Một tỉnh có tới những … 38 xã nông thôn mới
Theo Ban Chỉ đạo (BCĐ) Chương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Bình Định, qua 6 năm thực hiện, trong bối cảnh tình hình KT-XH của tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức; song chương trình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Một góc xã NTM Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn)
Toàn tỉnh đã có 38/122 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, chiếm 31,1% tổng số xã ở khu vực nông thôn; số xã đạt từ 15 – 18 tiêu chí có 28 xã (chiếm 22,9%); số xã đạt từ 10 – 14 tiêu chí có 47 xã (chiếm 38,4%); số xã đạt từ 5 – 9 tiêu chí có 9 xã (chiếm 7,4%). Bình quân số tiêu chí đạt chuẩn của toàn tỉnh là 14,1 tiêu chí/xã.
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 26,78 triệu đồng/năm, tỉ lệ hộ nghèo còn 11,85% (đánh giá theo tỉ lệ chuẩn nghèo đa chiều). Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, góp phần tích cực nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn. Vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở nhiều nơi được phát huy, dân chủ ở nông thôn được nâng lên về chất.
Điều đáng ghi nhận là mọi thành phần kinh tế và nhân dân đã tích cực tham gia đóng góp. xây dựng NTM. Trong 6 năm qua, toàn tỉnh đã huy động trên 45.357 tỉ đồng xây dựng NTM, trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ trên 369 tỉ đồng, ngân sách địa phương trên 2.210 tỉ đồng, vốn nhân dân đóng góp trên 504 tỉ đồng và các nguồn khác trên 42.272 tỉ đồng…
Video đang HOT
Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Phó BCĐ Xây dựng NTM tỉnh Bình Định cho biết, Bình Định đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất về thành tích trong phong trào xây dựng NTM giai đoạn 2011 – 2015; và là đơn vị dẫn đầu khu vực duyên hải Nam Trung bộ. Thủ tướng Chính phủ đã tặng cờ thi đua cho huyện Tuy Phước và tặng Bằng khen cho 9 tập thể, 6 cá nhân có thành tích xuất sắc xây dựng NTM.
Máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa trên cánh đồng mẫu lớn ở xã Phước Sơn (Tuy Phước)
Theo kế hoạch, đến năm 2020, toàn tỉnh có 76 xã đạt chuẩn NTM, chiếm tỉ lệ 62,3% tổng số xã ở nông thôn trong đó, giai đoạn 2017 – 2020 có 38 xã về đích. Đồng thời, phấn đấu có 4 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ hoặc đạt chuẩn NTM gồm TP Quy Nhơn, TX An Nhơn, Tuy Phước, Hoài Nhơn.
Theo N. Hân (Nông nghiệp Việt Nam)
Nghệ An: Nợ 650 tỷ đồng, thành "chúa Chổm" sau xây dựng NTM
Sau hơn 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Nghệ An được đánh giá là đạt nhiều kết quả quan. Tuy nhiên, quá trình xây dựng NTM tại đây đã khiến nhiều địa phương lâm vào cảnh nợ nần.
Nhân dân hiến hơn 5.100 tỷ đồng
Trong năm 2016, Nghệ An có thêm 43 xã được UBND tỉnh quyết định công nhận đạt chuẩn NTM. Như vậy, sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Nghệ An đã có 152/431 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM; 43 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí...
Đặc biệt, đến năm 2016, tỉnh Nghệ An có 2 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM là thị xã Thái Hòa và TP.Vinh.
Đường bê tông nông thôn được làm mới ở xã Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). ảnh: C.T
Theo Văn phòng Điều phối Chương trình NTM Nghệ An, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2016, người dân trong tỉnh đã hiến hơn 5,7 triệu m2 đất; đóng góp hơn 4,6 triệu ngày công và hơn 5.100 tỷ đồng xây dựng NTM... Thu nhập bình quân đầu người tại khu vực nông thôn Nghệ An đạt trên 22,5 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo giảm xuống còn 9,5%...
Bổng dưng thành "Chúa Chổm"
Ngoài việc sử dụng các nguồn vốn từ T.Ư và ngân sách cũng như vận động nguồn xã hội hóa trong nhân dân, tỉnh Nghệ An đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các địa phương trong tỉnh hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia trong xây dựng NTM, trong đó có chính sách hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn. Trong năm 2016, Nghệ An đã cấp hơn 530.000 tấn xi măng cho các địa phương, tương ứng với số tiền 386 tỷ đồng, nhưng mới thanh toán cho các nhà máy hơn 143 tỷ đồng, còn nợ 243 tỷ đồng tiền mặt. Nếu tính cả số xi măng chưa cấp cho các địa phương thì tỉnh này đang nợ các nhà máy xi măng khoảng 270 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tỉnh Nghệ An thì hết năm 2016, tổng nợ xây dựng cơ bản của các địa phương là 751 tỷ đồng. Nhờ ưu tiên các nguồn lực nên đến thời điểm cuối tháng 3.2017, các địa phương đã thanh toán được khoảng 100 tỷ đồng tiền nợ, hiện còn nợ 650 tỷ đồng. Đáng nói là phần lớn khoản nợ xây dựng cơ bản này đều quá khả năng trả nợ của các địa phương.
Tại xã Nghĩa Đồng, mặc dù thuộc huyện miền núi Tân Kỳ, song địa phương này vẫn đầu tư xây dựng trụ sở UBND quá hoành tráng với vốn đầu tư lên tới 18 tỷ đồng, trong đó riêng xây công trình phụ trợ đã ngốn gần 6 tỷ đồng.
Cũng giống xã Nghĩa Đồng, ở xã Thịnh Sơn, huyện Đô Lương bỗng dưng trở thành "Chúa Chổm". Ông Thái Khắc Mão - Phó Chủ tịch UBND xã Thịnh Sơn chia sẻ: "Nhà văn hóa cũ của xã mặc dù đang sử dụng tốt với khoảng 300 chỗ ngồi nhưng UBND huyện vẫn cho chủ trương xây mới nhà văn hóa 7 tỷ đồng nên nhà cũ phải phá bỏ, khiến tiền nợ càng đội lên... Trong 4 năm xây dựng NTM, người dân đã phải đóng góp mỗi người kể cả trẻ em lẫn người già gần 2 triệu đồng, giờ họ không đồng ý đóng góp để trả nợ cho xã. Đất ở cũng bán gần hết nên phương án trả nợ đang rất khó khăn..."./.
Theo Danviet
Một xã ở Sài Gòn có tới hơn 100.000 dân Ngoài Cần Giờ, 4 huyện ngoại thành của TP.HCM đang phải chịu áp lực không nhỏ do tăng dân số cơ học quá nhanh, tốc độ đô thị hóa "chóng mặt". Kéo theo đó là những hệ lụy về môi trường, chất lượng cuộc sống người dân... Một xã hơn 100.000 dân Trong một cuộc thị sát thực tế chuẩn bị cho buổi...