Một thủ lĩnh của tiền mã hóa OneCoin bị bắt với cáo buộc lừa đảo đa cấp tới 3,7 tỷ USD
Nếu bị buộc tội, những người đứng đầu của dự án tiền mã hóa này có thể phải đối mặt với án tù tới 85 năm.
Thứ Tư tuần trước, các nhà chức trách đã bắt giữ một trong những lãnh đạo của dự án tiền mã hóa có tên OneCoin, với các cáo buộc cho rằng thực tế dự án này là một mô hình kim tự tháp hơn là một đồng tiền có chức năng.
Theo một tài liệu mới được tiết lộ, Konstantin Ignatov đã bị bắt với cáo buộc âm mưu lừa đảo bằng công nghệ cao, trong khi chị gái anh ta, Ruja Ignatova, bị truy tố vì tội rửa tiền, lừa đảo chứng khoán và công nghệ cao. Ignatova hiện đang được tự do.
Ignatov có thể sẽ phải đối mặt với bản án 20 năm tù, trong khi Ignatova có thể phải đối mặt với tổng cộng 85 năm tù giam nếu bị tuyên có tội với 5 tội danh khác nhau.
OneCoin, công ty tại Bulgaria, được thành lập vào năm 2014 và hiện vẫn còn đang hoạt động. Công ty này sẽ tặng cho người dùng một khoản hoa hồng nếu họ có thể thuyết phục được người khác mua đồng tiền mã hóa OneCoin – một hình thức quen thuộc của kinh doanh đa cấp. Công ty tuyên bố có 3 triệu thành viên trên toàn cầu, dù không có một blockchain hay sổ cái công khai nào hoạt động.
Luật sư Manhattan, Geoffrey Berman cho biết trong thông cáo báo chí rằng, những người đứng đầu OneCoin đã tạo ra một công ty hàng tỷ USD “ hoàn toàn dựa trên những lời nói dối và lừa đảo.” Trong giai đoạn từ 2014 đến 2016, OneCoin đã có được doanh thu đến 3,353 tỷ Euro (khoảng 3,7 tỷ USD).
Các công tố viên cáo buộc rằng những người đứng đầu dự án này đã lừa dối các nhà đầu tư khi thổi phồng giá của OneCoin từ mức 0,5 Euro (0,56 USD) lên gần 30 Euro (33,65 USD) trong tháng Một năm nay. Trên thực tế, những người đứng đầu dự án đã gửi email cho nhau với kế hoạch “ lấy tiền và chạy trốn rồi đổ lỗi cho người khác vì việc này.”
Video đang HOT
Konstantin Ignatov.
Theo CoinDesk, OneCoin bị xem như hoạt động lừa đảo tiềm năng ở hàng loạt quốc gia, bao gồm Anh, Đức, Phần Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Bulgaria. Nhiều chính phủ đã cảnh báo về hành vi của nó và thậm chí cố gắng ngăn chặn hoạt động của công ty này.
Cuối tháng 5 năm 2018, một văn phòng công tố Trung Quốc cũng đã khởi tố 98 bị cáo liên quan đến đường dây tiền mã hóa OneCoin tại nước này và thu hồi 268 triệu USD.
Tham khảo The Verge
Sendo và lỗ hổng khiến nhiều người bị lừa: Chưa hề được 'vá' (?!)
Không có tài khoản Sendo và cũng không hề có bất kỳ giao dịch gì liên quan, bỗng một ngày, 'người dưng' lại được các shop ở sàn giao dịch Sen Đỏ (Sendo) gửi hàng.
Cách đây chỉ vài tháng, chiêu trò lừa đảo mới dừng ở việc giao những món gần như vô giá trị, rồi thu khoản tiền vừa phải, khiến người thân của đầu mối nhận hàng chủ quan thanh toán mà không kiểm tra kỹ. Ở vụ lừa đảo mới nhất qua nền tảng Sendo vừa được ghi nhận, mức độ tinh vi đã nâng cao rất nhiều, khiến người tiêu dùng thông minh cũng dễ sập bẫy. Qua đó mới thấy, lỗ hổng trước đây của Sendo vẫn chưa hề được 'vá' (?!).
