Một vòng những món ăn ngon ở Quận 10
Đến với Quận 10, bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức rất nhiều món ăn ngon như: bột chiên, phở cuốn, mỳ gà, bánh xèo, bánh cuốn nóng, phở trộn… Quận 10 nằm ở phía Tây Nam của trung tâm TP. Hồ Chí Minh được chia thành 5 khu với 15 phường lớn nhỏ. Là một trong những quận trung tâm của TP với vị trí thuận lợi, thương mại phát triển, Q.10 cũng là địa chỉ tập hợp rất nhiều món ăn ngon.
Đầu tiên là quán gà ở số 91A Cư xá Lý Thường Kiệt (đối diện với sân vận động Thống Nhất), P.7. Quán bán rất nhiều món ngon: bánh canh, hủ tiếu, mỳ, miến… và tất cả đều được nấu chung với gà. Mặc dù là quán ăn bình dân nhưng lại được đánh giá rất cao về chất lượng. Mỗi món ăn có giá 20.000 đồng.
Điều thu hút thực khách tới quán chính là thứ thịt gà hảo hạng. Là gà ta chính hiệu nên thịt gà của quán không bở, ăn dai nhưng mềm và có vị ngọt dịu nhẹ rất đặc trưng. Có hai loại: thịt gà thái lát và thịt gà xé cho bạn lựa chọn. Bên cạnh đó, nước dùng ngọt, thanh, đậm đà cũng giúp quán ghi điểm rất nhiều.
Phở cuốn, trà chanh là hai món ăn vặt, giải khát vô cùng quen thuộc của người dân Hà Nội. Nhưng khi du nhập vào Nam, nó đã tạo nên một cơn sốt thực sự đối với tín đồ ẩm thực nơi đây, nhất là với những người con đất Bắc đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn.
Ly trà chanh mát lạnh là sự tổng hòa của nhiều hương vị, vị đắng chan chát của trà, chua chua của lát chanh tươi, ngọt của đường, thơm nhẹ mùi mật ong, tinh chất hoa nhài. Cuốn phở cuốn giản dị, đơn sơ nhưng không kém phần thanh lịch, tinh tế như chính người dân Hà thành – nơi khởi nguồn của món ăn này. Thịt bò mềm, đậm đà ăn kèm với rau sống, phở cuốn, chấm nhẹ vào chén nước chấm ngọt bùi đang dần chinh phục được khẩu vị khó tính của tín đồ ẩm thực Sài thành, làm phong phú thêm bản đồ ẩm thực vốn đã rất đa dạng tại thành phố sôi động này.
Bạn có thể thưởng thức phở cuốn và trà chanh tại 006, lô F, chung cư Lê Thị Riêng, đường Nguyễn Giản Thanh với giá 4.000 đồng/cuốn và 10.000 đồng/ly trà chanh.
Một món Bắc khác cũng rất nổi tiếng ở Q.10 đó là món phở trộn Happy tại số 85 Đào Duy Từ, P.5 (gần trường Đại học kinh tế Nguyễn Tri Phương). Quán mở cửa từ 6h30 – 12h30 sáng, các ngày từ thứ 2 đến thứ 7.
Phở trộn khá giống với bún thịt bò xào miền Nam nhưng nhờ những sự thay đổi thú vị trong gia vị và cách thức mà món phở trộn có vẻ đậm đà và thơm ngon rất riêng. Nước sốt chua ngọt có lẽ là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt đẳng cấp ngon dở của một quán ăn. Ngoài những thành phần đơn giản trong việc pha chế sốt thì bí quyết gia truyền đã khiến cho nước sốt chua ngọt của quán ăn này trở nên thật hấp dẫn. Giá cho mỗi bát phở trộn là 25.000 đồng.
