Một trẻ sốc nặng sau tiêm vaccine Quinvaxem
Chiều 6/9, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM – cho biết, bé trai Dương Minh Triết (2 tháng tuổi, ngụ Q.4) được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 vào trưa 1/9 trong tình trạng nguy kịch. Bé khó thở (thở lấy hơi lên), tím tái, gồng người, da nổi bông, nhịp tim lên đến 220 lần/phút.
Trước đó, khoảng 8h ngày 1/9, người nhà đưa bé Dương Minh Triết đến Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) chích ngừa vaccine Quinvaxem. 30 phút sau, bệnh viện tiếp tục cho uống vaccine ngừa bại liệt và vaccine rotarix ngừa tiêu chảy. Bé được cho về nhà sau khi đợi thêm nửa giờ để theo dõi.
Khoảng 10h cùng ngày, bé Triết được cho uống sữa. Đến 12h, bỗng có tiếng bé khóc thét. Khi chạy đến chỗ bé nằm, người nhà phát hiện bé bị ọc sữa ra mũi và miệng, da tím tái, gồng người. Ngay lập tức gia đình đưa bé trở vào Bệnh viện Từ Dũ cấp cứu. Bệnh viện này nghĩ đến 2 khả năng: Sặc sữa hoặc do tiêm chủng.
Sau đó, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tại đây, các bác sĩ xác định bé Triết bị thiếu oxy não, thời gian phục hồi màu da kéo dài, chứng tỏ có tình trạng sốc. Bé được xử trí đặt nội khí quản, trợ giúp thở oxy, truyền dịch, chích thuốc kháng dị ứng, thuốc vận mạch. Điều trị theo hướng hồi sức sốc. Cùng lúc phải theo dõi tình trạng sốc phản vệ sau tiêm chủng, sốc do nhiễm trùng huyết và sốc do viêm phổi hít.
Bác sĩ Tiến cho biết, hiện sức khỏe bé Triết đã ổn định, có thể tự bú và bé sẽ được chuyển ra khỏi khoa hồi sức tích cực vào ngày 7/9. Tuy nhiên, bé vẫn ở lại bệnh viện theo dõi điều trị nhiễm trùng huyết thêm vài ngày nữa. Nếu xuất viện, hằng tháng bé vẫn được tái khám định kỳ bởi tình trạng sốc phản vệ của bé đã ảnh hưởng đến thần kinh.
Video đang HOT
Vaccine Quinvaxem, hay còn gọi là vaccine “5 trong 1″, nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (Ảnh minh họa)
Cũng theo bác sĩ Tiến, ngoài yếu tố xử lý tốt tình huống của nhân viên y tế, ca này may mắn nhất là đã được người nhà kịp thời mang ngay vào bệnh viện khi thấy bé có dấu hiệu sốc phản vệ. Chỉ cần chậm 30 phút đến 1 tiếng nữa là bé tử vong.
Sở Y tế TP.HCM đã có buổi họp chuyên môn về ca sốc phản vệ sau tiêm vaccine Quinvaxem này. Lãnh đạo sở nhắc nhở các cơ sở y tế tuyệt đối tuân thủ đúng quy trình tiêm chủng do Bộ Y tế ban hành.
Được biết, Bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện đúng các quy trình trước, trong và sau khi tiêm vaccine như quy định. Tuy nhiên, trường hợp bé Triết bị sốc phản vệ sau khi chích vaccine Quinvaxem, theo bác sĩ Tiến, là do cơ địa. Xác suất khoảng trong 1 triệu ca thì có từ 1 đến 4 ca sốc vaccine do cơ địa.
Vaccine Quinvaxem, hay còn gọi là vaccine “5 trong 1″, nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Đây là loại vaccine phối hợp, phòng được cùng lúc các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib. Quinvaxem được đưa vào tiêm chủng miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi ở Việt Nam từ tháng 6/2010.
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, từ tháng 7/2010 đến tháng 4/2013, có 43 trường hợp sốc phản vệ và 27 ca tử vong sau tiêm vaccine, nhưng kết luận nguyên nhân tử vong không do vaccine.
