Mua bán công ty chứng khoán vẫn âm thầm diễn ra
Các cuộc chuyển nhượng, mua bán – sáp nhập (M&A) ở khối công ty chứng khoán dù không còn dồn dập như vài năm trước, nhưng dòng tiền săn mua vẫn âm thầm chảy.
Công bố thông tin của Công ty Chứng khoán Đại Nam (DNSE) cho biết, Công ty đã thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Theo đó, DNSE miễn nhiệm toàn bộ thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát cũ và tiến hành bổ nhiệm 3 thành viên mới, đặc biệt là sự xuất hiện ông Nguyễn Hoàng Giang, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Ông Giang nguyên là Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT, hiện đang là thành viên Hội đồng quản trị DNP Corp – tập đoàn hoạt động chính trong mảng nhựa và nước sạch tại Đồng Nai.
Ông Giang cũng là thành viên Hội đồng quản trị CTCP Bất động sản du lịch Ninh Vân Bay (NVT). Ngoài ra, trong mùa ĐHCĐ vừa qua, ông Giang được nhóm cổ đông sở hữu trên 36% cổ phần tại SVC (nhưng dưới 6 tháng) giới thiệu vào Hội đồng quản trị SVC.
Hai thành viên mới khác của Hội đồng quản trị DNSE là ông Lê Anh Tuấn, giữ vị trí Phó Chủ tịch; bà Phạm Thị Thanh Hoa, thành viên.
Ban Kiểm soát mới của Công ty gồm bà Phạm Thị Liên – Trưởng ban Kiểm soát và hai thành viên là ông Nguyễn Quang Sơn, bà Phạm Thu Quỳnh.
Việc thay máu lãnh đạo của DNSE diễn ra ngay sau có Nghị quyết ĐHCĐ về việc thông qua giao dịch, chuyển nhượng cổ phần của 6 cổ đông lớn, tổng tỷ lệ sở hữu 98,23% vốn sang hai tổ chức là Công nghệ Tài chính Encapital và CTCP Encapital Holdings.
Cụ thể, CTCP Tập đoàn F.I.T chuyển nhượng 24,89%, CTCP Đầu tư và thương mại Trống Đồng 5,09%, CTCP Đầu tư và phát triển nông sản Hưng Yên 44,46%. Các cá nhân bao gồm ông Chu Thanh Quân chuyển nhượng 7,36%, bà Đào Thị Hải Yến 7,53% và bà Lê Hồng Phượng 9%.
Theo bảng danh sách chi tiết chuyển nhượng cổ phần tại DNSE thì sau khi hoàn tất chuyển nhượng, Công nghệ Tài chính Encapital sẽ nắm giữ 65,01% vốn, Encapital Holdings sẽ nắm giữ 33,23% vốn.
Video đang HOT
Đại hội cổ đông DNSE cũng thông qua chủ trương cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tối đa 100% vốn mà không phải thông qua chào mua công khai.
Năm 2020, DNSE đặt kế hoạch doanh thu 25 tỷ đồng, tăng 34%; lãi trước thuế 1,7 tỷ đồng. Trong đó, dịch vụ môi giới dự kiến đóng góp 40% doanh thu.
Theo báo cáo tài chính năm 2019, DNSE có vốn điều lệ 160 tỷ đồng, đã xóa được lỗ lũy kế đầu kỳ và ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối 1,3 tỷ đồng,
Giới đầu tư kỳ vọng, DNSE sẽ có được diện mạo khác nhờ cổ đông mới sở hữu nền tảng công nghệ Entrade.
Lãnh đạo khối môi giới một công ty chứng khoán cho biết, Entrade là một nền tảng giao dịch phái sinh với đòn bẩy cao, nhưng chưa kết nối trực tiếp lên HNX.
Việc đưa nền tảng này vào một công ty chứng khoán để có thể kết nối trực tiếp HNX để đẩy nhanh tốc độ giao dịch cho nhà đầu tư là một kịch bản hoàn toàn có thể nghĩ đến.
Không chỉ ở DNSE, theo nhiều thông tin trên thị trường, cũng có nhiều bên mua đang quan tâm tới Công ty Chứng khoán Đà Nẵng (DNSC) từ năm trước, nhưng vẫn chưa có nhiều diễn biến mới, mấu chốt vẫn là mức giá bán chưa thỏa thuận được. Đối tác dự kiến là nhà đầu tư nước ngoài.
Tương tự, tại Công ty Chứng khoán ACBS, cũng có nhiều luồng thông tin trên thị trường về việc chuyển nhượng vốn góp cho đối tác ngoại, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có tiến triển gì được công bố.
Hoặc Tập đoàn Hàn Quốc Hana cũng đã có các công tác tìm hiểu, thẩm định một công ty chứng khoán Việt Nam nhưng kết quả sau cùng, thương vụ bất thành.
Nhiều công ty chứng khoán đã niêm yết khác cũng đã công bố việc tìm kiếm và mời chào đối tác chiến lược nước ngoài tham gia góp vốn vào như MBS, VNDS…, nhưng cũng chưa có kết quả rõ ràng.
Thị phần quý II: Lộ khác biệt sức mạnh và chính sách margin
Top 3 thị phần môi giới sàn HOSE trong quý II/2020 vẫn là những tên tuổi hàng đầu trên thị trường chứng khoán, tương tự trên sàn HNX, nhưng vị trí số 1 đã về lại với SSI.
Trong Top 10, bản tổng sắp vẫn những gương mặt thân quen, nhưng tỷ lệ thị phần của từng đơn vị có sự thay đổi.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) vượt trội về thị phần được đóng góp không nhỏ nhờ các thương vụ giao dịch lớn trong quý.
