M.U trốn thuế hay cú đâm cực hiểm của Man City ?
Tính đến thời điểm này, có lẽ vụ chuyển nhượng cầu thủ người Bồ Đào Nha Bebe là một trong những vụ chuyển nhượng kỳ lạ nhất trong sự nghiệp của Sir Alex Ferguson nói riêng và thế giới bóng đá nói chung.
Một cầu thủ hoàn toàn vô danh, chỉ mới tỏa sáng một giải đấu dành cho người vô gia cư nhưng lại được đội chủ sân Old Trafford sẵn sàng bỏ ra tới 7,2 triệu bảng rước về, để rồi vào sân vỏn vẹn 3 lần rồi biến mất.
Vụ chuyển nhượng đầy mờ ám này không lọt được qua con mắt nghiệp vụ của lực lượng chức năng. Mới đây, cảnh sát BĐN đã yêu cầu M.U hợp tác để điều tra về những vấn đề xung quanh thương vụ này.
Vấn đề chính mà cuộc điều tra muốn làm rõ là tại sao trong khoản 7,2 triệu bảng mà M.U trả cho Bebe lại có tới 2,89 triệu bảng trong số đó lọt vào tài khoản của Pedro Mendes, người được mệnh danh là “siêu cò” khi ấy đang đóng vai trò đại diện cho Bebe.
Vụ chuyển nhượng Bebe là vụ chuyển nhượng kỳ lạ nhất trong sự nghiệp của Sir Alex Ferguson
Người thụ lý vụ án là thanh tra Jose Cunha Ribeiro thuộc phòng chống tham nhũng của sở cảnh sát Lisbon. Thanh tra Jose đã cho triệu tập Goncalo Reis, người đại diện cũ của Bebe bị cho thôi việc chỉ 6 ngày trước khi Bebe ký hợp đồng với M.U. Goncalo Reis có nhiệm vụ tường thuật lại việc vì sao ông bị thay thế bởi Mendes và mối quan hệ với Bebe.
Được biết, người khui ra những khuất tất trong vụ việc này chính là Goncalo Reis. Người đại diện cũ của Bebe đã gửi một lá đơn khiếu kiện lên FIFA đề nghị tổ chức này xử phạt Pedro Mendes và thu hồi giấy phép công ty Gestifute do “siêu cò” này đứng đầu với lý do “lôi kéo trái phép khách hàng của ông”.
Trong lúc làm việc với Goncalo Reis, Bebe đã ký hợp đồng và thậm chí còn ra sân một vài trận tập huấn trước mùa giải trong màu áo Vitoria Guimaraes, đùng một cái, Reis bị sa thải còn Bebe cập bến M.U.
Ngày 23 tháng trước, chính Goncalo Reis đã đến sở cảnh sát Lisbon để tường trình gần 3 tiếng đồng hồ về bản hợp đồng đáng nghi ngờ của Jorge Mendes với đưa thân chủ cũ của ông. Người phát ngôn của M.U cũng đã đưa ra quan điểm của CLB trong vụ này:
“Chúng tôi hoàn toàn không liên quan tới những sai phạm có thể xảy ra trong vụ chuyển nhượng này. Manchester United là một CLB lớn và có uy tín, Bebe có thể là một bản hợp đồng vội vàng và chưa qua kiểm chứng, nhưng không có chuyện khuất tất trong thương vụ này!”.
Cảnh sát Anh cũng đã từ chối việc hợp tác với các đồng nghiệp Bồ Đào Nha về việc điều tra M.U. Martin Haland, thanh tra thuộc phòng điều tra kinh tế của sở cảnh sát Manchester khẳng định: “Không có lý do gì để triệu tập bất thường một thành viên của M.U đến sở cảnh sát để về một vụ rắc rối tận Bồ Đào Nha!”
Video đang HOT
Tuy nhiên để tránh sự rắc rối “Quỷ đỏ” cũng đã hợp tác với các lực lượng chức năng để chứng minh sự trong sạch của mình.
Một bản hồ sơ gần 40 trang đã được CLB chủ sân Old Trafford gửi cho cảnh sát Anh, trong đó có hợp đồng giữa M.U và Vitoria Guimaraes về Bebe, những báo cáo về khả năng của Bebe được Jorge Mendes (có chữ ký của cựu trợ lý HLV M.U Carlos Queroiz) gửi đến “Quỷ đỏ” và đặc biệt nhất là bản kê khai tài chính trong mùa 2010/2011 của CLB.
