Một từ tiếng Việt mới đọc qua chị em hí hửng thích mê, nhưng biết kết quả liền ngỡ ngàng bật ngửa
Nếu “dễ ăn của ngoại” vậy thì sao còn gọi là thử thách ghép từ chị em ơi!
Thời gian gần đây, những thử thách gây xoắn não trong chương trình Vua tiếng Việt đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Trong chương trình, người chơi phải vượt qua các câu đố liên quan đến ngữ pháp, từ ngữ trong tiếng mẹ đẻ cũng như thử thách khả năng phản xạ nhanh. Không ít cư dân mạng xin “giơ tay chịu trói” vì sự phong phú và đa dạng của tiếng Việt.
Một thử thách đoán từ trong chương trình mới đây cũng được dân tình chia sẻ rầm rộ với nhiều bình luận hài hước. Cụ thể, chương trình cho các chữ cái: C/ Ỡ/ Ố/ M và yêu cầu người chơi ghép thành từ có nghĩa.
Bạn nghĩ đáp án cho câu hỏi trên là gì?
Cách sắp xếp các chữ cái một cách vô tình nhưng… hữu ý của chương trình khiến ban đầu nhiều cư dân mạng “bé cái nhầm”. Có người còn tự tin khẳng định: “Cỡ ốm đúng rồi, còn ghép làm gì nữa hả trời?”. Tuy chị em nào thấy “gầy” hay “ốm” cũng thích thật nhưng trên thực tế, cỡ ốm là một từ không rõ nghĩa. Vậy đáp án cho câu hỏi trên là gì?
Video đang HOT
Cách sắp xếp các chữ cái một cách vô tình nhưng… hữu ý của chương trình khiến ban đầu nhiều cư dân mạng “bé cái nhầm”.
Đáp án ở đây rất bất ngờ, không liên quan chuyện gầy béo gì cả. Đó chính là… ỐC MỠ. Bởi mới nói “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, trông vậy mà không phải vậy đâu anh chị em. Tưởng “dễ ăn của ngoại” ai dè nhiều người còn phải tự hỏi lại “có thật mình là người Việt hay không?” khi đối diện những từ ngữ thách đố trình tiếng Việt. “Bà chúa từ vựng, nữ thần từ ngữ, cô gái văn chương, thiếu nữ văn học”… cũng có lúc phải chóng mặt trước độ khó nhằn của tiếng Việt mà thôi.
Anh chàng hỏi xoáy từ Tiếng Việt: "Nhật là ngày, sao còn gọi ngày sinh nhật?", bị bạn nói thẳng một câu liền "tắt điện"
Nói Tiếng Việt suốt 20 năm mà không hiểu rõ tiếng mẹ đẻ dùng thế nào luôn á.
Để ý nhé, dù tự tin Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ song chúng ta chưa chắc hiểu hết về thứ ngôn ngữ này đâu! Điển hình như mới đây, một anh chàng đã chia sẻ câu chuyện của mình khiến cho CĐM được phen tranh cãi.
Cụ thể anh chàng này đã liên tiếp hỏi những câu Tiếng Việt như sau:
- "Sao Tiếng Việt không có vần oong mà có từ xoong?".
- "Nhật là ngày sao còn ngày sinh nhật?".
- "Ngủ với thức khác nghĩa. Sao ngủ dậy với thức dậy cùng nghĩa?".
Đáp lại loạt câu hỏi kia, người bạn chỉ bình tĩnh nói 1 câu duy nhất: "Người Việt hay nói thế, biết vậy đi!".
Câu trả lời của anh bạn kia khiến chàng trai "cứng họng" không biết nói gì thêm. Đúng là dùng Tiếng Việt lâu năm, chúng ta đã mặc nhiên "vì người Việt dùng thế" nên có rất nhiều từ không sao lý giải nổi.
Để đáp lại thắc mắc của chàng trai kia, nhiều dân mạng cũng đã bày tỏ ý kiến về vấn đề này.
Đính chính lại một chút là"oong" vẫn là một vần trong Tiếng Việt, đã được dạy trong chương trình lớp 1. Vần này được dùng khá hiếm, có ví dụ như: cái xoong, hang Sơn Đoòng, kính coong (chuông cửa kêu kính coong), cải xoong (một loại rau)...
Rau cải xoong (Ảnh minh họa)
Một số bình luận khác của cộng đồng mạng:
Bạn H.H chia sẻ ý kiến: "Từ 'nhật' nếu để riêng thì thường không có nghĩa, thường sẽ kết hợp tạo thành nhật thực, chủ nhật... Thức dậy là trạng thái vừa mới mở mắt khi ngủ hết, đứng lên và làm việc gì đó. Còn ngủ dậy nói chung chung về việc dậy rồi nên không ngủ nữa".
Trong khi đó, bạn T.Đ cũng chia sẻ thêm bình luận: "Theo mình 'sinh' là đẻ, 'nhật' là ngày => ghép lại tạo thành ngày sinh. Còn thức dậy và ngủ dậy giống nhau vì cùng có từ 'dậy' đi kèm bổ trợ nghĩa".
Bạn V.H chia sẻ: " Tiếng Việt có rất nhiều từ kiểu bất quy tắc. Nếu bạn hiểu nó dùng để làm gì thì dùng. Còn không hiểu mà vẫn dùng được thì đừng có hiểu, vì việc tìm hiểu rất đau đầu!"
Bạn đã thấy "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" chưa?
Hỏi "Từ nào trong tiếng Việt bỏ dấu sắc thì trái ngược với nghĩa ban đầu?", câu trả lời khiến người thông minh nhất cũng ngã ngửa Tiếng Việt đúng là trăm đường lắt léo. Trong tiếng Việt, hệ thống các thanh điệu tạo ra sự đa dạng vô cùng cho các từ ngữ, chỉ cần thay đổi một chi tiết về dấu thôi là có thể thay đổi toàn bộ ngữ nghĩa của từ. Hoặc trong cùng một câu nói có nội dung tương đương, chỉ cần thêm một...