Một tuần nên ăn bao nhiêu thịt lợn?
Thịt lợn là món ăn phổ biến trong bữa cơm hàng ngày của người Việt, vậy một tuần nên ăn bao nhiêu thịt lợn?
Một tuần nên ăn bao nhiêu thịt lợn?
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Nghiên cứu công nghệ thực phẩm) cho hay, thịt trong nhóm thực phẩm cung cấp protein – không nên ăn quá nhiều. Trả lời câu hỏi mỗi ngày được ăn bao nhiêu thịt, ông cho rằng, mỗi ngày không nên ăn quá 150gr thịt, áp dụng cho tất cả các loại thịt.
Một người bình thường không nên ăn quá 300 – 500g thịt đỏ (bò, lợn, bê…) mỗi tuần. Tốt nhất chỉ ăn 2 lần/tuần (khẩu phần 100 – 150g/lần ăn, tùy cân nặng và mức độ béo để tăng giảm phù hợp) và tốt nhất là luộc thịt, hầm thịt.
Thịt gà chỉ ăn 3 lần/ tuần, lượng không quá 150gr/ngày.
Thịt lợn chỉ nên ăn 3 lần/tuần. Không ăn thịt lợn với thịt bò, gan dê, đậu tương vì có thể tương khắc.
Thịt gà và các loại thịt trắng bình thường chỉ ăn 3 lần/tuần, lượng không quá 150gr/ngày. Không ăn thịt gà với kinh giới, tỏi, hành sống, thịt chó…
Thịt lợn tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều.
Tác dụng của thịt lợn
Video đang HOT
Báo Vietnamnet dẫn nguồn trang Eating Well cho biết, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ thông tin, trong 85g thịt lợn nấu chín (đã loại bỏ mỡ) chứa 171 calo, 23g protein, 8g chất béo, 47mg natri, 303mg kali, 55mg choline.
Ăn thịt lợn đúng cách cơ thể sẽ nhận được những tác dụng sau:
Cung cấp protein chất lượng cao
Trong 85g thịt lợn nấu chín chứa tới 23g protein chất lượng cao. “Protein trong thực phẩm như thịt lợn có thể được cơ thể sử dụng rất dễ dàng. Lợi ích của protein chất lượng cao gồm xây dựng cơ bắp khỏe mạnh, giúp bạn no lâu, hỗ trợ miễn dịch, kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa mất cơ và sản xuất năng lượng”, chuyên gia dinh dưỡng ở Mỹ – Kara Behlke-Ungerman, nói.
Chuyên gia dinh dưỡng Johna Burdeos giải thích: “Protein đặc biệt quan trọng khi chúng ta già đi do khối lượng cơ bắp giảm dần theo tuổi tác, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiểu cơ. Tác dụng phụ bao gồm suy dinh dưỡng, té ngã, suy nhược, suy giảm chức năng và trầm cảm”.
Giàu choline
Choline là chất dinh dưỡng quan trọng để phát triển trí não và tủy sống khỏe mạnh cho trẻ đang phát triển trong thai kỳ.
Hầu hết những người đang mang thai không nhận đủ choline khi mang thai và cho con bú. Behlke-Ungerman cho biết: “Một khẩu phần thịt lợn 85g có thể cung cấp nguồn choline dồi dào mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé”.
Ngoài ra, thịt lợn còn chứa các vitamin nhóm B bao gồm B1, B3, B6, B12. Theo Đại học Sản Phụ khoa Mỹ, vitamin B đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhau thai và cung cấp năng lượng cho sự phát triển của thai nhi.
Ăn bao nhiêu thịt lợn, bò mỗi ngày sẽ gây hại cho sức khỏe?
Những người thường xuyên ăn hơn 90g thịt lợn, bò hoặc thịt chế biến sẵn mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc ung thư ruột.
Nghiên cứu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nêu rõ thịt đỏ (thịt lợn, bò, cừu, bê, dê) và thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải dừng ăn hoàn toàn loại thực phẩm này, tất cả phụ thuộc vào chất lượng và số lượng.
Lợi ích từ ăn thịt
Theo BBC Good Food, thịt là nguồn cung cấp protein, nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng mà cơ thể bạn cần để phát triển và hoạt động. Thịt đỏ cũng là nguồn cung cấp sắt dồi dào và rất quan trọng trong ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Ăn thịt đỏ 1-2 lần mỗi tuần phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt đối với trẻ mới biết đi và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Thịt nạc như thịt gà là những lựa chọn hữu ích, hỗ trợ duy trì cân nặng khỏe mạnh thông qua việc giúp kiểm soát sự thèm ăn và khiến bạn no lâu hơn.
Bạn không nên ăn quá nhiều thịt lợn mỗi ngày. Ảnh minh họa: AI
Ăn bao nhiêu thịt là an toàn?
Nghiên cứu gần đây ghi nhận những người ăn khoảng 76g thịt đỏ và thịt chế biến mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư ruột cao hơn so với nhóm ăn khoảng 21g mỗi ngày.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyến cáo những người thường xuyên ăn hơn 90g thịt đỏ hoặc thịt chế biến mỗi ngày nên giảm lượng này vì có thể liên quan đến nguy cơ ung thư ruột.
Việc cắt giảm các loại thực phẩm trên không khó như nhiều người nghĩ. Mục tiêu là chỉ ăn thịt đỏ 1-2 lần một tuần, lý tưởng nhất là loại bỏ hoàn toàn thịt chế biến sẵn. Bạn có thể thay thịt lợn, bò bằng thịt gà.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung nhiều loại cá trắng, nhiều dầu như cá thu, cá trích, cá mòi và cá hồi 1 lần mỗi tuần. Đây là nguồn cung cấp dầu omega-3 có lợi tuyệt vời. Thêm các loại đậu cũng là giải pháp cung cấp protein, chất xơ tốt.
Các cách cắt giảm thịt
- Xây dựng bữa ăn quanh các loại rau, đậu, ngũ cốc và thêm một ít thịt.
- Sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật có giá trị tương tự thịt như nấm và cà tím.
- Thiết kế chế độ ăn hạn chế lượng thịt phù hợp với bạn. Ví dụ, cân nhắc chỉ ăn thịt vào cuối tuần hoặc hạn chế thịt một bữa mỗi ngày.
- Mua ít thịt hơn nhưng hãy mua loại có chất lượng tốt nhất có thể.
- Chọn các món ăn chay sử dụng nhiều gia vị và thảo mộc tạo cảm giác ngon miệng.
- Thêm phô mai để bữa ăn của bạn ngon miệng hơn.
- Trong bánh sandwich, hãy thay thế salami, giăm bông hoặc các loại thịt chế biến khác bằng cá ngừ, cá mòi, cá thu hoặc sử dụng gà nướng.
- Nếu bạn vẫn muốn ăn xúc xích, thịt xông khói, hãy giảm số lượng từ 2 miếng xuống còn 1 miếng, thêm trứng, đậu nếu bạn thấy đói.
Tác dụng của từng loại thịt với sức khỏe Nếu ăn với mức độ vừa phải, thịt bò, lợn, gà, dê... đều đem lại những lợi ích nhất định. Dưới đây là tác dụng của mỗi loại thịt với sức khoẻ nếu bạn ăn điều độ và đúng cách: Thịt bò Báo Lao động dẫn nguồn trang Webmd cho biết, thịt bò là nguồn cung cấp dồi dào protein và các chất...