Một vaccine Covid-19 Việt Nam tạm dừng thử nghiệm giai đoạn 3
Thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 Việt Nam Covivac sẽ được tạm dừng, do khó khăn trong việc tuyển tình nguyện viên đủ điều kiện.
Thông tin được đại diện Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC), đơn vị nghiên cứu và phát triển vaccine Covivac, xác nhận với Dân trí chiều 30/11.
Theo đại diện IVAC, giai đoạn 3 của thử nghiệm lâm sàng vaccine Covivac, theo kế hoạch, sẽ được triển khai vào tháng 12 với số lượng tình nguyện viên dự kiến là 4.000 người.
Tuy nhiên, hiện nhóm nghiên cứu gặp khó khăn trong việc tìm được đủ tình nguyện viên đáp ứng các điều kiện.
Vaccine Covivac.
“Tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 ở nước ta rất cao. Do đó, chúng tôi gặp khó trong việc tuyển tình nguyện viên chưa tiêm vaccine Covid-19 và đáp ứng các tiêu chí khác của nghiên cứu. Các tình nguyện viên cũng phải theo cộng đồng, không thể tuyển mỗi nơi một ít”, vị này cho hay.
Video đang HOT
Đơn vị này cũng đang cố gắng tìm các phương án khác, trong đó có phương án nghiên cứu liều vaccine tăng cường để sử trong tương lai.
Covivac được IVAC nghiên cứu và phát triển từ tháng 5/2020. Covivac là vaccine phòng Covid-19 thứ hai của Việt Nam (bên cạnh Nanocovax) bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
Vaccine Covivac là vaccine vector Newcastle (NDV), gắn gen biểu hiện Protein S của virus SARS-CoV-2, được sản xuất trên công nghệ trứng gà có phôi. Công nghệ này cũng được sử dụng để sản xuất vaccine dự phòng cúm mùa đang lưu hành tại Việt Nam.
Theo báo cáo, trong giai đoạn một, vaccine Covivac đã được thử nghiệm trên 120 người, trong độ tuổi 18-59 tuổi, phân bổ vào 4 nhóm thử, mỗi nhóm 25 người với các mức liều vaccine: 1g, 3g, 10g và 1g 1,5mg tá chất CpG 1018, và nhóm giả dược có 20 người tiêm dung dịch muối đệm phosphat, pH=7,2. Kết quả, tất cả 4 nhóm liều vaccine an toàn, dung nạp tốt. Về đáp ứng miễn dịch, tất cả 4 nhóm mức liều khác nhau của vaccine Covivac đều có đáp ứng miễn dịch kháng thể trung hòa SARS-CoV-2 và kháng thể IgG kháng protein S ở các mức độ khác nhau.
Thế giới gần chạm mốc 262 triệu ca mắc COVID-19; biến thể Omicron đe dọa lây lan
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 29/11 (theo giờ Việt Nam), trên toàn thế giới ghi nhận 261.969.242 ca mắc COVID-19 và 5.220.511 ca tử vong.
Số ca hồi phục là 236.600.130 ca.
Thông báo của Tổ chức Y tế thế giới về biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, có tên Omicron, trên một màn hình điện thoại thông minh. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Biến thể Omicron vừa phát hiện ở miền Nam châu Phi đang thực sự phủ bóng đen lên bức tranh dịch bệnh ngày 29/11 sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá biến thể này có khả năng lan ra toàn thế giới và gây ra những hậu quả rất nặng nề.
Là quốc gia chịu tác động nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với 799.400 ca tử vong trong số hơn 49 triệu ca mắc, Mỹ từ ngày 29/11 áp đặt cấm nhập cảnh đối với những người từng đến Nam Phi và 7 quốc gia khác ở miền Nam châu Phi trong 14 ngày qua, ngoại trừ công dân Mỹ và thường trú nhân ở Mỹ.
Tại Nam Phi, trên 2.800 ca mắc mới COVID-19 đã được ghi nhận trong ngày 28/11, tăng mạnh so với mức trung bình 500 ca/ngày trong tuần trước và 275 ca/ngày trong tuần trước nữa. Tiến sĩ Salim Abdool Karim - chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Nam Phi, cảnh báo số ca mắc mới COVID-19 ở nước này có thể tăng gấp 3 lần trong tuần này do sự lây lan của biến thể Omicron. Hiện Nam Phi có 2,96 triệu ca mắc COVID-19 và 89.700 ca tử vong.
Hành khách xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại sân bay ở Johannesburg, Nam Phi, ngày 27/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau khi xuất hiện tại một loạt nước và vùng lãnh thổ ở châu Á, châu Đại Dương và châu Âu, biến thể Omicron tiếp tục lan đến Bồ Đào Nha với 13 ca nhiễm, tất cả đều liên quan đến các cầu thủ và thành viên câu lạc bộ bóng đá Belenenses ở thủ đô Lisbon. Tuần trước, một cầu thủ của câu lạc bộ này đã trở về từ Nam Phi. Điều đáng lo ngại là ngày 27/11 vừa qua, câu lạc bộ Belenenses đã gặp câu lạc bộ Benfica trong khuôn khổ giải Primeira Liga.
