đời, cần lắm sự thẩm định an toàn từ các chuyên gia chuyên nghiệp.
Luật sư Nguyễn Hoàng Phúc (Luật sư đoàn TP. HCM) cho biết: “Thẩm định là việc rất cần thiết để xác định bất động sản sạch, an toàn và sẵn sàng để giao dịch. Điều này giúp người mua tránh được các rủi ro: nhà không chính chủ, nhà bị tranh chấp, sổ hồng giả, một sổ hồng bán cho nhiều người… Nếu chưa tìm hiểu kỹ mà đã vội vàng đặt cọc thì hoặc sẽ phải chấp nhận mất cọc, hoặc sẽ vướng thưa kiện kéo dài, mệt mỏi”.
Video đang HOT
Để thẩm định đầy đủ một bất động sản, cần phối hợp nhiều chuyên gia: Luật sư, chuyên gia tài chính; chuyên viên bất động sản; diễn ra trên nhiều cấp độ: ngay chính căn nhà, tại các ban ngành quản lý (địa chính phường, nhà đất quận, Sở Tài nguyên Môi trường), tại các đơn vị có liên quan (ngân hàng, thuế, tòa án, Sở Xây dựng…).
Anh Đỗ Thanh Phong – Quyền Giám đốc Ngân hàng bán lẻ – Ngân hàng VIB – CN Gò Vấp cho biết: “Việc thẩm định giá rất quan trọng, giúp người mua mua đúng giá trị thực của tài sản, với mức giá được tính trên từng m2 diện tích đất, không chỉ trong hiện tại mà còn tiềm năng tăng giá trong tương lai. Về người bán, việc thẩm định giúp họ đưa giá bán phù hợp, để giúp bán nhanh, bán ngay khi được giá. Điều này rất có ý nghĩa về chi phí cơ hội: cơ hội bán với giá tốt, cơ hội dùng vốn sinh lợi, hoặc cơ hội để tái đầu tư cho một bất động sản khác có tiềm năng hơn. Tóm lại, đó là cơ hội để tối ưu hóa dòng tiền, để tiền đẻ ra tiền”.
Theo chia sẻ của ông Điệp Võ – Phó Tổng Giám đốc công ty dịch vụ BĐS Propzy, đơn vị đang triển khai thẩm định toàn bộ bất động sản đầu vào, để xác định được 2 yếu tố: an toàn và trị giá của nhà bán, cần thực hiện thẩm định đầy đủ 6 hạng mục chính: Xác minh nhà chính chủ, Kiểm tra sổ hồng, Thẩm định giá, Kiểm tra quy hoạch, Xác minh tranh chấp, Kiểm tra hoàn công. Sáu hạng mục này bao gồm hàng chục yếu tố chi tiết, liên quan và tương tác nhiều góc độ với nhau, mà các Luật sư và chuyên viên sẽ cùng nhau thực hiện và đánh giá.
Thẩm định mang lại lợi ích cho cả khách mua, người bán
Rõ ràng, người mua được rất nhiều lợi ích khi mua nhà đã được thẩm định pháp lý an toàn. Với người bán, đa phần luôn chủ quan với suy nghĩ “Người mua lầm, chứ người bán không bao giờ lầm”. Điều này đúng nhưng chưa đủ, vì người bán có thể gặp những rủi ro mà họ hoàn toàn không ngờ đến. Nếu chủ nhà không biết nhà mình đang bị thưa kiện tranh chấp, thì họ sẽ bị đền cọc nếu lỡ nhận cọc từ người mua. Ngoài ra, khi nhà đất vướng giấy tờ pháp lý khiến thì giá nhà bị giảm đáng kể. Nếu luật sư thẩm định đầy đủ, giúp tìm rõ nguyên nhân và đưa ra hướng xử lý các vướng mắc pháp lý, thì giá trị thực của căn nhà sẽ được phục hồi. So với chi phí giải quyết giấy tờ pháp lý, thì chủ nhà được lợi rất nhiều lần với chứng nhận “đã được thẩm định” là nhà sạch, an toàn, sẵn sàng giao dịch.
Để tài sản tích lũy cả đời không rơi vào may rủi, người mua cần tìm đến nhà sạch, “đã được thẩm định pháp lý an toàn”. Phía người bán, cần tìm đến các chuyên gia pháp lý và tài chính để được tư vấn “thẩm định đầy đủ 6 hạng mục”, giúp cho tài sản an toàn hơn, dễ bán hơn, bán đúng giá trị thực của căn nhà và bán ngay khi được giá.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Dở khóc dở cười chuyện mua bán nhà chung giấy
Nhiều hệ lụy khi mua bán nhà nhiều người chung giấy, không chỉ về pháp lý mà cả những tiêu chuẩn an toàn khác.
Thời gian qua, tại khu vực vùng ven TP.HCM , nơi quỹ đất còn nhiều như quận 12, quận 9, huyện Hóc Môn, Nhà Bè... nở rộ tình trạng xây dựng, mua bán nhà chung giấy. Đáng nói là không phải 2-3 người mà có khu lên đến 10 người cùng đứng tên chung một giấy đỏ.
Giá không rẻ vẫn có người mua
Trong vai người đi tìm mua nhà, chúng tôi được nhân viên môi giới bất động sản (BĐS) tên T. dẫn tới một dự án giấy chung có quy mô khá lớn. Khu nhà này ở gần đường Tô Ngọc Vân, phường Thạnh Xuân, quận 12, TP.HCM.
Theo quan sát, các căn nhà ở đây được thiết kế diện tích nhỏ khoảng 20-30 m2/căn, kết cấu một trệt, hai lầu nằm san sát nhau với lối đi chung rộng khoảng 3-4 m.
