Mua bán người ‘núp bóng’ nhiều hình thức
Tình trạng mua bán người đang diễn biến phức tạp, nhất là ở tuyến biên giới, với quy mô ngày càng lớn.
Bị cáo Trần Ngọc Muội (phải) và Nguyễn Thị Ly bị TAND TP.Cần Thơ đưa ra xét xử sơ thẩm ngày 18.5 về tội mua bán người – Ảnh: Mai Trâm
Tại hội nghị cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên tuyến biên giới VN – Lào, VN – Campuchia, do Bộ Công an tổ chức gần đây tại TP.Cần Thơ, thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, nhận định tình hình sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng.
Thủ đoạn cũng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, tính chất hoạt động phạm tội xuyên quốc gia và hình thành nhiều đường dây, gây cản trở cho công tác điều tra, khám phá và giải cứu nạn nhân. Tại biên giới VN – Lào, nạn nhân chủ yếu tập trung từ các tỉnh miền Trung đã bị đưa sang Lào làm gái mại dâm hoặc lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các công trường và bị bóc lột sức lao động tại các khu khai thác khoáng sản.
Bọn tội phạm thường dụ dỗ, lừa gạt phụ nữ, trẻ em để đưa vào hoạt động trong các ổ mại dâm trá hình hay đưa đến các mỏ vàng, công trường xây dựng ở Lào để bóc lột sức lao động.
Đại tá Nguyễn Xuân Bắc, Phó cục trưởng Cục Phòng, chống tội phạm ma túy – Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, cũng cho biết các dịch vụ giải trí như vũ trường, sòng bạc, massage phía Campuchia phát triển, kéo theo nhu cầu tuyển nhân viên nữ.
Trong khi đó, một bộ phận phụ nữ ở các tỉnh Tây Nam bộ thiếu việc làm, trình độ thấp đã bị lừa gạt đưa sang Campuchia. Năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, các đơn vị bộ đội biên phòng đã phát hiện trên 1.000 phụ nữ, trẻ em đi khỏi nơi cư trú với lý do “đi làm ăn xa”, nhưng chủ yếu là qua Campuchia và Trung Quốc. “Đây là những nạn nhân tiềm tàng của hoạt động mua bán người. Do vậy, số vụ trên tuyến biên giới VN – Lào, VN – Campuchia trung bình hằng năm chiếm khoảng 6% trên tổng số vụ mua bán người được phát hiện trong toàn quốc”, đại tá Bắc cho biết.
Video đang HOT
Theo đánh giá của Tổng cục Cảnh sát, thời gian qua, tội phạm luôn thay đổi phương thức, thủ đoạn để ép các nạn nhân hoạt động mại dâm, ép làm vợ bất hợp pháp; mua bán người thông qua môi giới hôn nhân bất hợp pháp, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, thông qua hình thức đưa người lao động ra nước ngoài, đi du lịch, tham quan, đẻ thuê, mua bán trẻ sơ sinh… Các đối tượng chủ yếu đưa nạn nhân ra nước ngoài bán (chiếm 90%, trong đó sang Trung Quốc chiếm 70% tổng số vụ).
Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống, tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho rằng cần chú ý thực hiện có hiệu quả Hiệp định song phương về hợp tác phòng, chống tội phạm mua bán người đã được ký kết giữa Chính phủ VN – Lào; VN – Campuchia.
Đặc biệt là tính cấp thiết lập đường dây nóng để trao đổi thông tin giữa Tổng cục Cảnh sát VN với Tổng cục Công an quốc gia Campuchia và Tổng cục Cảnh sát Bộ An ninh Lào nhằm tăng cường mối quan hệ của các nước. Xây dựng cơ chế liên lạc, trao đổi thông tin, điều tra xác minh, truy nã tội phạm, xác định nạn nhân bị mua bán, giải quyết và xử lý đảm bảo kịp thời, chính xác, hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Năm 2014, toàn quốc đã xảy ra 469 vụ mua bán người, liên quan 685 người và 1.031 nạn nhân.
Khoảng trong nửa năm 2015, cả nước phát hiện thêm 200 vụ, liên quan 310 người đã lừa bán 508 nạn nhân.
Đáng lưu ý, theo thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, tình hình hoạt động tội phạm mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em (trong đó có cả trẻ sơ sinh, học sinh) tại các tỉnh biên giới phía bắc cũng diễn ra phức tạp; chỉ riêng 3 tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Lai Châu, 6 tháng đầu năm 2015 đã xảy ra 20 vụ.
Mai Trâm
Theo Thanhnien
Từ nạn nhân thành tội phạm buôn người
Nói Hiền là nạn nhân cũng chưa hẳn đúng bởi lẽ người đàn bà này đã bỏ chồng con để đi lấy chồng Trung Quốc, mong cuộc sống sung sướng hơn. Cuộc sống mới không như mơ, Hiền nghĩ cách kiếm tiền bằng chính những người phụ nữ quê mình.
Vi Thị Hiền trước vành móng ngựa.
Phòng xét xử như rộng hơn khi Vi Thị Hiền (SN 1984, trú tại xã Quang Phong, Quế Phong, Nghệ An) trơ trọi đứng trước vành móng ngựa. Hôm nay, không có người thân nào của Hiền tới tham dự phiên tòa. Các bị hại vì lí do khác nhau cũng không đến.
