MSB sẽ niêm yết trên sàn HOSE vào quý 3/2019
Đại hội đồng cổ đông MSB nhất trí kế hoạch niêm yết cổ phiếu MSB tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vào Quý 3/2019.
Hôm nay, 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên – Phiên họp lần thứ 27.
Theo báo cáo của Hội đồng Quản trị, tính đến hết năm 2018, tổng tài sản của Ngân hàng đạt gần 138 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2017. Trong đó cho vay khách hàng tăng 135% so với năm trước, tổng tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt mức tăng trưởng 112% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng thu nhập ngân hàng tăng 45% so với năm 2017 và thu nhập lãi thuần tăng 81%. Tổng thu phí thanh toán tăng trưởng 176% so với năm trước và tăng gấp 3 lần so với năm 2016. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.053 tỷ đồng, bằng 6,4 lần năm 2017.
Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, năm 2018 cũng là năm trọng điểm của MSB trong việc triển khai quản trị rủi ro theo các tiêu chuẩn Basel 2. Qua đó, ngân hàng đã triển khai thí điểm thành công các quy định của Ngân hàng Nhà nước về tính toán tỷ lệ an toàn vốn (Thông tư 41) trên phạm vi toàn hệ thống.
MSB đã trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt việc tuân thủ Thông tư trước hạn. Hệ số an toàn vốn CAR đạt mức 12,17% tại thời điểm 31/12/2018, cao hơn so với mức quy định 9% của NHNN. Thu hoàn nhập dự phòng của các khoản nợ đã xử lý từ trước tăng 393%. Tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát tốt ở mức 2,21%, dưới mức 3% theo quy định.
Về phương án phân phối lợi nhuận, Hội đồng cổ đông đã nhất trí dành toàn bộ phần lợi nhuận đạt được trong năm 2018 dùng để tái đầu tư.
Hội đồng cổ đông cũng đã thông qua các mục tiêu tài chính 2019, cụ thể: Tổng tài sản tăng 11%, đạt mức 153 nghìn tỷ đồng; Vốn huy động tại thị trường 1 và trái phiếu huy động vốn tăng 22%; Dư nợ tín dụng tăng 35%; Lợi nhuận trước thuế thu nhập đạt 1.860 tỷ đồng, tăng 77%; vốn điều lệ tăng 9% lên 12.750 tỷ đồng; tỷ lệ chia lợi tức cổ phần dự kiến 10%.
Đại hội đồng cổ đông MSB cũng nhất trí kế hoạch niêm yết cổ phiếu MSB tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vào Quý 3/2019.
Theo anninhthudo.vn
Video đang HOT
Cuộc chiến 0 đồng phí dịch vụ ngân hàng bắt đầu
Sau hiện tượng Techcombank mở màn, thị trường bắt đầu đón thêm những ngân hàng thương mại tham gia cuộc chiến 0 đồng phí dịch vụ.
Đây là cuộc chiến cạnh tranh có lợi cho khách hàng, và dĩ nhiên ngân hàng cũng có lợi lớn.
Tuần qua, lần lượt Ngân hàng Quốc tế (VIB) và Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) công bố triển khai chính sách miễn phí dịch vụ cho khách hàng cá nhân, đồng loạt áp cho các giao dịch rút tiền qua ATM và phí chuyển tiền trực tuyến, thậm chí chuyển tiền ngoài hệ thống.
Cụ thể, tại VIB, từ ngày 8/4 khách hàng mới được miễn phí chuyển tiền online và phí rút tiền tại 17.000 ATM trên toàn quốc, bất kể nội mạng hay ngoại mạng trong 6 tháng đầu tiên.
Việc miễn các loại phí này cũng áp dụng cho các tài khoản thanh toán VIB hiện hữu có thời gian hoạt động chưa đủ 6 tháng.
Đối với các khách hàng hiện hữu đã mở tài khoản trên 6 tháng, VIB sẽ tiếp tục miễn hai loại phí trên và miễn thêm phí rút tiền tại quầy nếu số dư tài khoản thanh toán bình quân trong 6 tháng gần nhất đạt từ 5 triệu đồng trở lên.
Các giao dịch rút tiền và chuyển tiền được miễn phí là giao dịch nội địa, không bao gồm giao dịch quốc tế.
Trong khi đó, tại SeABank, ngân hàng này áp dụng chương trình cho tất cả khách hàng mới và khách hàng hiện hữu với dịch vụ SeANet/SeAMobile như: miễn phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống cho khách hàng sử dụng dịch vụ SeANet, SeAMobile; miễn phí mở và sử dụng dịch vụ SeANet, SeAMobile.
Trong bối cảnh một số "ông lớn" ngân hàng bắt tay tăng phí dịch vụ năm 2018 vừa qua, việc một số ngân hàng dù quy mô nhỏ hơn quyết định miễn phí dịch vụ được coi là chuyển động mới và đặt kỳ vọng có hướng mở rộng.
Trước đó, thị trường ghi nhận Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) nổ phát súng đầu tiên trong hướng đi này, và họ nhanh chóng gặt thành công.
