Một trong những tàu ngầm ‘nhiều tuổi nhất’ của Nga quay trở lại hoạt động
Một trong những tàu ngầm “có tuổi” nhất của Nga sẽ sớm quay trở lại hoạt động sau khi việc bảo trì hoàn tất.
Tàu ngầm Alrosa của Hải quân Nga. Ảnh: TASS
Tờ Washington Examiner (Mỹ) ngày 12/5 cho biết Hải quân Nga đang bắt tay vào việc hoàn thiện sửa chữa tàu ngầm Alrosa trong tuần này. Theo đó, tàu ngầm Alrosa đang được đưa đến Vịnh Kilen cho những bài kiểm tra cuối để đảm bảo không có sai sót trong thiết kế.
Các thủy thủ đoàn cũng dự kiến hoàn thiện các bài kiểm tra để được “bật đèn xanh” điều khiển tàu ngầm có từ thời Liên Xô này. Tàu Alrosa được kỳ vọng tái hoạt động trong Hạm đội Biển Đen từ cuối tháng 5.
Nhà máy sửa chữa tàu 13 thuộc Hạm đội Biển Đen xác nhận tàu ngầm Alrosa không chỉ được sửa chữa mà còn được trang bị thêm khả năng chiến đấu, kỹ thuật.
Video đang HOT
Tàu ngầm Alrosa được đóng không lâu trước khi Liên Xô tan rã năm 1991. Sau đó, Alrosa trở thành tàu ngầm phù hợp với chiến đấu duy nhất của Nga hoạt động tại Biển Đen.
Con tàu được thiết kế để di chuyển bằng động cơ phản lực nước thay vì động cơ đẩy để đảm bảo khả năng tàng hình khi nó di chuyển dưới nước, do đó, tàu ngầm này được mệnh danh là “hố đen”.
Tàu ngầm Alrosa có chiều dài 76,2 m và trọng lượng rẽ nước 2.300 tấn khi nổi trên mặt nước và 3.040 tấn khi hoạt động dưới nước.
Mỹ đã cung cấp tin tình báo giúp Ukraine tấn công soái hạm Moskva của Nga bằng tên lửa hành trình
Ngày 5/5, truyền thông Mỹ đưa tin chính Mỹ đã cung cấp thông tin tình báo giúp Ukraine tấn công soái hạm Moskva của Hạm đội Biển Đen Hải quân Nga bằng tên lửa hành trình diệt hạm.
Soái hạm Moskva của Hạm đội Biển Đen (Nga) bốc cháy sau vụ nổ. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN, nhờ sự giúp đã từ phía Mỹ, các lực lượng Ukraine tháng trước đánh đánh trúng tàu tuần dương Moskva, kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen bằng hai quả tên lửa hành trình đối hạm.
Lực lượng Ukraine sau khi phát hiện một tàu chiến Nga tại Biển Đen đã gọi cho các đầu mối liên lạc Mỹ để xác nhận đó là soái hạm Moskva. Phía Mỹ đã cung cấp thông tinh về vị trí của chiến hạm này. Tuy nhiên, theo CNN, Mỹ không liên quan tới việc ra quyết định tấn công của Ukraine.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga ngày 14/4 thông báo tàu tuần dương tên lửa Moskva của Hải quân nước này đã chìm xuống lòng Biển Đen trong quá trình đang được kéo về cảng trong điều kiện thời tiết xấu, biển có bão mạnh.
Thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ: "Khi đang được kéo vào cảng, do thân tàu bị hư hại nghiêm trọng sau vụ hỏa hoạn gây nổ hầm đạn, tuần dương hạm Moskva đã đánh mất sự ổn định. Trong điều kiện biển động do có bão, chiến hạm đã chìm".
Tuần dương hạm tên lửa Moskva đã xảy ra vụ nổ lớn, toàn bộ thủy thủ đoàn trên chiến hạm Moskva đã được sơ tán an toàn ngay sau khi vụ nổ xảy ra. Bộ Quốc phòng Nga xác nhận: "Trong quá trình xử lý sự cố, một quân nhân thiệt mạng, 27 thủy thủ mất tích. 396 thành viên thủy thủ đoàn còn lại đã được sơ tán khỏi tàu tuần dương đến các tàu của Hạm đội Biển Đen trong khu vực và được đưa đến Sevastopol".
Giới chức Ukraine tuyên bố rằng một khẩu đội tên lửa đối hạm Neptune của nước này tại Odessa đã bắn trúng tuần dương hạm Moskva hai lần, khiến chiến hạm Nga bốc cháy.
Việc chia sẻ thông tin tình báo nói trên cho thấy sự can dự ngày càng tăng của Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vào cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Mỹ là nước hỗ trợ tài chính và vũ khí mạnh nhất cho chính quyền Kiev kể từ khi xung đột nổ ra hồi cuối tháng 2. Tuy nhiên, động thái này cũng làm dấy lên câu hỏi đâu là "lằn ranh đỏ" đối với cả Washington và Moskva liên quan tới cuộc chiến này.
Mới đây nhất, Tổng thống Biden hôm 28/4 cho biết Nhà Trắng đã đề nghị Quốc hội nước này thông qua gói hỗ trợ mới trị giá 33 tỷ USD cho Ukraine. Theo đề nghị mà ông Biden đã ký và gửi lên Quốc hội Mỹ, hơn 20 tỷ USD trong gói hỗ trợ này sẽ dành để hỗ trợ vũ khí, đạn dược và những hỗ trợ quân sự khác cho Ukraine, 8,5 tỷ USD để hỗ trợ kinh tế trực tiếp cho Kiev và 3 tỷ USD dành cho các hoạt động nhân đạo.
Ngoài ra, Nhà Trắng cho biết đề xuất của Tổng thống Biden cũng sẽ cho phép giới chức Mỹ tịch thu thêm nhiều tài sản của các nhà tài phiệt Nga để có thể hỗ trợ tiền mặt cho Ukraine và xử phạt những đối tượng né tránh các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva. Đây là một trong những nỗ lực của Mỹ nhằm cô lập và trừng phạt Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva tại Ukraine, cũng như giúp Ukraine phục hồi sau xung đột.
Trong khi bác bỏ việc cử lực lượng của mình hoặc của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến Ukraine, Washington và các đồng minh đã cung cấp vũ khí cho Ukraine, như máy bay không người lái, hệ thống pháo hạng nặng Howitzer, tên lửa phòng không Stinger và tên lửa chống tăng Javelin.
Đến nay, Mỹ và các đồng minh phương Tây cũng đã áp đặt hàng loạt vòng trừng phạt chống Nga sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Về phần mình, Nga ngày 21/4 đã thông báo áp đặt cấm đi lại đối với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, Chủ tịch Facebook Mark Zuckerberg và 27 nhân vật nổi tiếng khác người Mỹ, nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết lệnh cấm đi lại cũng áp dụng với các quan chức Lầu Năm Góc, các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ và các nhà báo Mỹ. Lệnh này sẽ có hiệu lực "vô thời hạn".
Nga công bố thiệt hại về người trên soái hạm Moskva bị chìm Do hậu quả của vụ cháy dẫn tới nổ kho đạn ngày 13/4, tàu tuần dương tên lửa Moskva của Nga bị thiệt hại nghiêm trọng. Đã có 1 người thiệt mạng và 27 thành viên trên tàu mất tích , Bộ Quốc phòng Nga cho biết ngày 22/4. Các thủy thủy trên tàu đã nỗ lực dập tắt đám cháy nhưng không...