Theo T., dự án này là của một công ty, các căn nhà cũng đã bán gần hết. T. báo giá căn nhà có diện tích 3,6 x 8 m là 1,6 tỉ đồng, nếu có nội thất thì 1,8 tỉ đồng/căn.
"Có 11 người đứng tên trên giấy hồng. Nếu anh mua thì công ty sẽ công chứng sang tên cho anh đứng trên giấy luôn. Yên tâm mỗi người được cấp một giấy" - T. thuyết phục.
Khi chúng tôi hỏi nếu mua rồi bán lại thì sao, T. cho biết dạng nhà này hiện có hai hình thức bán. Một là ra công chứng sang tên nhưng... phải gọi 10 người đứng tên chung cùng ký đồng ý bán. Hai là bán giấy tay có công chứng lập vi bằng thì không cần 10 người còn lại ký, có thêm bộ giấy tờ tay.
Để chúng tôi yên tâm, T. cho biết cứ ủy quyền cho công ty mua bán bởi theo hợp đồng quy định thì 10 người đứng chung giấy đều phải có trách nhiệm ký tên khi có một người muốn bán nhà.
Cách đó không xa là một khu nhà chung giấy khác đang rao bán. Khu này thì 5-6 người chung giấy, mỗi căn nhà diện tích khoảng 16-20 m2 và có giá 1,2-1,4 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Minh, giám đốc một công ty BĐS, cho hay những căn nhà chung giấy thường được xây hoàn thiện, người mua có thể dọn vào ở ngay. "Nhiều người nghĩ mua nhà giấy riêng thì không đủ tiền, dù giấy chung nhưng cầm giấy họ vẫn an tâm hơn. Tuy nhiên, tính ra nhà dạng này không rẻ vì một mét vuông có giá 50-70 triệu đồng" - ông Minh nhận định.
Dãy nhà có tới 10-11 người chung một giấy đỏ. Ảnh: Q.HUY
Nhiều hệ lụy về sau
Theo luật sư Huỳnh Đức Hữu, Đoàn Luật sư TP.HCM, dạng nhà chung giấy là lách quy định của pháp luật nhưng không thể từ chối cấp phép. Luật cho phép đồng sở hữu, không giới hạn bao nhiêu người được cùng đứng tên trên giấy đỏ. Đồng thời, Luật Xây dựng và các văn bản liên quan cũng không giới hạn một căn nhà được phép xây bao nhiêu phòng, diện tích bao nhiêu nên không có cơ sở để không cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, nếu quản lý chặt thanh tra xây dựng hậu hoàn công thì vẫn có thể không công nhận hoàn công cho những loại nhà này.
Ông Hữu chỉ ra hệ lụy của nhà chung giấy là tài sản chung nên phải được tất cả người đứng chung giấy đồng ý thì một người mới bán được phần của mình. Nếu một trong 10 người có tên trên giấy không ký giấy thì không thể bán được.
"Cuối cùng, người ta có thể buộc phải bán giấy tay trên một tài sản hợp pháp, giao dịch này là trái luật. Nhà có chủ quyền rồi phải ra công chứng sang tên, nếu bán giấy tay là trái luật. Như thế, người mua sau là người bị thiệt hại. Một hệ lụy lớn nữa là khi một người chung giấy gặp rủi ro pháp lý, nợ nần. Ví dụ, người này bị chủ nợ kiện ra tòa, mất khả năng trả nợ, thi hành án chặn lại. Lúc đó các chủ nhà còn lại cũng vạ lây vì muốn bán nhà cũng khó" - luật sư Hữu phân tích.
Trong khi đó, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), nhà chung giấy mọc lên ở các quận, huyện ngoại thành có hai cái chung quan trọng là chung giấy đỏ và chung giấy phép xây dựng. Theo Quyết định 60/2017 của UBND TP.HCM, với diện tích nhỏ như vậy thì không đủ điều kiện tách thửa.
"Mua nhà chung giấy thì người mua bị hạn chế các quyền chủ sở hữu. Muốn thế chấp, giải chấp gì cũng khó. Mua để ở đã phiền mà mua để kinh doanh thì cứ 1-2 tháng lại giao dịch sẽ không dễ gì những người đứng chung giấy chịu ký văn bản chấp thuận" - ông Châu nhắc nhở.
Cạnh đó, ông Châu chỉ ra là với nhà chung giấy thì dạng gây phiền hơn cả là có chung giấy nhưng lại xây trái phép, mua bán giấy tay. Khi đó người mua không có gì trong tay sẽ gánh chịu mọi thiệt thòi nếu xảy ra sự cố.
Nỗi lo cháy nổ
Theo luật sư Huỳnh Đức Hữu, một rủi ro lớn cho các dãy nhà chung giấy là vấn đề PCCC sẽ không an toàn bởi mật độ người ở quá đông trên một diện tích nhỏ. Đáng nói là nếu một khách sạn cần phải có hệ thống báo cháy, thiết bị PCCC thì những nhà chung giấy này, số lượng cư dân cao, nguy cơ cháy nổ cao nhưng lại không có gì để giữ an toàn cháy nổ vì là nhà tư nhân.
Theo Minh Long
Pháp luật TP.HCM
Đấu giá nhà tái định cư: Có lặp lại vết xe đổ? Cách đây vài năm, TPHCM tiên phong trong việc đấu giá nhà tái định cư để giải quyết tình trạng bỏ hoang hàng nghìn căn hộ nhưng... thất bại. Nay, Hà Nội lại đề xuất xin bán đấu giá những căn hộ tái định cư không có người ở. Các chuyên gia cảnh báo khả năng lặp lại "vết xe đổ". Nhà xây...