Cuối tháng 9/2016, Techcombank đã tung chương trình "0 đồng E-banking". Theo đó, ngân hàng sẽ miễn phí chuyển khoản cho tất cả các giao dịch trực tuyến qua F@st I- bank, và F@st mobile của khách hàng cá nhân.
Hai năm sau, đầu tháng 10/2018, Techcombank tiếp tục mở rộng chính sách 0 đồng phí giao dịch trên sang khách hàng doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp sẽ được hoàn toàn miễn phí chuyển khoản trong và ngoài hệ thống Techcombank khi sử dụng ngân hàng điện tử F@st Ebank.
Trong khi một số nhà băng đang cố gắng "tận thu" bằng cách tăng hàng loạt các loại phí dịch vụ, xẻ nhỏ một số loại giao dịch phổ biến để mở rộng trường thu phí, thì việc VIB, SeABank hay Techcombank đi ngược lại đã và đang dần tạo nên một cuộc chiến cạnh tranh trong hệ thống.
Đó là cuộc chiến cạnh tranh có lợi cho khách hàng, và dĩ nhiên ngân hàng cũng có lợi lớn.
Nhìn vào báo cáo tài chính của họ, những con số các kỳ báo cáo gần đây cho thấy những thay đổi đáng chú ý.
Thông thường, các khoản phí giao dịch được các ngân hàng ghi nhận vào thu nhập từ dịch vụ thanh toán và tiền mặt, một trong các cấu của thu nhập hoạt động dịch vụ của nhà băng.
Và khoản mục này của Techcombank thực tế kể từ khi thực hiện chính sách miễn phí dịch vụ (quý 4/2016) không hề ghi nhận sụt giảm đột biến, thậm chí còn có xu hướng tăng.
Cụ thể, nếu lấy thời điểm so sánh từ quý 1/2016, thì tính đến cuối năm 2018, khoản thu hoạt động dịch vụ thanh toán và tiền mặt của Techcombank đã tăng tới 81%, từ 281 tỷ đồng lên 508 tỷ đồng. Lãi thuần khoản này cũng tăng hơn 32% đạt 306 tỷ đồng.
Cả năm 2018, khoản này ghi nhận khoản lãi 1.245 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 5% so với năm 2017 và đóng góp tới 35,2% tổng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng.
Có thể nói, cuộc chiến 0 đồng phí giao dịch này đã và đang tạo lợi ích cho cả hai phía người sử dụng dịch vụ và và nhà cung cấp dịch vụ.
Báo cáo về tài chính cá nhân quý 4/2018 của Nielsen cho thấy, cùng với tính thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng thì phí giao dịch chính là một trong những yếu tố khách hàng quan tâm nhất với dịch vụ ngân hàng.
Miễn phí giao dịch sẽ giúp họ giảm một khoản phí đáng kể hàng tháng. Bên cạnh đó, điều này cũng tạo tâm lý thoải mái trong quá trình sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Còn đối với ngân hàng, đây được coi như một bước lùi để được hai bước tiến.
Thứ nhất, việc miễn phí giao dịch sẽ giúp ngân hàng thu hút và tạo cơ sở khách hàng cá nhân lớn để ngân hàng đẩy mạnh bán chéo sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt, cơ sở khách hàng cá nhân thu hút được càng lớn, tài nguyên phát triển các dịch vụ khác, điển hình như môi giới bảo hiểm, càng lớn.
Như đối với trường hợp của Techcombank, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2018, lượng khách hàng mới đã tăng tới 87% so với cùng kỳ năm trước. Và đại diện Techcombank từng cho biết, để phát triển nền tảng đó bằng cách truyền thống thì chi phí tốn kém hơn so với chính sách miễn phí mà họ đang làm.
Thứ hai, việc lượng khách hàng gia tăng nhanh chóng cũng đồng nghĩa với việc một lượng tiền lớn được chu chuyển thông qua ngân hàng.
Nhờ đó, ngân hàng sẽ thu hút được lượng lớn tiền gửi không kỳ hạn (CASA) có lãi suất thấp, tạo nguồn kinh doanh chi phí thấp cho nhà băng. Đây cũng là tiền đề giúp ngân hàng cạnh tranh lãi suất cho vay. Thực tế này chuyển động rất rõ tại Techcombank - thành viên đầu tiên mở rộng chính sách 0 đồng phí dịch vụ ngân hàng những năm qua.
Với những lợi ích đó, với những nhân tố mới như VIB và SeABank, dự báo cuộc chiến 0 đồng phí dịch vụ ngân hàng sẽ còn trở nên kịch tính hơn trong thời gian tới. Mà qua đây, khách hàng được có thêm lợi ích.
TRẦN THÚY
Theo bizlive.vn
Kết quả kinh doanh Eximbank: Lợi nhuận sụt giảm, huy động tăng thấp Eximbank đã công bố kết quả kinh doanh năm 2018 gây thất vọng với lợi nhuận trước thuế giảm 18,7% xuống còn 827 tỷ đồng, chỉ đạt 52% kế hoạch đề ra. Ảnh: Zing.vn Kết quả kinh doanh yếu kém là hệ quả tất yếu của việc Eximbank chậm trễ trong tái cơ cấu. Dư nợ cho vay không tăng trưởng kèm theo...