Mũ chống đạn của Quân đội Việt Nam chịu được đạn 9mm
Quân đội Việt Nam đang dần thay thế mũ sắt bằng mũ Kevlar có thể chống đạn 9mm.
Được biết, mũ chống đạn Kevlar của cảnh sát Mỹ hiện cũng đang được trang bị với số lượng khiêm tốn và đang dần thay thế các loại mũ sắt thế hệ cũ trong Quân đội Việt Nam. Trong ảnh: Mũ chống đạn Kevlar viên cảnh sát Mỹ sử dụng trong vụ đấu súng tại hộp đêm Pulse.
Những chiếc mũ Kevlar chống đạn đầu tiên được nhập từ Israel trang bị cho đặc công, lực lượng chuyên trách phòng chống ma túy của Bộ đội biên phòng. Mũ Kevlar có khả năng chống đạn súng ngắn 9 mm, thiết kế cùng hệ dây đeo hiện đại giúp ôm gọn phần đầu của người lính.
Nằm trong bộ trang bị mới của lực lượng Hải quân đánh bộ, mũ Kevlar chống đạn trên có hình dáng giống với kiểu mũ chống đạn MICH 2000 của Quân đội Mỹ, có khả năng chống được mảnh văng, đạn súng ngắn 9 mm.
Ngoài mũ Kevlar, hiện nay Việt Nam vẫn dùng những loại mũ sắt thế hệ cũ do Liên Xô sản xuất. Các loại mũ sắt Liên Xô phần lớn được viện trợ trong giai đoạn Chiến tranh chống Mỹ và cho tới nay vẫn còn được trang bị cho nhiều đơn vị.
Trên ảnh là mẫu mũ sắt SSh-40 do Liên Xô chế tạo. Đây là mẫu mũ sắt được Liên Xô đưa vào trang bị từ năm 1940. Mũ SSh-40 được làm hoàn toàn bằng thép với độ dày 1,2 mm; khối lượng mũ khi chỉ có phần thép là 800 gam. Loại mũ này chỉ có khả năng chống mảnh văng chứ không chống được đạn bắn trực tiếp (trong ảnh mũ sắt SSh-40 bên trái, bên phải là mũ SSh-68).
Video đang HOT
Một mẫu mũ sắt khác của Liên Xô là mũ SSh-68. Mũ sắt SSh-68 được nâng cấp tăng cường khả năng chịu lực nhưng cũng chỉ có thể chống được mảnh văng với khối lượng 1gam, vận tốc 250 m/s, khối lượng phần thép của mũ là 1,5 kg.
Một loại mũ sắt nữa hiện đang được trang bị trong quân đội là mũ sắt M1. Đây là loại mũ do Mỹ sản xuất được quân ta thu với số lượng rất lớn sau năm 1975. Mũ sắt M1 có nhiều điểm vượt trội so với các loại mũ sắt cùng thời, ngoài phần vỏ thì mũ M1 còn có 1 lớp lót cứng bên trong giúp chống nóng và giảm va đập. Hiện nay số lượng mũ M1 trong quân đội ta không còn nhiều.
Hiện nay các loại mũ sắt đã tỏ ra lỗi thời vì không thể chống được đạn bắn thẳng cũng như có khối lượng khá nặng. Vì vậy, chúng đang dần được Việt Nam thay thế bằng mũ làm từ vật liệu Kevlar. (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam: Chẳng thay đổi cán cân quân sự Biển Đông
Câu hỏi đặt ra là bằng cách nào mà động thái gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ có khả năng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng quân sự ở Biển Đông?
Ngày 25/5, Defence News dẫn một nguồn tin quốc phòng Mỹ cho biết, Việt Nam đang tìm cách cải thiện năng lực phòng không và an ninh hàng hải. Nguồn tin tiết lộ, Việt Nam có thể đề nghị Washington bán tiêm kích F-16, máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm P-3C Orion, UAV, và thiết bị do thám, giám sát tình báo hàng hải theo Điều khoản Quốc phòng Dư thừa (EDA) của Lầu Năm Góc.
Máy bay chiến đấu F-16 của Hoa Kỳ
Tuy nhiên, theo tờ Diplomat, việc Việt Nam lựa chọn mua vũ khí của Mỹ sẽ tác động đến khả năng chiến đấu của quân đội Việt Nam. Vì thế, việc Hà Nội tiến hành mua vũ khí của Mỹ (nếu có) sẽ được tiến hành dần dần, kéo dài trong nhiều năm chứ không đột ngột.
Lý do mà The Diplomat đưa ra là việc sở hữu và sử dụng máy bay Hoa Kỳ sẽ yêu cầu các cấu trúc hỗ trợ cần thiết tại chỗ cho máy bay, bao gồm cả việc xây dựng các cơ sở bảo dưỡng, đại tu máy bay. Mặc dù những yêu cầu nâng cấp, đại tu lớn sẽ phải được thực hiện ở Hoa Kỳ.
Ngoài ra, yêu cầu đào tạo phi công, nhân viên kỹ thuật mặt đất, và chuyên viên kỹ thuật trên máy bay và các hệ thống vũ khí mới sẽ đòi hỏi sự hiện diện của các cố vấn và giảng viên người Mỹ.