Theo đánh giá của cảnh sát Anh, những số liệu trong bản hồ sơ này sạch sẽ và trùng khớp với những thông tin chính thống được báo chí công bố. Điều này chứng tỏ M.U hoàn toàn không dính dáng tới những sự mờ ám trong bản hợp đồng Bebe và họ cũng không biết gì việc ăn chia của các đối tác BĐN.
Cảnh sát Anh đã gửi bản sao bộ hồ sơ cho những người đồng nghiệp ở Lisbon kèm theo yêu cầu từ phía M.U tạm ngừng cuộc điều tra cho tới khi mùa giải kết thúc nhằm tránh sự phân tâm có thể xảy ra trước vòng đấu cuối cùng của mùa giải.
Một điều đáng chú ý, vụ Bebe đã được khui ra và giải quyết từ đầu tháng 4. Đến cuối tháng, những tình tiết mới được Goncalo Reis tiết lộ thêm khiến vụ việc lại được đào xới lên, gây ảnh hưởng không nhỏ đến M.U. Mặc dù tuyên bố không liên quan và chứng minh được điều đó qua những hồ sơ giấy tờ đã lưu về vụ chuyển nhượng, nhưng sự rắc rối ngoài sân cỏ đã tác động một phần không nhỏ đến phong độ trên sân cỏ của “Quỷ đỏ” giai đoạn ấy.
Chi tiết này không qua mắt được giới báo chí Anh vốn rất giỏi trong việc điều tra hậu trường. Tờ Sportlife đã cử một kíp phóng viên sang Bồ Đào Nha tìm hiểu rõ. Thông tin được những “điều tra viên” này đưa về đã làm sáng tỏ một phần những gì đang thực sự diễn ra.
Trong quá trình làm việc với cảnh sát Lisbon, Goncalo Reis thường xuyên có những cuộc gặp gỡ bí mật với Said Khadouri, một nhân vật có máu mặt của tập đoàn Abu Dahbi United (ADUG) trụ sở Bồ Đào Nha.
Điểm đáng nói, tập đoàn này với ông chủ Sheikh Mansour lại đang là chủ sở hữu Manchester City, đối thủ chính của M.U trong cuộc đua đến ngôi vô địch Premier League. Xâu chuỗi lại những sự việc, có thể nghĩ đến một “đòn hiểm” mà Man City dùng để “chơi” đối thủ. Nếu giả thiết ấy là đúng, thì đến trước khi vòng 38 diễn ra, Man xanh đã thành công rực rỡ!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sự thực vụ chuyển nhượng 27 tỷ của Lê Giang
Đã có hẳn 1 chiến dịch PR rầm rộ cho tên tuổi của Emil Lê Giang trước ngày Việt kiều này từ châu Âu tìm về V-League.
Nhưng sau những tiết lộ hậu trường mới nhất, thì có vẻ như lý lịch của thần đồng này, giống như khá nhiều cái tên Việt kiều từng đến V-League trong kỳ vọng rồi nhanh chóng ra đi trong thất vọng, chẳng hề giống như những gì ai đó đã quảng cáo.
Emil Lê Giang chưa đáp ứng được kỳ vọng về tài năng của một tiền đạo ngôi sao. Ảnh: Minh Hoàng
Từ chuyện của Emil Lê Giang
Cầu thủ mang hai quốc tịch Slovakia và Việt Nam đã từng khiến bao trái tim hâm mộ bóng đá Việt Nam phải thổn thức tự hào. Bởi với thông tin giới truyền thông nước nhà nhận được, thì Emil Lê Giang đã từng được làng bóng đá Slovakia coi như một tài năng đầy hứa hẹn từ khi còn rất nhỏ. Với thể hình tương đối lý tưởng, tiền đạo này từng lập kỷ lục ghi 66 bàn chỉ trong vỏn vẹn một mùa thi đấu cho đội U14 Filakovokhi.
Được triệu tập lên các đội tuyển trẻ Slovakia, Emil Lê Giang tiếp tục có những màn trình diễn cực kỳ ấn tượng. Anh trở thành món hàng "hot" được các đội bóng lớn trên khắp châu Âu săn lùng ráo riết. Cả Liverpool, Fulham và Juventus thậm chí đều đã cử các tuyển trạch viên của mình đến theo dõi tài năng trẻ gốc Việt.
