Mù mắt vì dị ứng thuốc đau đầu
Sau 5 ngày uống thuốc đau họng, chị T bị nổi bọng nước, lở loét, huyết áp tăng đột ngột và được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Dị ứng miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai.
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn, Trung tâm Trung tâm Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày TT tiếp nhận khoảng 10 ca nhập viện điều trị do dị ứng thuốc. Nhiều trường hợp bị dị ứng nặng gây sốc phản vệ và đe dọa tính mạng người bệnh.
Do thời tiết nắng nóng bệnh dịch gia tăng, người bệnh tưởng đơn giản nên thường tự mua thuốc về điều trị. “Bệnh nhân dùng thuốc theo kiểu bủa vây, dùng thuốc chưa có chỉ định, thậm chí bản thân họ cũng chưa rõ đang uống những loại thuốc gì và công dụng của nó ra sao”. BS Đoàn cho biết,.
Video đang HOT
Bệnh nhân bị dị ứng thuốc. (Ảnh do BS cung cấp)
Trường hợp gần đây nhất là em Nguyễn Văn K, 14 tuổi bị đau đầu. Sau 2 ngày uống 4 viên panadol 500 mg (chứa thành phần paracetamol) bỗng xuất hiện hội chứng Steven Johnson (hội chứng gây tổn th ương hồng ban đa dạng ở da và niêm mạc do dị ứng hoặc nhiễm siêu vi, vi trùng, có thể gây biến chứng nhiễm trùng huyết, viêm phổi, mất nước, rối loạn điện giải). Mặc dù được điều trị tại Trung tâm một thời gian dài nhưng do tổn thương quá nặng bệnh nhân đã bị mù hoàn toàn.
Bệnh nhân Nguyễn Thị M. 28 tuổi bị viêm họng. Sau 3 ngày uống amoxylin 500 mg (2 viên/ngày) xuất hiện tổn thương trên da, loét bờ mi, tăng tiết nhày, loét da và niêm mạc mắt phải nằm điều trị dài ngày tại TT Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng, BV Bạch Mai.
Bệnh nhân Hoàng Thị X. 29 tuổi bị viêm màng não. Sau khi tiêm bắp 2 lọ pennesilin xuất hiện sốt cao, li bì cộng với những đám trượt trên da, loét các hốc tự nhiên.
Lở loét toàn thân do dị ứng thuốc tây. (Ảnh do BS cung cấp)
PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn cho biết: “Những bệnh nhân bị dị ứng thuốc là phản ứng quá mức gây hại cho người bệnh khi họ tiếp xúc với thuốc. Dị ứng thuốc như các trường hợp BS. Đoàn gặp phải đều không phụ thuộc vào liều lượng thuốc. Trường hợp bị dị ứng thuốc thì hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra mức độ nhạy thuốc cực lớn, nhất là khi dùng thuốc lần đầu. Thông thường cơ thể của chúng ta thường sản sinh ra các chất kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn. Có trường hợp dùng thuốc lần đầu không bị dị ứng nhưng lần tiếp theo lại bị dị ứng. Những loại thuốc dễ gây dị ứng gồm có penesilin và các loại thuốc kháng sinh khác”.
Dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu của dị ứng thuốc như: xuất hiện từng mảng da sưng tấy đỏ và đau, sờ vào đau rát, nốt phồng chứa nước xảy ra gần vị trí môi và mắt… Một trong những dấu hiệu dị ứng nguy hiểm là kiểu kháng thể phản vệ, nó xảy ra sau vài giờ khi dùng thuốc, khó thở, thở khò khè, phát ban trên cơ thể, sưng mặt, chân tay run rẩy, đi không vững, suy yếu toàn thân, tim đập nhanh, buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy. PGS. TS. Nguyễn Văn Đoàn cho biết.
Trực tiếp điều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị tổn thương da, tổn thương mắt, gan, thận do dị ứng thuốc, BS Đoàn khuyến cáo người bệnh không tự mua thuốc điều trị bệnh, chỉ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng theo sự mách bảo hay mượn đơn thuốc của người khác khi thấy cùng triệu chứng. Không dùng thuốc mất nhãn, chuyển màu hay có vật lạ, kết tủa trong ống thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.
