Một tiểu hành tinh bất ngờ ‘tạt đầu’ Trái đất ở khoảng cách gang tấc
Tiểu hành tinh 2020 QG cỡ chiếc ô tô, đã bay xẹt qua Trái đất ở khoảng cách chỉ 2.950 km, khoảng cách gần nhất từng được ghi nhận. Hành tinh lạ chỉ được phát hiện 6 tiếng sau cú ‘tạt đầu’, theo SCMP.
Hôm 16/8, một chương trình do NASA tài trợ đã phát hiện ra tiểu hành tinh, được gọi là 2020 QG, 6 giờ sau khi nó thực hiện cú “tạt đầu” Trái đất đột ngột ở khoảng cách chỉ 2.950 km.
Với khoảng cách này, 2020 QG được cho là tiểu hành tinh bay gần Trái đất hơn bất kỳ tảng đá không gian nào và không xảy ra va chạm.
Đó là lần tiếp cận gần nhất từng được ghi nhận, theo các nhà theo dõi tiểu hành tinh và danh mục do Đài quan sát thiên văn Sormano ở Ý biên soạn.
Với kích thước của nó, tảng đá không gian được cho không gây ra nguy hiểm đáng kể cho con người nếu nó đâm vào Trái đất.
Tuy nhiên, sự kiện được đánh giá là đáng lo ngại, bởi các nhà thiên văn học đã không hề biết tiểu hành tinh này tồn tại cho đến khi nó đã đi qua Trái đất.
2020 QG tiếp cận Trái đất ở khoảng cách gần kỉ lục, chỉ 2.950 km. Ảnh: NASA/Sputnik.
Paul Chodas, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất của NASA nói với Business Insider: “Tiểu hành tinh tiếp cận mà không hề bị phát hiện. Chúng đến từ hướng Mặt trời và chúng tôi không nhìn thấy nó”.
Đài quan sát Palomar ở California, Mỹ chỉ phát hiện ra tảng đá không gian 6 giờ sau khi nó bay qua Trái đất.
2020 QG di chuyển với tốc độ khoảng 12,4km/s (44.417km/h). Những quan sát ban đầu cho thấy, tảng đá không gian đã bay qua Nam bán cầu ngay trước 4 giờ sáng Giờ Quốc tế (11h, giờ Việt Nam) vào Chủ nhật, 16/8.
Hình ảnh động mô phỏng quỹ đạo cho thấy, 2020 QG bay qua Nam Đại Dương gần Nam Cực. Tuy nhiên, Trung tâm Hành tinh Nhỏ của Liên minh Thiên văn Quốc tế đã tính toán một quỹ đạo hơi khác. Hình vẽ của nhóm cho thấy, tiểu hành tinh này đã bay qua Thái Bình Dương cách Australia hàng trăm km về phía đông.
2020 QG được xác định đến từ hướng Mặt trời và các nhà thiên văn không hề phát hiện ra tiểu hành tinh cho đến khi nó xẹt qua Trái đất. Ảnh: Shutterstock.
Các quan sát từ kính thiên văn cho thấy vật thể này có đường kính từ 2- 5,5 m.
Một tiểu hành tinh như vậy sẽ nổ tung trong bầu khí quyển, tạo ra một quả cầu lửa rực rỡ và giải phóng một vụ nổ không gian tương đương với việc kích nổ vài chục kiloton TNT. Nó tương đương với một trong những quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Nhật Bản vào năm 1945. Nhưng vụ nổ sẽ xảy ra cách mặt đất không dưới 5 km.
Sự kiện khiến các nhà thiên văn học lo lắng.
Vào tháng 2/2013, một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 20 m đã phát nổ mà không có cảnh báo trước trên bầu trời Chelyabinsk, Nga. Đá không gian đó đã tạo ra một sự kiện superbolide (siêu chớp), giải phóng một vụ nổ không gian tương đương 500 kiloton TNT – khoảng 30 quả bom hạt nhân ở Hiroshima giá trị của năng lượng.
NASA đã tìm thấy gần một nửa trong số khoảng 25.000 vật thể ước tính có kích thước từ 140 m được phân loại nguy hiểm. Ảnh: NASA/JPL.
Vụ nổ cách Trái đất khoảng 20 km, dẫn đến một làn sóng nổ làm vỡ cửa sổ ở 6 thành phố của Nga và khiến khoảng 1.500 người bị thương.
Và vào tháng 7/2019, một tiểu hành tinh 130 m được gọi là 2019 OK bay qua Trái đất ở khoảng cách 72.400 km. Các nhà thiên văn học chỉ phát hiện ra tảng đá đó chưa đầy một tuần trước khi nó tiếp cận gần nhất.
Trong một vụ va chạm trực diện vào một thành phố, một tiểu hành tinh như vậy có thể giết chết hàng chục nghìn người.
NASA đang tích cực tìm kiếm các tảng đá không gian nguy hiểm. Tuy nhiên, cơ quan này chỉ có thể tập trung vào các tảng đá không gian được phân loại nguy hiểm, có đường kính lớn hơn 140 m.
Một tiểu hành tinh có đường kính hơn 100 m nếu va chạm với Trái đất có thể giết hàng nghìn người chết hàng chục nghìn người . Ảnh: NASA/IB Times.