Cũng theo những thông tin được báo chí Việt Nam một thời đăng tải rầm rộ, Emil Lê Giang đã... từ chối tất cả lời mời từ Premier League, Serie A để đầu quân cho Nuremberg, một đội bóng hạng trung bình tại đấu trường Bundesliga (Đức). Thời điểm diễn ra vụ chuyển nhượng, Emil Lê Giang mới tròn 16 tuổi, song đã khiến Nuremberg phải tiêu tốn đến 1 triệu euro tiền phí (khoảng 27 tỷ đồng). Nếu con số này là sự thực, tài năng của Emil Lê Giang có lẽ cũng sánh ngang cùng nhiều cầu thủ sáng giá của bóng đá thế giới. Bởi nếu làm một phép so sánh, ngay cả tiền vệ giành chức vô địch U20 thế giới Oriol Romeu khi chuyển từ Barca đến Chelsea đầu mùa này cũng chỉ có giá 4,5 triệu euro.
Tiếc thay, con số chuyển nhượng lên tới hàng triệu euro từng được gán cho Emil Lê Giang lại là điều mà đến nay, chưa một cơ quan truyền thông trong nước nào kiểm chứng được. Chỉ biết rằng sau màn ra mắt gây thất vọng của tiền đạo này tại N.SG, giới truyền thông lại ngỡ ngàng với một thông tin hậu trường khác về vụ chuyển nhượng của Lê Giang được hé lộ.
Theo đó, năm 2007, khi chuyển từ FTC Filakovo (Slovakia) sang FC Nuremberg (Đức) theo dạng... miễn phí. Đồng thời, FC Nuremberg mà Lê Giang thi đấu thực ra ở giải Oberliga - tương đương hạng 4 của bóng đá Đức. Dù tại đây, Emil Lê Giang chơi không tồi với thành tích ghi được 15 bàn, thì hàng loạt vụ chuyển nhượng của cầu thủ này cho đến khi về Việt Nam tìm kiếm cơ hội không hề có thông số nào về tiền bạc.
Sự khác biệt quá lớn giữa những lời "quảng cáo" về tài năng và giá trị của Emil Lê Giang so với thông tin gây sốc nói trên có lẽ chỉ mình cầu thủ Việt kiều này hiểu rõ thực hư hơn ai hết. Nhưng một điều sẽ khiến những người chứng kiến màn ra mắt (dù chỉ là buổi tập luyện) của Giang tại N.SG cảm thấy không ngạc nhiên, ấy là việc bản thân cầu thủ này thậm chí không được nhà đại diện hợp pháp Central Sport Management định giá chuyển nhượng trên trang web chính thức.
Ở đó, cùng với người em, Emil Lê Giang nằm trong nhóm những tên tuổi "vô danh" nhất. Thật khó tưởng tượng nổi, một cầu thủ thậm chí không có giá chuyển nhượng ở tuổi 21, độ tuổi đẹp nhất trong sự nghiệp lại có thể là ngôi sao từng được các đội bóng lớn nhất châu Âu săn lùng và xa hơn, là niềm hy vọng cho ĐTVN tại các giải đấu quốc tế.
Lee Nguyễn là cầu thủ Việt kiều tài năng hiếm hoi về Việt Nam thi đấu.
Đến nỗi buồn về cầu thủ Việt kiều
Theo kế hoạch, Emil Lê Giang sẽ ở lại Việt Nam tròn 3 tuần để thử việc qua nhiều CLB. Quãng thời gian ấy không dài, nhưng cũng không quá ngắn để một tài năng thực sự chứng tỏ mình. Chúng ta đã từng chứng kiến Lee Nguyễn làm điều đó trong những ngày đầu tiên đầu quân cho HA.GL. Và giờ, niềm hy vọng ấy được chuyển giao cho tiền đạo triệu "đô" mang một nửa dòng máu Slovakia.
Nhưng có lẽ, sau nỗi thất vọng ban đầu cùng một loạt thông tin hậu trường bất lợi vừa rộ lên, phần đông người hâm mộ đã bắt đầu nghĩ về Emil Lê Giang như rất nhiều câu chuyện buồn khác về những cầu thủ Việt kiều khác từng xuất hiện tại V-League.