Một đĩa bánh cuốn nóng khởi động ngày mới luôn là một ý kiến không tồi. Tại 268 Bà Hạt có một quán bánh cuốn bán từ sáng sớm đến tận chiều tối, đáp ứng nhu cầu thưởng thức món ăn của rất đông thực khách. Ngoài việc nhân bánh rất chất lượng, chả lụa ngon và nước chấm vừa ăn thì tại quán còn có món bánh tôm cực lạ. Một đĩa bánh thập cẩm có giá từ 22.000 – 25.000 đồng với đầy đủ: nem chua, chả quế, chả lụa, chả chiên, bánh tôm, rau giá…
Video đang HOT
Chả lụa được đặt làm thủ công, bánh tôm cũng được làm tại nhà với công thức vô cùng mới lạ: có thêm nhân chuối ở trong. Ngoài ra, quán còn bán thêm nước sâm khá ngon. Một chai có giá 8.000 đồng với vị ngọt mía lau cực mát.
Mỗi khi muốn ăn bánh xèo, thực khách sành ăn đất Sài thành không thể không nghĩ đến bánh xèo A Phủ, một trong những quán ngon nhất nhì ở TP. Hồ Chí Minh. Nằm tại 10A đường 3 – 2, quán thu hút được một lượng lớn khách hàng vào những dịp cuối tuần, thích hợp với những buổi tiệc nhỏ như liên hoan, sinh nhật bởi không gian ở đây rất rộng rãi và thoáng mát. Tại đây, bánh xèo cũng được làm với nhiều loại nhân khác nhau như bánh xèo tôm, bánh xèo thịt, bánh xèo chay… Ngoài ra quán còn có nem nướng, chạo tôm, chả đùm, súp bắp kem cua, gỏi hải sản rau câu, lẩu bò 7 món, đầu cá lóc hấp… cho khách lựa chọn. Các món ăn ở quán vô cùng phong phú và đa dạng.
Bột chiên là món ăn đơn giản, bình dân nhưng lại rất hấp dẫn và ngon miệng. Tại 252/31 Cao Thắng, P.12, thực khách có thể tìm được cho mình thứ bột chiên vàng, ngậy vị béo từ trứng gà, thơm từ hành lá, vị cay cay ngọt ngọt từ nước tương pha ớt… Điểm đặc trưng của quán là trứng sẽ được đánh đều, chiên chung với bột chứ không được đập thẳng lên bột như những quán khác. Do đó nên khi chiên xong, trứng có mùi thơm và có độ giòn hơn bình thường. Giá cho mỗi đĩa bột chiên từ 15.000 – 20.000 đồng.
Theo TTVN
Đến Hà Nội thưởng thức món cuốn cực ngon
Ẩm thực thủ đô không chỉ nổi tiếng bởi các món ăn nóng hổi mà còn cực kỳ nổi tiếng với 3 món cuốn mà nhắc đến chúng gần như tất cả những ai sinh sống ở Hà Nội đều biết.
Nem Phùng
Kẻ Phùng xưa - thị trấn Phùng hiện nay thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội từ lâu đã là địa danh nổi tiếng với rất nhiều món ăn dân dã, nhưng được biết đến nhiều hơn cả vẫn là món nem Phùng với câu ca dao thân thuộc: "Nem Phùng ăn với lá sung. Để người tứ xứ nhớ nhung nem Phùng".
Nem gồm thịt cả mỡ cả nạc, chần qua nước sôi thái nhỏ, bì lợn luộc kỹ, thái sợi trộn với thính. Nem không dùng chất bảo quản nên chỉ để được 2 ngày là cùng. Thành phần của nem hơi giống nem nắm Nam Định nhưng mỡ ít hơn.
Ăn kèm với nem là lá sung, đinh lăng chấm với nước tương vàng chứ không phải là nước mắm như một số loại nem khác. Bạn có thể dùng chính lá sung hoặc bánh đa nem để cuốn.
Nem Phùng được bán dưới hai hình thức: nem quả (mỗi gói khoảng 200g) hoặc theo cân (200.000 đồng một kg). Nhà 4-5 người, bạn mua 400g là ăn thoải mái. Cũng như các món nem cuốn khác, các bác sĩ đều khuyên bà bầu không nên ăn bởi trong nem Phùng có thịt tái.