Sau nhiều ca tai biến và tử vong có liên quan đến Quinvaxem, vaccine này đã bị tạm ngưng sử dụng vào giữa năm 2013. Vào khoảng tháng 10/2013, vaccine “5 trong 1″ được cho sử dụng trở lại. Và tiếp tục ghi nhận những ca sốc phản vệ sau tiêm vaccine này trên toàn quốc.
Theo Khampha
Thêm một trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vaccine
Ngày 21/11, tin từ Sở Y tế tỉnh Bình Thuận cho biết sở này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh Bình Thuận về trường hợp tử vong của bé trai hai ngày tuổi.
Sau khi tiêm vaccine, đứa trẻ đã tử vong (Ảnh minh họa)
Cháu bé nạn nhân là con của sản phụ Nguyễn Thị Ngọc Thanh (ngụ thôn 4, xã Đức Tân, huyện Tánh Linh).
Ngày 25/10, sản phụ Thanh sinh bé trai nặng 3,3 kg tại Trạm Y tế Đức Tân, phản xạ tốt và bú mẹ bình thường. Lúc 14h35 ngày 26/10, bé được tiêm vaccine BCG (ngừa lao). Tuy nhiên, đến sáng 27/10, bé đột ngột tím tái và tử vong ngay sau đó. Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Thuận đã lập hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá ca tử vong. Theo đó, lọ vaccine BCG có hạn sử dụng tháng 2/2015; dung môi có hạn sử dụng tháng 2/2016 và đều do Viện Vaccine và sinh phẩm y tế (IVAC) sản xuất. Từ ngày 23/9 đến 26/10, lọ vaccine và dung môi này đã được tiêm cho sáu bé trong đó có bé trai tử vong, các bé còn lại chưa ghi nhận những dấu hiệu bất thường.
Hội đồng tư vấn chuyên môn cho rằng bé tử vong không liên quan đến tiêm vaccine BCG. Theo Sở Y tế tỉnh Bình Thuận, căn cứ y văn và trên thực tế BCG đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ lâu và chưa có ghi nhận phản ứng sốc phản vệ sau khi tiêm, vì thế Sở Y tế kết luận bé trai này bị đột tử chưa rõ nguyên nhân.
Đến chiều 21/11, hai cháu bé ở TP Quy Nhơn (Bình Định) bị phản ứng nặng sau khi tiêm vaccine Quinvaxem vẫn đang được theo dõi tại khoa Nhi, BV Đa khoa tỉnh này. Đó là các cháu Phan Gia Huy (chín tháng tuổi, ngụ phường Trần Phú, TP Quy Nhơn), bé Nguyễn Trần Nhật Nguyên (tám tháng tuổi, ngụ phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn) nhập viện chiều 20/11 trong tình trạng bị sốt sau khi tiêm vaccine Quinvaxem vào sáng cùng ngày. Ngoài hai trường hợp trên, trong ngày đầu tiên tiêm vaccine Quinvaxem trở lại, tại TP Quy Nhơn còn có bốn cháu bé khác có phản ứng nhẹ sau tiêm.
Theo ông Lê Quang Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định, các trường hợp trên là phản ứng thông thường sau khi tiêm vaccine. "Sở Y tế đã chỉ đạo đến từng cơ sở y tế, từng điểm tiêm tất cả trường hợp có phản ứng sau khi tiêm vaccine, dù nhẹ cũng đều phải nhập viện để theo dõi" - ông Hùng nói. TP Quy Nhơn là địa phương đầu tiên ở Bình Định tổ chức tiêm vaccine Quinvaxem trở lại, từ ngày 20 đến 22/11.
Theo Xahoi
BT Y tế: Bộ gọi điện xuống, trẻ được tiêm ngay "Một cháu ở địa phương đi tiêm chủng, nhưng không có vaccine cho về. Qua đường dây nóng, Bộ Y tế gọi điện ngay xuống và cháu bé được tiêm ngay". Đó là thông tin từ Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" phát trên VTV và Cổng thông tin Chính...