Sau khi tiếp xúc với thuốc tân dược, thuốc Đông Y, thức ăn, thực phẩm chức năng nếu thấy các dấu hiệu bất thường như nổi ban đỏ, sẩn ngứa trên da, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tim mạch, nhịp tim nhanh, khó thở, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị bệnh. Theo vietbao
Nhận biết sớm các dấu hiệu dị ứng thuốc nguy hiểm
Phản ứng phụ do thuốc là một tai biến rất thường gặp trong thực hành lâm sàng, gây ảnh hưởng đến khoảng 10% - 20% số người sử dụng thuốc ở các mức độ khác nhau.
Loại tai biến này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, làm phức tạp quá trình điều trị, mà còn có thể tác động không nhỏ tới mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân.
Các phản ứng phụ do thuốc được chia làm 2 nhóm chính là nhóm có thể dự báo và nhóm không thể dự báo trước, trong đó, các phản ứng dị ứng (hay còn gọi là quá mẫn) thuộc nhóm thứ hai. Loại phản ứng này có liên quan đến cơ chế miễn dịch, chiếm 1/5 đến 1/7 tổng số các trường hợp phản ứng phụ do thuốc.
Các thể dị ứng thuốc thường gặp nhất trên lâm sàng là các phản ứng dị ứng tức thì gây ra do kháng thể IgE (như sốc phản vệ, mày đay, phù mạch...) và các phản ứng dị ứng muộn liên quan đến tế bào lympho T (như hồng ban đa dạng, đỏ da toàn thân, Hội chứng Lyell, Hội chứng Stevens - Johnson...).
Biểu hiện ở da và niêm mạc là những biểu hiện thường gặp nhất và xuất hiện tương đối sớm trong hầu hết các phản ứng dị ứng thuốc, có thể ở mức độ nhẹ và thoáng qua nhưng cũng có thể rất nặng, thậm chí đe doạ tính mạng người bệnh.
Các yếu tố chỉ điểm liên quan đến tiền sử bệnh và cách sử dụng thuốc
Những người có tiền sử mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn..., đặc biệt là dị ứng thuốc, sẽ có nguy cơ bị dị ứng khi sử dụng thuốc cao hơn so với những người không có tiền sử dị ứng. Do đó, trước khi chỉ định một loại thuốc, các thầy thuốc cần khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc trước đây của người bệnh, đặc biệt lưu ý tên loại thuốc mà người bệnh đã từng bị dị ứng để tránh dùng lại các loại thuốc này cũng như tránh các thuốc có mẫn cảm chéo với chúng.
Nếu người bệnh biết được loại thuốc mà mình bị dị ứng nên chủ động thông báo cho thầy thuốc. Bên cạnh tiền sử dị ứng thuốc, cách thức sử dụng thuốc cũng là một yếu tố có thể góp phần làm tăng nguy cơ dị ứng thuốc. Ví dụ như việc sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc hoặc dùng cách quãng, không liên tục, dùng nhắc lại nhiều lần một loại thuốc đều có thể làm tăng nguy cơ dị ứng thuốc, mặc dù cơ chế chính xác của hiện tượng này còn chưa được hiểu rõ.
Trong số các đường sử dụng thuốc, khả năng kích thích sinh kháng thể dị ứng giảm dần theo thứ tự: dùng tại chỗ> tiêm dưới da> tiêm bắp> uống> tiêm tĩnh mạch. Như vậy, việc dùng thuốc tại chỗ kéo dài, đặc biệt các loại kháng sinh, sẽ có nguy cơ gây dị ứng thuốc cao hơn so với các đường dùng khác của thuốc. Ngoài ra, việc tăng liều trong quá trình đang dùng thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ gây ra các phản ứng dị ứng với thuốc.