Lịch sử bóng đá Việt Nam từng ghi nhận cầu thủ đầu tiên trong "làn sóng" Việt kiều về nước vào năm 2004 của Ludovic Casset. Hồi đó, trong sự háo hức của bóng đá Việt Nam, Ludovic dễ dàng được thử việc thẳng trong đội hình ĐTQG. Nhưng không lâu sau đó, chàng cầu thủ "gốc" Pháp vỡ mộng khi nhận ra bóng đá Việt Nam không quá nghiệp dư như những gì anh lầm tưởng.
Ludovic trôi giạt về Đà Nẵng, được đội bóng sông Hàn nhập tịch cùng cái tên Việt Mã Trí. Song chẳng giống với sự ồn ào khi đến, cái tên Mã Trí dần chìm vào quên lãng. Anh thậm chí không đủ trình độ chơi bóng tại V-League. Cái tên Ludovic (hay Mã Trí) sau đó chỉ còn được nhớ đến như là người tiên phong cho làn sóng cầu thủ Việt kiều về nước.
Được khích lệ bởi Mã Trí, bóng đá Việt Nam sau đó còn chứng kiến thêm nhiều màn trở về nguồn cội khác của Tony Lê Hoàng, Wilemin Vinh Long. Cái tên nào khi đến cũng ồn ào để rồi ra đi trong lặng lẽ. Cái dớp thất bại còn kéo sang cả Đặng Văn Robert, cầu thủ sở hữu thể hình lý tưởng từng được tung hô hết lời.
Nhưng về Hải Phòng đầu quân, các nhà chuyên môn mới ngớ người khi biết Đặng Văn Robert thậm chí chưa biết thế nào là thi đấu chuyên nghiệp. HLV Vương Tiến Dũng phải dạy anh mọi kỹ năng từ đầu và đến giờ, dù đã tiến bộ hơn, tương lai của Đặng Văn Robert ở tầm CLB cũng chẳng mấy sáng sủa (chứ chưa dám hy vọng lên tuyển).
Một điểm chung giữa hàng loạt ngôi sao Việt kiều thất bại ấy: Họ cùng về Việt Nam với bản lý lịch đẹp, những kỳ vọng quá lớn về tài năng và sự lầm tưởng về trình độ bóng đá ở quê hương nằm ở "vùng trũng". Nhưng khi sự hạn chế trình độ bộc lộ, các cầu thủ ấy nhanh chóng vỡ mộng "chơi bóng nghiệp dư hưởng lương chuyên nghiệp". Ngay Lee Nguyễn - một tài năng sáng giá thực sự trong làn sóng quy cố hương cũng không tránh khỏi dớp thất bại này, khi sự khác biệt mang tính đặc thù của bóng đá Việt Nam cũng trở thành một rào cản lớn cho các cầu thủ từ bé sống tại châu Âu hay Mỹ.
Bóng đá Việt Nam, vì vậy, kể từ lần trở về đầu tiên của Ludovic 8 năm về trước vẫn mỏi mòn với hy vọng kiếm tìm những ngôi sao Việt kiều thực sự đủ sức nâng tầm đội tuyển - một nỗi buồn thực sự.
Thay lời kết
Trước Emil Lê Giang, em ruột anh - Patrick cũng đã trở lại Việt Nam rồi lại phải ra đi trong nỗi thất vọng. Emil cũng chưa thể hiện được những phẩm chất ngôi sao như kỳ vọng về một tiền đạo có giá chuyển nhượng hàng triệu euro. Nhưng người hâm mộ vẫn hy vọng và chúc anh thành công. Bởi chuyến trở về lần này của anh, có thể sẽ là "cột mốc" tạo tiền đề cho những cái tên khác, thật sự tài năng, thật sự chất lượng hồi hương khoác áo đội tuyển.
Đó, vẫn là con đường ngắn nhất để nâng tầm ĐTVN trên đấu trường quốc tế cho mục tiêu lọt vào chung kết World Cup 2030 mà VFF đã định sẵn. Dù biết rằng, những hy vọng ấy cũng mong manh như sự minh xác về cái giá chuyển nhượng "trên trời" mà Emil Lê Giang từng được quảng cáo.
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Đừng tưởng bở..." Kéo ngửa cô kẻ được cho là nhân tình của vợ lên, vừa toan nên thẳng cú đâm vào mặt "gã nhân tình" khôn kiêp đó của vợ thì Minh nghe tiêng hét the thé của vợ vọng ra... Châp choạng tôi mới vê đên nhà. Minh mở cửa phòng, định mon men lại gân ôm châm lây vợ, vuôt ve, ái ân......