Ireland ngày 29/11 thông báo nước này đang xét nghiệm hơn 10 ca nghi nhiễm Omicron đồng thời khuyến cáo người dân hạn chế đến 7 nước khu vực Nam châu Phi có nguy cơ cao. Trong khi đó, Thụy Sĩ cũng thông báo phát hiện một ca nghi nhiễm Omicron liên quan tới một người trở về từ Nam Phi khoảng một tuần trước.
Mối đe dọa từ biến thể Omicron tiếp tục khiến nhiều nước phải siết chặt kiểm soát người nhập cảnh. Tại Đông Nam Á, Thái Lan yêu cầu những người đến từ các quốc gia ở châu Phi không thuộc diện cấm nhập cảnh vẫn phải cách ly trong 14 ngày và xét nghiệm COVID-19 nhiều lần. Philippines cũng tạm đình chỉ quyết định cho phép những người đã tiêm phòng đầy đủ nhập cảnh nước này, còn Indonesia ngừng nhập cảnh đối với những người từng đến 10 quốc gia châu Phi và Hong Kong (Trung Quốc) trong hai tuần qua.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Nhật Bản tái áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài bắt đầu từ ngày 30/11. Ngoài ra, công dân Nhật Bản và người nước ngoài thường trú tại nước này sau khi trở về từ 9 quốc gia châu Phi gồm Botswana, Eswatini, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia, Nam Phi, Zambia và Zimbabwe cùng 14 quốc gia và vùng lãnh thổ khác sẽ buộc phải cách ly 10 ngày tại cơ sở cách ly cho chính phủ chỉ định.
Còn tại Hàn Quốc, chính phủ nước này đã quyết định hoãn chuyển sang giai đoạn 2 trong lộ trình nới lỏng hạn chế.
Cũng do lo ngại về biến thể Omicron, ngày 29/11, Australia tuyên bố dừng kế hoạch từ ngày 1/12 mở cửa lại biên giới đối với lao động kỹ năng và sinh viên sau khi nước này ghi nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể này.
Tại châu Phi và Trung Đông, các biện pháp ngăn chặn biến thể Omicron đang được đẩy mạnh. Cụ thể, nhà chức trách Maroc đã thông báo đình chỉ tất cả các chuyến bay chở khách trực tiếp đến Vương quốc Anh trong hai tuần kể từ ngày 29/11. Bên cạnh đó, Maroc cũng quyết định hoãn Hội nghị đối tác châu Âu - Địa Trung Hải từ ngày 1 - 2/12, nơi có sự tham gia của các quan chức thuộc Ủy ban kinh tế và xã hội châu Âu (ESC) và Hội đồng Kinh tế - Xã hội và Môi trường (EESC) của Maroc.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Jerusalem. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng ngày, Jordan công bố lệnh cấm hành khách đến từ Nam Phi, Lesotho, Zimbabwe, Mozambique, Namibia, Eswatini và Botswana nhập cảnh nước này. Công dân Jordan và người thân đến từ các quốc gia nói trên chỉ được phép quay trở lại Jordan qua Sân bay quốc tế Queen Alia và sau khi thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như xét nghiệm PCR, ký cam kết cách ly và trả trước chi phí cách ly 14 ngày. Rwanda cũng đưa ra quyết định tạm ngừng các chuyến bay trực tiếp đến và đi từ khu vực miền Nam châu Phi do lo ngại biến thể Omicron.
Điểm sáng trong bức tranh đại dịch COVID-19 ngày 29/11 là việc các quốc gia thành viên WHO đạt được đồng thuận trong việc khởi động tiến trình đàm phán nhằm đi đến một "hiệp ước đại dịch", trong đó đề ra cách thức xử lý trong trường hợp xảy ra khủng hoảng y tế toàn cầu. Theo đó, các quốc gia đã nhất trí thành lập một cơ quan đàm phán liên chính phủ (INB) chịu trách nhiệm soạn thảo và đàm phán về một "hiệp ước" của WHO hay một dạng quy ước khác về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch.
Sự xuất hiện của biến thể Omicron và 2 bài học lớn cho thế giới Sự xuất hiện của biến thể Omicron đã cho thấy virus vẫn chưa bị đánh bại và sẽ càng khó bị đánh bại nếu thế giới không rút ra được bài học từ những điều đã trải qua. Hai năm sau khi xuất hiện ở Vũ Hán, virus SARS-CoV-2 vẫn khiến thế giới chao đảo. Biến thể Omicron đáng lo ngại xuất hiện,...