Motorola vi phạm một bằng sáng chế của Microsoft
Ngày 24/5, tòa án Đức đã ra phán quyết nói rằng Motorola vi phạm một trong số các bằng sáng chế của Microsoft, với số hiệu EP1304891.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Bằng sáng chế này liên quan tới phần “giao tiếp tin nhắn đa phần giữa các thiết bị di động sử dụng giao diện tiêu chuẩn.” Như vậy, Motorola sẽ bị cấm không được bán các thiết bị Android nằm trong diện vi phạm của họ tại thị trường Đức.
Trước chiến thắng quan trọng nói trên, Microsoft đã bày tỏ rằng: “Chúng tôi rất hài lòng khi tòa án ra phán quyết cho thấy Motorola đã vi phạm tài sản trí tuệ của Microsoft. Chúng tôi hy vọng Motorola sẽ sẵn sàng tham gia vào cộng đồng những nhà sản xuất thiết bị Android từng ký kết thỏa thuận cấp quyền sử dụng bằng sáng chế với Microsoft.”
Video đang HOT
Trong khi đó, Motorola phản ứng rằng: “Chúng tôi đang chờ quyết định bằng văn bản từ tòa án vào ngày 1/6 này. Dựa trên đó, chúng tôi sẽ xem xét tất cả những khả năng để cân nhắc, trong đó bao gồm cả việc kháng cáo.”
Tin không vui nói trên ập đến khi Motorola vừa chính thức về tay Google, do vậy trong thời gian tới, dư luận có thể sẽ tiếp tục chứng kiến những màn đối đầu pháp lý gay gắt hơn nữa giữa Microsoft với “gã khổng lồ tìm kiếm.”
Hiện nay, Motorola vẫn đang duy trì đơn kiện nhắm vào bộ chơi game Xbox của Microsoft tại Mỹ./.
Theo TTXVN
Google hủy hàng triệu URL vi phạm bản quyền
Theo báo cáo Transparency Report vừa được Google công bố, việc vi phạm bản quyền trên Internet đang tăng theo cấp số nhân, với hơn 1,2 triệu khiếu nại yêu cầu xóa đường dẫn tới các trang vi phạm bản quyền mỗi tháng.
Trước những khiếu nại này, Google đang thực hiện việc xóa các URL đó ra khỏi hàm tìm kiếm của mình, sau khi thông báo cho mọi người biết. Theo đó, mọi thứ bị xóa đều là do bị cáo buộc vi phạm bản quyền hoặc sử dụng tài nguyên trái phép - các cáo buộc hầu hết đến từ các công ty phần mềm và giải trí.
Sô lượng khiếu nại mà Google nhận được tăng qua từng năm
Google đã bắt đầu công bố báo cáo Transparency Report từ 2 năm qua, nhưng trước đó công ty chỉ tập trung vào các yêu cầu của chính phủ về việc xóa bỏ nội dung và sự gián đoạn trong mô hình lưu lượng truy cập của công cụ tìm kiếm. Chỉ đến năm nay, công ty mới tập trung vào các vấn đề bản quyền.
Theo số liệu trong báo cáo, Microsoft là công ty đưa ra nhiều khiếu nại nhất, yêu cầu xóa bỏ tới 2.544.209 URL trong tổng số hàng triệu URL bị yêu cầu xóa bỏ. Sau Microsoft là NBCUniversal, RIAA, BPI, và hãng phim cấp 3 Elegant Angel. Google cho biết 97% yêu cầu khiếu nại là vào giữa tháng 7 và tháng 12 năm ngoái.
Theo Fred von Lohman, cố vấn cao cấp về bản quyền của Google: "Như mọi người có thể thấy trong báo cáo, số lượng các khiếu nại đang tăng một cách chóng mặt. Gần đây chúng tôi phải nhận tới hơn 250.000 khiếu nại mỗi tuần, hơn tổng số khiếu nại của cả năm 2009. Trong tháng trước, chúng tôi đã nhận khoảng 1,2 triệu khiếu nại, đến từ hơn 1000 chủ sở hữu bản quyền, yêu cầu xóa bỏ các kết quả tìm kiếm".
Google nhấn mạnh rằng những khiếu nại này mới chỉ tính riêng với Google Search, chưa hề tính thêm các dịch vụ khác như YouTube hay Blogger. Ngoài ra, công ty cũng có kế hoạch cập nhật con số này hàng ngày, bao gồm cả thông báo bị xóa trong các kết quả tìm kiếm, và chia sẻ tất cả các khiếu nại này với Chilling Effects - một tổ chức phi lợi nhuận chuyên thu thập những thông báo kiểu này.
Tuy nhiên, người dùng có quyền gửi một thông báo phản hồi lại phía Google nếu tin rằng khiếu nại này là không đúng.
Lohmann đã viết: "Chống lại nạn vi phạm bản quyền trên Internet là rất quan trọng, và chúng tôi không muốn các kết quả tìm kiếm của mình lại dẫn người dùng tới những nguồn vi phạm luật. Ngay lúc này, chúng tôi muốn quá trình trở nên minh bạch, để người dùng và các nhà nghiên cứu hiểu được những nguồn tài nguyên nào đã bị xóa khỏi kết quả tìm kiếm và tại sao nó lại bị xóa".
Theo ICtnew