Nem tai
Nói đến món nem tai Hà Nội, người sành ăn nghĩ ngay đến quán nem của bà Hồng ở Hàng Thùng. Nem tai Bà Hồng từ lâu đã trở thành một địa chỉ quen thuộc không chỉ của người Hà Nội mà còn nổi tiếng ngay cả những du khách thập phương. Người ta ăn nem như một món ăn thanh cảnh, ăn chơi chứ không phải ăn lấy no.
Ngày nào cũng vậy, cứ quãng 8-9h sáng và cuối giờ chiều, quán nem bà Hồng đông nghịt khách. Chỗ để ngồi ăn tại quán không đủ cung cấp cho lượng người đến mỗi lúc một đông. Khách mua hàng phải đứng xếp hàng trước cửa chờ đợi được mua món nem nổi tiếng đất Hà Thành.
Nem tai Bà Hồng nổi tiếng Hà Nội từ vài chục năm nay. Bà Hồng bảo đây là món gia truyền của gia đình. Ngày nhỏ, khi bà còn ở Nam Định cùng gia đình, bố mẹ bà đã làm món ăn này và đã có tiếng quê nhà. Bà học làm nem từ thời con gái, đến khi lấy chồng quê Ước Lễ ( Hà Tây), bà theo chồng chuyển về Hà Nội và mở cửa hàng làm nem tai gia truyền.
Ở Hà Nội bây giờ có hàng chục cái chợ, trong mỗi chợ lại có hàng chục hàng bán nem tai, nhưng không quán nào có được vị thơm ngon đặc trưng như quán Bà Hồng. Để có được hương vị riêng ấy, Bà Hồng đã rất "kỹ tính" trong khâu làm. Tai lợn phải được làm sạch, khử trùng bằng muối và dấm, sau đó cho lên hấp cách thuỷ từng mẻ một để tai không bị mất nước mà vẫn đảm bảo độ giòn, mềm. Tai chín, mang thái mỏng, dài, để ráo nước. Tai lợn làm xong phải trắng trong mới đúng tiêu chuẩn.
Nem tai có thơm, ngon hay không cũng phần lớn nhờ vào thính rắc bên trên. Chính vì thế làm thính là khâu quan trọng nhất của món nem. Thính của quán nem Bà Hồng gồm rất nhiều loại ngũ cốc nhưng chủ yếu là gạo nếp thơm, đỗ tương, đỗ xanh và nhiều loại gia vị gia truyền của gia đình. Những nguyên liệu này được làm khá kỳ công, cho lên bếp lửa liu riu, rang lên rồi hạ thổ, rồi lại cho rang lửa 2 lại hạ thổ... cứ như vậy, rang đến lửa 4, lửa 5, khi ngũ cốc đã vàng đều và dậy mùi thơm thì mới cho vào cối xay nhuyễn. Thính thơm ngậy, rắc vào tai lợn đã thái sạch để ráo và trộn đều cho đến khi màu vàng ruộm của thính đã bao toàn bộ các miếng tai thải mỏng thì xong.
Món nem tai được ăn theo dạng cuốn. Một ít lá sung, lá đinh lăng, rải lên bánh đa nem, cho nem tai vào, kèm với một vài miếng sung muối chua, cộng với một lát giò lụa hoặc nem chua. Sau đó cuốn kỹ thành một miếng nhỏ vừa tay cầm, khách ăn sẽ chấm miếng nem tai cuốn vào nước mắm dấm cay nhẹ. Độ dai của bánh đa nem, độ giòn, mềm, thơm ngậy của nem tai, cộng với một chút vị chan chát, xin xít của rau kèm và vị chua chua, ngòn ngọt, cay dịu của nước chấm sẽ làm khách đến thưởng thức nhớ mãi.
Trong món ăn này, rau kèm là một phần không thể thiếu. Đĩa rau kèm của quán bà Hồng có trên chục loại nào lá sung, lá đinh lăng, kinh giới, xà lách, lá mơ... khách thích dùng loại rau kèm nào cũng có. Chính vì vậy, món nem tai Bà Hồng càng thêm hấp dẫn khách đến ăn
Quán nem tai Bà Hồng đã trở thành địa chỉ thường xuyên của không ít người Hà Nội. Bạn bè gặp mặt thường rủ nhau đi thưởng thức món nem Bà Hồng, những đôi trai gái yêu nhau cũng lui tới quán này như một chỗ để ăn vui. Nhiều gia đình thiết đãi khách, cũng tới đây mua nem về bày tiệc. Chị Vân kể, có người tận Sài Gòn, ra Hà Nội chơi còn cố qua cửa hàng mua một chút nem tai để làm quà cho người nhà.