Vào tháng 5/2019, NASA cho biết đã tìm thấy gần một nửa trong số 25.000 vật thể ước tính có kích thước từ 140 m.
Trong khi đó, các vật thể đến từ hướng của Mặt trời – như 2020 QG – về cơ bản là không thể phát hiện được.
Chodas nói: “Chúng ta không thể làm gì nhiều khi phát hiện các tiểu hành tinh đến từ hướng Mặt trời, vì các tiểu hành tinh chỉ được phát hiện bằng kính thiên văn quang học (như ZTF) và chúng ta chỉ có thể tìm kiếm chúng trên bầu trời đêm”.
NASA có kế hoạch giải quyết những lỗ hổng này trong chương trình săn tìm tiểu hành tinh của mình. Cơ quan này đang trong giai đoạn đầu phát triển một kính viễn vọng không gian có thể phát hiện các tiểu hành tinh và sao chổi đến từ hướng Mặt trời.
Ngân sách năm 2020 của NASA phân bổ gần 36 triệu đô la Mỹ cho kính thiên văn đó, được gọi là Nhiệm vụ Giám sát Vật thể Gần Trái đất. Nếu tiếp tục tài trợ, nó có thể ra mắt sớm nhất vào năm 2025.
Giật mình khi biết 10 bí ẩn không ngờ tới về Trái Đất
Điều bí ẩn nhất về Trái Đất là hành tinh xanh mà chúng ta vẫn biết thực chất từng mang màu tím.
Thực ra, một năm không chỉ có 365 ngày mà con số chính xác được các nhà khoa học xác định là 365,2564 ngày. 0,2564 là cơ sở hình thành chu kỳ bốn năm nhuận một lần và cũng là lý do tháng hai có 29 ngày vào các năm nhuận.
Một trong những sự thật thú vị về Trái Đất mà không phải ai cũng biết, đó là Mặt Trăng có thể là một phần trong hành tinh của chúng ta .Các nhà khoa học cho rằng trong quá trính va chạm của Trái Đất với một vật thể lớn bên ngoài vũ trụ, phần bị tách nhỏ chính là Mặt Trăng bây giờ.
Trái Đất không chỉ có "người bạn đồng hành" là Mặt Trăng, mà có đến hai tiểu hành tinh cùng quỹ đạo quay. Đó là 3753 Cruithne và 2002 AA29.
Và tuy không quay quanh Trái Đất như Mặt Trăng, nhưng 3753 Cruithne lại được coi là "Mặt Trăng thứ hai của Trái Đất" bởi có cùng quỹ đạo quay với Trái Đất.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, từ thế kỷ 19, từ trường Trái Đất bắt đầu di chuyển khoảng 600 dặm từ Nam bán cầu về Nam Đại Dương và vẫn đang thay đổi. Theo thời gian, tốc độ di chuyển của từ trường sẽ càng nhanh hơn cho đến khi đạt đến tốc độ cực đại.
Có một sự thật là tốc độ quay Trái Đất đang chậm lại, nhưng nhỏ đến mức chúng ta không thể nhận ra. Cứ 100 năm, tốc độ lại giảm 17 mili giây và sau khoảng 140 triệu năm nữa, một ngày trên Trái Đất sẽ kéo dài 25 giờ.
Trọng lực trên Trái Đất không đồng đều và vịnh Hudson (Canada), được ghi nhận là nơi có trọng lực thấp hơn các khu vực khác. Sự khác biệt về khối lượng dẫn đến các biến động về lực hấp dẫn ở những khu vực khác nhau.
Một điều dễ dàng nhận ra nhưng không phải ai cũng chú ý tới đó là chỉ có duy nhất hành tinh Trái Đất của chúng ta không được đặt tên theo các vị thần.
Trái Đất chính là nguyên nhân gây nên động đất trên Mặt Trăng, hay còn được gọi là "Moonquakes". Các nhà khoa học cho rằng lực hấp dẫn của Mặt Trời và Trái Đất là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Nếu dùng toàn bộ vàng của Trái Đất để phủ lên bề mặt hành tinh của chúng ta, số vàng này đủ bao phủ một lớp dày 0,49m.
Một trong những sự thật về Trái Đất khiến ai cùng giật mình khi nghe tới, đó là thực tế hành tinh chúng ta đang sống từng mang màu tím. Một nhà khoa học tại Đại học Maryland (Mỹ), cho rằng trước đây, Trái Đất có màu tím, không phải màu xanh như hiện tại.
Các vi khuẩn cổ đại sử dụng các phân tử khác để xử lý ánh sáng Mặt Trời, thay vì chất diệp lục. Các phân tử này khiến vi khuẩn mang sắc tố màu tím và vô hình "hành tinh xanh" như con người vẫn nghĩ lại khoác lên mình một lớp áo tím lạ mắt.
Những bí ẩn về Trái đất chưa có lời giải đáp. Nguồn: Youtube
Tiểu hành tinh bay qua Trái đất tháng 8/2020 có nguy hiểm không? Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhà vật lý thiên văn Yuri Balega cho biết, tiểu hành tinh 2009 PQ1, bay qua Trái đất vào tháng 8/2020, sẽ không gây ra mối đe dọa nào cho hành tinh của chúng ta. Ảnh minh họa. "Tiểu hành tinh PQ1 2009 sẽ tiếp cận Trái đất vào tháng 8 này, và theo...