Hành trình trờ thành tội phạm của Hiền đáng trách hơn là đáng buồn. 18 tuổi, cô sơn nữ có dáng cao to, chắc khỏe ấy đi lấy chồng. Chồng Hiền hơn vợ 1 tuổi, ở cùng bản. Hai đứa con lần lượt ra đời. Cuộc đời có lẽ sẽ êm đềm trôi như bóng mây qua sườn núi nếu như Hiền biết cam chịu như những người phụ nữ quanh năm cúi mặt xuống những nương lúa, nương ngô ở bản làng vùng cao này.
Hiền không muốn phải sống cảnh nghèo nhưng hai vợ chồng làm lụng cùng lắm cũng chỉ đủ ăn. Rồi một hôm tỉnh dậy, chồng Hiền và 2 đứa con ngơ ngác khi vợ đã biến mất cùng mấy bộ quần áo. Người đàn ông bị vợ chê nghèo ấy hiểu rằng, vợ của mình đã đi theo những người khác sang Trung Quốc lấy chồng, mong một cuộc sống sung sướng hơn.
Hiền đi biền biệt mấy năm, đợi cũng chẳng thấy về, anh ta đành đi lấy vợ mới. Cuộc hôn nhân của Hiền tan vỡ đơn giản như thế vì ưng cái bụng thì về ở với nhau chứ đã có cái giấy đăng kí kết hôn nào đâu. Bố đi lấy vợ mới, hai đứa trẻ về sống với ông bà ngoại cùng người cậu hơn mình vài tuổi. Năm 2012, mẹ của Hiền qua đời, bố Hiền gần 60 tuổi cạy cục nuôi thằng con út và hai cháu.
Lại nói về Hiền, bỏ người chồng nghèo ở quê sang Trung Quốc lấy chồng, cuộc sống mới không như mình mơ tưởng. Trong lúc chán nản thì Hiền gặp Vi Thị Ấn, cũng là một người sang Trung Quốc lấy chồng. Ấn rủ Hiền về Việt Nam tìm phụ nữ để bán sang Trung Quốc làm vợ, cứ đưa được một người đi, Ấn sẽ trả cho Hiền 10 triệu đồng. Không chút đắn đo, do dự, Hiền gật đầu đồng ý.
Khi nhắc tới hai đứa con Hiền không mảy may biểu lộ cảm xúc gì.
Hiền và Ấn về quê, tìm gặp những cô gái và cả những phụ nữ đã có chồng, ngọt nhạt rủ rê sang Trung Quốc làm thuê hoặc lấy chồng. Cả hai vẽ ra cuộc sống sung túc, đầy đủ hoặc công việc nhàn nhã với mức lương cao. Choáng ngợp trước viễn cảnh của Ấn và Hiền vẽ ra, có 2 người đồng ý đi sang Trung Quốc.
Ngày 6/1/2015, khi Hiền thuê xe ôm chở 2 nạn nhân xuống TP Vinh thì bị lực lượng Đồn biên phòng Tri Lễ phát hiện và bắt giữ. Riêng Vi Thị Ấn đã kịp bỏ trốn khỏi địa phương, hiện đang bị truy nã.
Tại phiên tòa, Hiền cho rằng, việc mình đưa 2 nạn nhân sang Trung Quốc là để giúp đỡ họ có cuộc sống đỡ vất vả hơn. Hiền không biết làm như vậy là vi phạm pháp luật. Tòa bước vào nghị án, tôi có cuộc trò chuyện ngắn với Hiền, những mong khơi gợi được một lý do nào đấy để biện minh cho hành vi của thị. Thế nhưng, đáp lại là những câu trả lời nhát gừng, thậm chí có phần hờ hững khi Hiền nói về con.
"Hai đứa nhỏ giờ ở với ai?" - "Đứa lớn ở với ông và cậu. Đứa nhỏ bố nó đón về rồi". "Liệu ông còn đủ sức khỏe để nuôi cả con lẫn cháu ăn học không?" - "Không biết". "Giờ đi tù, em lo sợ nhất điều gì?" - "Không biết". "Em không sợ con phải thất học à?" - Im lặng.
"Em có biết chữ không?" - "Không!". "Tại sao hai vợ chồng lại chia tay?". "Không hợp thì bỏ thôi. Em bỏ chồng". "Anh ta đối xử tệ bạc với em à? - "Không. Không hợp thì bỏ", Hiền trả lời rào hoảnh.
Xét thấy Vi Thị Hiền là người dân tộc thiểu số, nhận thức pháp luật hạn chế, phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo, ăn năn hối lỗi nên được hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật. Sau khi cân nhắc, HĐXX tuyên phạt Vi Thị Hiền 6 năm tù. Trong 6 năm đó, liệu người bố năm nay 60 tuổi của Hiền có đủ sức thay con nuôi cháu?
Hoàng Lam
Theo Dantri
Bi kịch của một gái "bán hoa" hết "đát" Tuy sống ở vùng nông thôn Khoái Châu, Hưng Yên nhưng khi bước vào tuổi mười chín, đôi mươi, Hải lớn vổng lên thành một thiếu nữ trắng trẻo, xinh xắn. Không ít chàng trai trong xóm, ngoài làng lượn lờ, trồng "cây si" nhưng Hải vẫn chưa "chấm" ai, bởi cô nghĩ còn trẻ, vội gì. Có lẽ cuộc sống của Hải...