Mua bán ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ sẽ bị phạt cảnh cáo
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Ảnh minh họa
Trong đó, phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ bị phạt đến 30 triệu đồng
Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật; niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ nhưng hình thức, nội dung niêm yết tỷ giá không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Mức phạt trên cũng áp dụng với một trong các hành vi: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Phạt đến 250 triệu đồng hành vi xuất, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt không đúng quy định
Phạt tiền từ 200-250 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh tỷ giá, ngoại hối không đúng quy định của pháp luật; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt không đúng quy định của pháp luật; hoạt động ngoại hối khi không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị tước hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định.
Phạt tiền từ 150-200 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Thực hiện giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng với nhau, giữa tổ chức tín dụng với khách hàng không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, trừ trường hợp quy định; không tuân thủ trạng thái ngoại tệ theo quy định của pháp luật.
Vi phạm một trong các hành vi: Cấp tín dụng hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định; không bán ngoại tệ thu được cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 100-150 triệu đồng.
Phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ với tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý đổi ngoại tệ; không hướng dẫn, kiểm tra đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; làm đại lý đổi ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên không đúng quy định của pháp luật; chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;…
Nghị định có hiệu lực từ ngày 31/12/2019.
Chí Kiên
Theo baochinhphu.vn
'Ông lớn' ngân hàng đồng loạt xin tăng vốn điều lệ
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu phối hợp với Bộ KH&ĐT tháo gỡ vướng mắc về pháp lý để tăng vốn điều lệ cho ngân hàng thương mại nhà nước (trừ các ngân hàng thương mại mua bắt buộc).
Agribank - một trong những "ông lớn" ngân hàng đồng loạt xin tăng vốn điều lệ. ảnh minh hoạ
Đó là kiến nghị được NHNN đưa ra tại hội nghị sơ kết 2 năm triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Quyết định 1058 của Thủ tướng về phê duyệt đề án tái cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 vừa diễn ra.
Theo NHNN, quy mô hệ thống TCTD tăng, tổng tài sản hệ thống TCTD đạt 11,81 triệu tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2018. Số vốn cho vay thị trường đạt 7,61 triệu tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 2018, huy động vốn từ thị trường 1 đạt 8,96 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, việc nâng cao năng lực tài chính thông qua vốn điều lệ của ngân hàng thương mại nhà nước gặp khó khăn. Tổng vốn đầu tư bổ sung cho các ngân hàng này khá lớn để đảm bảo đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel 2 trong khi nguồn lực nhà nước có thể sử dụng được để tăng vốn cho các ngân hàng cũng hạn chế. Việc triển khai cơ cấu lại 3 ngân hàng mua bắt buộc khó khăn, phức tạp chưa có tiền lệ, phải phối hợp chặt chẽ và lấy ý kiến của bộ ngành và phụ thuộc đàm phán với nhà đầu tư.
Trước những vướng mắc này, NHNN kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu phối hợp với Bộ KH&ĐT tháo gỡ vướng mắc về pháp lý để tăng vốn điều lệ cho ngân hàng thương mại nhà nước (trừ các ngân hàng thương mại mua bắt buộc). Tiếp tục các giải pháp xử lý nợ xấu liên quan đến nợ đọng xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước trung ương, địa phương và nợ xấu của DNNN, nợ xấu cho vay theo chương trình dự án chỉ định của Chính phủ.
Ông Phạm Quang Dũng, Thành viên HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), về nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại nhà nước. Để đáp ứng chuẩn mực Basel 2, các NHTM nhà nước như VCB đang thiếu nguồn vốn lớn. Vì vậy, VCB kiến nghị tạo điều kiện cho NHTM nhà nước tăng vốn điều lệ bằng lợi nhuận sau thuế, thặng dư vốn cổ phần và được phát hành thêm. Có cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài, tăng giới hạn của nhà đầu tư nước ngoài.
Đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), mặc dù chủ động phát hành trái phiếu để bổ sung vốn cấp 2 nhưng hiện tại gần hoàn thành quy định tối đa. Nếu không được bổ sung cấp bách, những tháng đầu năm 2020, Agribank không thể tiếp tục đầu tư tín dụng cho nền kinh tế do vướng vào tỷ lệ an toàn theo Basel 2.
"Chúng tôi đề nghị liên Bộ Tài chính - KH&ĐT có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan thuế rõ ràng và cụ thể để thực hiện Nghị quyết 42 về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản đảm bảo và nghĩa vụ nộp thuế. Liên bộ xem xét, bổ sung trường hợp sang tên, đăng lý quyền sử dụng, quyền sở hữu bất động sản liên quan đến xử lý nợ xấu của TCTD vào trường hợp tạm thời chưa thu thuế", NHNN kiến nghị.
QUỲNH NGA
Theo Tienphong.vn
Lãi suất tiền gửi ngân hàng nào đang cao nhất? Lãi suất tiền gửi tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân tại các ngân hàng đầu tháng 10 đã có những chuyển biến sau đợt tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, trong quý III/2019 đã điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến vĩ mô và thị trường tiền tệ....