Tất cả những điều này không thể được thực hiện trong chốc lát và sẽ đòi hỏi một cam kết lâu dài trong nhiều năm của Washington.
Sát thủ săn ngầm P-3C Orion của Hoa Kỳ
The Diplomat cho rằng các thiết bị quân sự của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ làm tăng khả năng răn đe của quân đội Việt Nam ở Biển Đông. Điều này phần lớn sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố:
- Thứ nhất, trình độ đào tạo của nhân viên không quân Việt Nam trên nền tảng mới;
- Thứ hai, khả năng của không quân Việt Nam tích hợp thiết bị quân sự của Mỹ với phần còn lại của quân đội, trong đó chủ yếu bao gồm các hệ thống vũ khí do Nga và Liên Xô (cũ) chế tạo.
The Diplomat chỉ ra rằng, kế hoạch quân sự của Việt Nam là phát triển hệ thống phòng thủ và nâng cao khả năng "chống tiếp cận và chống thâm nhập khu vực" (A2/AD). Trang thiết bị như máy bay tuần tra trên biển P-3C Orion tân trang trang bị ngư lôi sẽ làm tăng đáng kể khả năng răn đe của không quân Việt Nam trong lĩnh vực đó.
Cụ thể, P-3C Orion có thể tăng cường khả năng tác chiến chống tàu ngầm của quân đội Việt Nam khi kết hợp với tàu ngầm Kilo-class do Nga sản xuất
Cũng theo The Diplomat, Hà Nội cũng đã có được một số lượng tên lửa hành trình chống tàu và tấn công mặt đất, bao gồm các tên lửa hành trình siêu thanh 3M-14E Klub. Hơn nữa, Việt Nam đã nâng cấp hệ thống tên lửa phòng thủ bằng các hệ thống tên lửa bờ biển K-300P Bastion do Nga chế tạo năm 2011 và hệ thống tên lửa tầm xa đất đối không S-300PMU-2 năm 2012.
Hơn nữa, Việt Nam hiện có 32 chiếc máy bay chiến đấu Su-30MK2V được tối ưu hóa các chức năng hỗ trợ hàng hải và được trang bị các tên lửa chống hạm Kh-31 (AS-17 Krypton).
Không quân Nhân dân Việt Nam (VPA) cũng được cho là đang quan tâm đến việc mua một phi đội máy bay phản lực Sukhoi Su-35S, máy bay chiến đấu đa chức năng có lẽ là phù hợp với các cuộc tuần tra hàng hải hơn là máy bay chiến đấu F-16.
Vì vậy, thiết bị quân sự của Hoa Kỳ có thể làm thay đổi cán cân quân sự ở Biển Đông?
Như đã nêu ở trên, điều này sẽ phụ thuộc vào cả đào tạo hiệu quả và khả năng kết hợp thành công hệ thống vũ khí mới trong cơ cấu quân sự hiện có.
Các chuyên gia quân sự của The Diplomat nhận định rằng Nga vẫn là "đối tác lâu năm trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự song phương" của Việt Nam. Các thiết bị quân sự Nga đã cung cấp cho Việt Nam, so với các hệ thống của Hoa Kỳ, thích hợp hơn và ít ràng buộc, yêu cầu hơn.
Việt Nam cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý thiết bị do Nga chế tạo suốt những thập kỷ qua, trong khi đó Hà Nội không có kinh nghiệm sử dụng thiết bị quân sự của Washington.
Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ nhìn thấy kinh nghiệm từ Malaysia - đất nước đã cố gắng sử dụng thiết bị quân sự của cả Nga và NATO. Điều đó khiến hoạt động quân sự của họ trong một thời gian dài không hiệu quả và tốn kém.
Ngoài ra, Việt Nam còn phải phát triển các học thuyết và chiến thuật mới để tích hợp tất cả các hệ thống vũ khí mới vào chiến lược chống can thiệp của đất nước.
Nhìn chung, hội nhập thành công và đào tạo trên nền tảng quân sự mới của Mỹ sẽ chắc chắn làm tăng khả năng chiến đấu của không quân Việt Nam, và kết quả là, sẽ ảnh hưởng đến những diễn biến tình hình trên Biển Đông.
Tuy nhiên, việc bổ sung máy bay chiến đấu F-16, P-3C Orion, UAV, và thiết bị do thám, giám sát tình báo hàng hải sẽ không làm thay đổi về cơ bản cân bằng quân sự ở Biển Đông.
Phong Lan
Theo_Người Đưa Tin
Reuters: Việt Nam, Hàn Quốc có thể mua máy bay P-3, S-3 của Mỹ Việt Nam và Hàn Quốc có thể mua máy bay trinh sát biển P-3 Orion và S-3 loại đã qua sử dụng và được tân trang, hãng Lockheed Martin (Mỹ) tiết lộ ngày 5.6, theo Reuters. Các sĩ quan Hải quân Nhân dân Việt Nam được mời bay quan sát trên máy bay săn ngầm P-3C Orion của Không đoàn VP-47 Hải quân...