Quý II/2020, thị trường chứng khoán hồi phục mạnh mẽ cả về điểm số lẫn thanh khoản và thu hút một lượng tiền mới của nhà đầu tư.
Khối lượng khớp lệnh trung bình trong quý II gần gấp đôi cùng kỳ, thường xuyên có những phiên giao dịch 8.000-9.000 tỷ đồng, thậm chí có phiên đạt 10.000 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng gần 7.000 tỷ đồng trong quý II, chủ yếu đến từ thương vụ VHM và ETF nội.
Riêng trong tháng 6, giá trị giao dịch khớp lệnh trung bình đạt trên 5.000 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ tháng 4/2018. Trong tháng diễn ra các giao dịch lớn như thương vụ mua thỏa thuận hơn 15.000 tỷ đồng VHM của một nhóm quỹ đầu tư nước ngoài, hay các giao dịch lớn ở cổ phiếu MSN...
Những CTCK làm trung gian chuyển nhượng các thương vụ trên có sự tăng trưởng về thị phần. Chẳng hạn, trong thương vụ giao dịch VHM, tài khoản đầu bán đặt ở SSI, đầu mua ở VCSC, nhiều thông tin còn cho rằng, có cả tài khoản đặt ở đầu TCBS...
Tại HSC, lợi thế nằm ở các tài khoản nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch chứng chỉ quỹ ETF nội. Hiện HSC là thành viên lập quỹ (AP) có vai trò quan trọng trong hoạt động giao dịch ETF.
Thông qua AP, nơi được cấp phép hoán đổi danh mục, nhà đầu tư có thể tham gia đầu tư chứng chỉ quỹ theo nhu cầu. Khi ETF niêm yết, HSC còn giữ vai trò là nhà tạo lập thị trường để cung cấp thanh khoản trong mọi điều kiện thị trường. HSC hiện là AP cho 2 quỹ E1VFVN30 và FUEVFVND.
Những lý do trên góp sức giúp các CTCK có sự tăng trưởng khác biệt về thị phần. Top 3 trên HOSE là SSI với 14,3%, VCSC 8,84% và HSC 8,77%. Với TCBS, Công ty lọt vào Top 10 với thị phần 3,49%, thay thế MBKE.
Trên sàn HNX, SSI cũng dẫn đầu thị phần với 7,63%, bám khá sát phía sau là SHS 7,62%, với một số thương vụ giao dịch lớn. Vị trí thứ ba về thị phần thuộc về VNDS với 7,55%.
Ngoài các công ty trên, ghi nhận trên cả 2 sàn, VPS có sự bứt phá khi lên vị trí thứ 4 trên HNX với 6,75% thị phần và vị trí thứ 5 trên HOSE với thị phần 5,87%, vượt qua CTCK Mirae Asset (hiện xuống vị trí thứ 7) có thị phần 4,33%.
Mirae Asset lọt vào Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu trên HNX với 4,94%. CTCK Trí Việt là cái tên mới trong Top 10 trên HNX với 3,79% thị phần.
Hầu hết CTCK có kết quả cải thiện nhờ dòng vốn dồi dào để cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ (margin) cho nhà đầu tư, VPS miễn phí giao dịch, lãi suất margin cạnh tranh; Mirae Asset dẫn đầu dư nợ margin trong năm 2019 và quý I/2020...
Điều này góp phần thu hút nhiều tài khoản chuyển về các CTCK này để giao dịch. Lãnh đạo Mirae Asset Việt Nam cho biết, trong quý II/2020, giá trị giao dịch tăng mạnh, đóng góp chủ yếu từ nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư mới.
Tại Công ty, dư nợ margin quý II tiếp tục tăng trưởng mạnh và dẫn đầu thị trường.
Thị trường chứng khoán khởi sắc tạo nên bức tranh tích cực cho các mảng môi giới, margin và tự doanh tại CTCK.
Trong đó, môi giới và cho vay ký quỹ dự kiến sẽ có sự tăng trưởng tốt, đặc biệt ở những công ty có các chính sách thu hút tài khoản mở mới của nhà đầu, chính sách về thuế, phí giao dịch và cả danh mục cho vay ký quỹ.
Theo tìm hiểu của phóng viên Đầu tư Chứng khoán, mỗi CTCK có chính sách và quan điểm về quản trị rủi ro khác nhau. Những công ty như HSC, VCI, BVSC... từng công bố quan điểm thận trọng, không chấp nhận rủi ro cao, nên có chính sách cho vay khắt khe hơn.
Chẳng hạn, HSC kiểm soát rủi ro theo từng mã với những tiêu chí cụ thể. Ngoài tiêu chí định lượng, Phòng quản lý rủi ro cho vay margin còn thực hiện đánh giá từng mã cổ phiếu, triển vọng kinh doanh và năng lực tài chính của các doanh nghiệp trong rổ cho vay.
Với quan điểm thận trọng, HSC có thể sẽ chịu áp lực về cạnh tranh khi các CTCK khác theo đuổi chính sách cho vay nới lỏng hơn.
Hoàn thuế giá trị gia tăng khi sáp nhập doanh nghiệp Doanh nghiệp phải hoàn thành đầy đủ, chính xác nghĩa vụ thuế trước khi thực hiện thủ tục đóng mã số thuế do sáp nhập. Ảnh minh họa. Nguồn: internet Trả lời Công văn số 4171/CT-TTKT7 đề ngày 29/4/2020 của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh về việc hoàn thuế sau khi sáp nhập doanh nghiệp, Tổng cục Thuế cho biết, theo quy...