Trong số các yếu tố liên quan đến tình trạng bệnh lý của người bệnh, việc bị nhiễm một số loại virut như HIV, Epstein-Barr virus, cytomegalovirus, herpesvirus hoặc mắc các bệnh lý gây suy giảm chức năng gan, thận đều có thể làm tăng nguy cơ dị ứng với thuốc.
Một số yếu tố tuy không làm tăng nguy cơ dị ứng thuốc nhưng có thể làm tăng nặng các phản ứng dị ứng thuốc nếu chúng xảy ra. Hen suyễn có thể gây các cơn co thắt phế quản nặng, ít đáp ứng với các thuốc chống dị ứng trong những phản ứng dị ứng tức thì.
Tăng huyết áp và bệnh mạch vành có thể gây ra các biến chứng nặng ở những bệnh nhân bị sốc phản vệ do thuốc, đặc biệt trong quá trình dùng adrenalin. Việc sử dụng trước đó một số loại thuốc như nhóm ức chế men chuyển (captopril, enalapril...), nhóm chẹn bêta giao cảm (propranolol, metoprolol...) cũng có thể làm tăng nặng các phản ứng dị ứng tức thì do thuốc hoặc làm phức tạp quá trình điều trị.
Các yếu tố chỉ điểm ở da, niêm mạc
Đối với các phản ứng dị ứng tức thì, một trong những tiền triệu quan trọng báo hiệu sốc phản vệ do thuốc là việc đột ngột nổi ban đỏ ngứa sau dùng thuốc, đặc biệt ở vùng quanh miệng, gan bàn tay, bàn chân và da đầu. Phản ứng bốc hoả ở mặt và vùng trên ngực, đôi khi đi liền với ngạt sổ mũi, đỏ mắt và chảy nước mắt sau khi dùng thuốc cũng là những dấu hiệu có thể báo hiệu sự xuất hiện nhanh chóng của phản ứng phản vệ sau đó.
Ngoài ra, có một số biểu hiện không đặc hiệu khác cũng có thể là tiền triệu báo hiệu sự xuất hiện của sốc phản vệ do thuốc như cảm giác lo lắng, kích thích, bồn chồn, sợ chết hoặc những điều bất hạnh xảy ra sau dùng thuốc. Bên cạnh sốc phản vệ, phù mạch ở lưỡi và thanh quản cũng là những thể dị ứng thuốc cấp tính rất nguy hiểm vì có thể gây suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.
Cảm giác vướng ở họng, bó chặt họng, khản giọng, khó nói, tiết nước bọt có thể là tiền triệu báo hiệu sự xuất hiện của thể dị ứng này. Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu sớm này, việc ngưng sử dụng thuốc gây dị ứng và dùng ngay các thuốc chống dị ứng là cần thiết.
Đối với các phản ứng dị ứng thuốc chậm, việc xuất hiện các ban thâm nhiễm, nổi gờ trên mặt da, sưng nề ở mặt sau dùng thuốc có thể là những dấu hiệu tiền triệu của Hội chứng DRESS.
Trong khi đó, tổn thương dạng bia bắn không đặc hiệu hoặc ban đỏ lan toả, đặc biệt ở lưng và ngực, nổi bọng nước và viêm trợt niêm mạc miệng họng là những dấu hiệu có thể báo hiệu sự xuất hiện của Hội chứng Lyell và Stevens-Johnson. Nổi ban đỏ và sưng nề ở mặt, các mặt duỗi của chân tay ngày càng lan rộng cũng là những tiền triệu của đỏ da toàn thân do dị ứng thuốc.
Các yếu tố chỉ điểm khác
Sốt cao (trên 39oC), nổi hạch, đau khớp, sưng khớp cũng có thể là những tiền triệu của các phản ứng dị ứng thuốc nặng như Hội chứng DRESS hoặc bệnh huyết thanh
Theo PLXH
Mù mắt vì thuốc đau đầu Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn, Trung tâm Trung tâm Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày TT tiếp nhận khoảng 10 ca nhập viện điều trị do dị ứng thuốc. Nhiều trường hợp bị dị ứng nặng gây sốc phản vệ và đe dọa tính mạng người bệnh. Do thời tiết nắng nóng bệnh dịch gia tăng, người...