Quán nem Bà Hồng đã trải qua nhiều đời, bây giờ đến đời của con dâu bà là thứ 4, nhưng quán nem vẫn giữ được hương vị thơm, ngon quyến rũ mà không một cửa hàng nào có.
Phở cuốn
Không biết tự bao giờ, phở dã thành một nét rất riêng của Hà Nội. Những năm gần đây, ở thủ đô thịnh hành một phong vị phở mới: phở cuốn, một món vừa lạ miệng vừa dễ ăn.
Ngũ Xã là một làng nghề nằm cạnh hồ Trúc Bạch, phía tây Thăng Long, nay là phố Ngũ Xã, thuộc địa phận quận Ba Đình, Hà Nội. Nổi danh từ xưa với nghề đúc đồng nhưng gần đây, nghề truyền thống ấy bị thu hẹp, thay vào đó là khu phố mới với nhiều dịch vụ ẩm thực nổi tiếng, đặc biệt là phở cuốn, món ăn thu hút nhiều năm thanh nữ tú cùng thực khách trong và ngoài nước đến thưởng thức.
Khu phố phở cuốn Ngũ Xã đông khách nhất vào cuối tuần vào tầm chiều chiều trong ngày. Ăn phở cuốn chủ yếu để thưởng thức và khám phá một phong vị phở hoàn toàn độc đáo và mới lạ. Cảm nhận sẽ đặc biệt khi so sánh với món phở nước truyền thống. Cũng bánh phở, cũng thịt, cũng những rau thơm nhưng phở cuốn ăn khô, không chan nước dùng mà chỉ chấm bằng nước mắm pha nhạt.
Bánh phở để cả tấm, dùng để cuốn thịt và rau chứ không thái thành sợi nhỏ như phở truyền thống. Chỉ vậy thôi, nghe có vẻ cực kỳ đơn giản nhưng bí quyết của món ngon này nằm ở khâu ướp thịt và pha nước chấm. Thời gian ướp thịt không được quá lâu cũng không được nhanh quá, khoảng chừng nửa tiếng là vừa. Còn các gia vị dùng để ướp thịt là bí quyết riêng của từng nhà hàng để tạo nên một hương vị đặc trưng.
Trong đó, mùi vị của rau húng Láng thật đặc biệt, có vị mát như bạc hà, lại thơm nhè nhẹ và thanh mát. Thao tác cuốn phở đơn giản thôi, xúc thịt vừa xào xong vào giữa bánh phở, với tay chọn đủ ba vị rau và xấp xấp chúng dồn vào nhau bằng nững ngón tay linh hoạt, đồng thời nhẹ nhàng cuốn chúng lại nằm gọn gàng trong bánh phở trắng ngần mềm mượt.
Bánh phở mỏng và mềm nhưng rất dai mới là bánh phở ngon, cuốn lên trông đẹp mắt mà không hề bị rách nát hay nhão nhoẹt, rời khỏi bàn tay khéo léo của người cuốn là đã trở thành món phở cuốn hoàn chỉnh. Chiếc phở cuốn như sự hoà quyện màu xanh của hy vọng và thiên nhiên tươi đẹp với màu trắng của hạt gạo thơm dẻo của đất trời và vị đậm đà của thịt bò xào tái lăn.
Theo infornet
Các khúc biến tấu lạ mà quen của phở Phở cuốn thanh ngọt, phở chiên giòn thơm lừng, phở chua độc đáo với lớp nước sốt ánh vàng, phở hai tô nhấn nhá với nước tương trộn cùng... là những khúc biến tấu khác nhau của món phở nóng quen thuộc. Phở chua Phở chua gắn liền với các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Xét về tính phổ thông thì món phở...