Motorola từng muốn thâu tóm Huawei với giá 7,5 tỷ USD vào năm 2003 với kỳ vọng biến 1 + 1 = 5
Nếu thương vụ này thành hiện thực, ngành công nghiệp smartphone sẽ phát triển hoàn toàn khác so với hiện tại.
Mới đây, tờ Financial Times đã đăng tải một bài viết khá thú vị, tiết lộ rằng Motorola đã từng muốn mua Huawei với giá 7,5 tỷ USD vào năm 2003. Trong bài viết còn có ảnh COO Motorola thời bấy giờ là Mike Zafrovski đi dạo trên bãi biển cùng giám đốc Huawei Larry Cheng và sáng lập Huawei Ren Zhengfei. Lúc ấy ông Ren mới chỉ 49 tuổi.
COO Motorola Mike Zafrovski đi dạo trên bãi biển cùng giám đốc Huawei Larry Cheng và sáng lập Huawei Ren Zhengfei
Thông tin này chưa từng được tiết lộ và thời điểm đó Motorola chỉ quan tâm tới mảng kinh doanh thiết bị mạng của Huawei. 15 năm sau thời điểm đó các thiết bị như Mate 20 Pro mới được ra mắt, 6 năm sau Motorolad DROID mới được trình làng và gần 1 năm sau điện thoại nắp gập huyền thoại RAZR mới được tung lên kệ.
Video đang HOT
Thời điểm đó, ông Zafirovski đã nhìn thấy khả năng làm ra những sản phẩm chất lượng của Huawei. Vị CEO này nghĩ rằng với việc thâu tóm Huawei, Motorola có thể biến 1 1 = 5.
Tuy nhiên, sau đó Zafirovski đã thất bại trong cuộc chạy đua vào vị trí CEO của Motorola nên thỏa thuận thâu tóm Huawei bị bãi bỏ bởi công ty Mỹ không sẵn sàng trả mức giá quá cao cho một hãng nước ngoài vô danh. Hơn nữa, các điều khoản yêu cầu Motorola trả trước phần lớn số tiền cần để thâu tóm. Vào thời điểm đó, Huawei cũng chưa được sự đầu tư từ chính phủ Trung Quốc. Nhưng chẳng bao lâu sau, Huawei đã trở thành một ông lớn trên thị trường toàn cầu.
Khoảng thời gian sau đó, Motorola bán được hơn 130 triệu chiếc RAZR và bắt đầu chuyển sang phát triển các thiết bị Android vào năm 2009 với Motorola DROID. Năm 2011, Motorola được Google mua lại với giá 12,5 tỷ USD và tiếp tục bị bán cho Lenovo sau chưa đầy 3 năm. Về phần mình, năm ngoái Huawei đạt doanh thu 108,5 tỷ USD và đang là hãng smartphone lớn thế 2 thế giới. Huawei cũng đang là nhà cung cấp thiết bị mạng lớn nhất thế giới.
Chúng ta không bao giờ biết những gì sẽ diễn ra nếu thỏa thuận này được ký. Tuy nhiên, “không rõ Huawei sẽ cứu Motorola hay Motorola sẽ phá hủy Huawei”, môt giám đốc cao cấp của Motorola tại Hồng Kông chia sẻ.
Theo Genk
Nhà sáng lập Huawei liên tục lên sóng truyền thông bác bỏ các cáo buộc
Người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi đã lần đầu tiên trả lời phỏng vấn trên truyền hình nhằm bảo vệ hoạt động kinh doanh và bác bỏ những cáo buộc nhằm vào hãng công nghệ khổng lồ này.
Ông Nhậm Chính Phi. (Nguồn: South China Morning Post)
Trước làn sóng công kích và ngăn cản Huawei ở một loạt nước phương Tây, người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei) đã lần đầu tiên trả lời phỏng vấn trên truyền hình nhằm bảo vệ hoạt động kinh doanh và bác bỏ những cáo buộc nhằm vào hãng công nghệ khổng lồ này.
Trong cuộc gặp mặt báo chí trong và quốc tế được phát sóng ngày 20/1 trên kênh truyền hình của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), người sáng lập 74 tuổi của Huawei cho biết các giải pháp không dây và 5G của hãng này là đẳng cấp thế giới và sẽ giải quyết các vấn đề mà nhiều nước phương Tây phải đối mặt trong sự phát triển 5G, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn thưa thớt.
"Họ thực sự dại dột và sẽ mất tiền nếu họ không mua [sản phẩm của chúng tôi]," ông Nhậm nói với một phóng viên CCTV khi được hỏi quan điểm của ông về lệnh cấm của một số quốc gia với thiết bị mạng của Huawei.
"Chúng tôi có nhiều thứ mà các nước châu Âu và châu Mỹ cần, và họ sẽ phải mua từ chúng tôi," ông Nhậm nói đồng thời cho biết thêm rằng ông tự tin về vị trí cạnh tranh của Huawei trong phát triển mạng không dây và 5G khi so sánh với các hãng khác trên thế giới.
Ông Nhậm, người hiếm khi nói chuyện với truyền thông kể từ khi thành lập Huawei năm 1987, đã bắt đầu một chiến dịch quan hệ công chúng để xây dựng lại hình ảnh của công ty. Ông đã có các cuộc nói chuyện với ít nhất ba nhóm phóng viên ở Thâm Quyến tuần trước, bao gồm một cuộc phỏng vấn với nhóm truyền thông quốc tế được chọn, một cuộc phỏng vấn với nhóm truyền thông trong nước, cũng như trên sóng truyền hình Trung Quốc qua đài CCTV.
Ông Nhậm thừa nhận rằng ông đã bị nhóm quan hệ công chúng của Huawei ép phải đồng ý với các cuộc phỏng vấn vì công ty đang ở giai đoạn chuyển tiếp của cuộc khủng hoảng hiện tại và phải tập hợp khách hàng cũng như 180.000 nhân viên để giúp họ hiểu rõ hơn về công ty và khả năng giải quyết giai đoạn khó khăn này. Ông Nhậm nói thêm rằng công ty tin rằng ông có thẩm quyền và nên nói chuyện với công chúng.
Huawei hiện là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới song lại đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, với các cáo buộc hãng này có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc. Anh, Đức, Australia, New Zealand và Canada đã cấm hoặc đang xem xét liệu có cho phép cài đặt thiết bị Huawei trong mạng viễn thông của các quốc gia này hay không.
Đầu tháng này, Bộ trưởng Tư pháp Na Uy cho biết đang xem xét liệu có nên gia nhập các quốc gia phương Tây khác để loại trừ Huawei khỏi việc xây dựng một phần cơ sở hạ tầng 5G mới của đất nước Bắc Âu này hay không./.
Theo viet nam plus
Giữa nước sôi nửa bỏng, Đức cân nhắc cấm cửa Huawei Chính phủ Đức đang cân nhắc cấm Huawei tham gia phát triển mạng 5G nước này trong bối cảnh có nhiều nghi ngại Huawei là công cụ gián điệp của Trung Quốc. Mặc dù cuối năm 2018, Đức tuyên bố không tìm thấy bằng chứng về hoạt động gián điệp của Huawei, nhưng nay chính phủ nước này đang tính tới một số...