Trong khoảng thời gian từ tháng 1 tới tháng 2 năm 2019, Báo ANTĐ đã liên tục đăng tải loạt bài viết phản ánh hiện tượng lừa đảo, khai thác "lỗ hổng" trên sàn giao dịch thương mại điện tử Sendo.
Cụ thể, đã có 4 trường hợp được PV Báo ANTĐ ghi nhận tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng và Hưng Yên, với cùng một hoàn cảnh: Họ không có tài khoản mua bán trên Sendo hay SenGo (nền tảng giao hàng của Sendo), không đặt hàng nhưng lại nhận được bưu phẩm gửi qua SenGo, ghi chính xác thông tin cá nhân (Họ tên/biệt danh, số điện thoại, địa chỉ cụ thể).
Cú lừa "siêu lợi nhuận" qua Sendo khi giao 1 chiếc kẹp giấy, thu 79.000 đồng đã hé lộ nhiều vụ lừa đảo tương tự
Do người giao hàng tới vào giờ hành chính, nên những người này không ở nhà, người thân của họ trả tiền và nhận thay. Người thân đã không gọi điện xác minh vì thấy số tiền phải trả không lớn (từ 49.000 đồng tới 132.000 đồng), và hóa đơn ghi đúng thông tin cá nhân. Khi về, họ mở bưu phẩm ra thì phát hiện bên trong là những món đồ có giá trị thấp hơn nhiều so với số tiền đã thanh toán (như giao một chiếc kẹp giấy, ghi là "phụ kiện thời trang", thu 79.000 đồng). Lúc họ liên lạc với đầu mối gửi ghi trên phiếu giao nhận thì không thể liên lạc được (số điện thoại không có người nghe, địa chỉ sai).
Khi khiếu nại sự việc với SenGo và Sendo, các nạn nhân bị lừa đều cho biết, họ không nhận được câu trả lời thỏa đáng, khi Sendo nói rằng, họ cần phải tự liên hệ với phía bán - dù việc liên hệ này không thực hiện được. Từ đó, Sendo phớt lờ những cú lừa "siêu lợi nhuận" như vậy, không có thêm bất kỳ động thái giải quyết, hỗ trợ nào.
Rất nhiều lời phàn nàn, bức xúc được gửi tới, nhưng Sendo giải quyết bằng cách... phớt lờ, vô trách nhiệm
Ở nội dung trả lời cơ quan quản lý về tình trạng trên, Sendo đã không thể xác định được những kẻ lừa đảo nào đứng sau, đã lợi dụng nền tảng của họ để thực hiện hành vi trục lợi bất minh. Phía Sendo khi đó chỉ cam kết sẽ rà soát, xử lý những chủ gian hàng vi phạm... Tuy nhiên, có thể thấy lỗ hổng của việc quản lý lỏng lẻo trên Sendo vẫn chưa hề được "vá" như lời hứa hẹn của công ty kinh doanh thương mại điện tử này.
Theo ghi nhận của PV Báo ANTĐ, các chủ shop ở Sendo/SenGo có thể dễ dàng tạo đơn hàng để đặt giao tới một chủ thể nào đó, với số điện thoại và địa chỉ chính xác. Phía Sendo hoàn toàn không kiểm tra đầu mối nhận hàng xem họ có thực sự đặt mua hay không, cũng như không quản lý được đầu mối gửi là ai, gửi món hàng gì (nên khi có hiện tượng lừa đảo xuất hiện hàng loạt, Sendo đã "bó tay" trong việc xác định đối tượng gửi hàng).
Người phụ nữ rơi vào bẫy lừa tinh vi, khi bị kẻ lừa đảo nhận đơn hàng ở một nền tảng giao dịch khác, rồi tìm cách trả hàng qua lỗ hổng của Sendo, để giao sản phẩm kém chất lượng
Ở vụ lừa đảo gần đây mà Báo ANTĐ phản ánh, mức độ tinh vi được nâng lên đáng kể. Theo đó, kẻ lừa đảo tạo gian hàng trên một nền tảng thương mại điện tử có nhiều khách hàng, để nhận đơn đặt hợp lệ. Tuy nhiên, sau đó, chúng không giao hàng qua nền tảng này, mà dùng tài khoản trên Sendo để gửi món hàng đi. Đó lại là những món hàng kém chất lượng, với số tiền đáng kể, kèm điều kiện "không cho xem hàng" khi nhận, và trên hóa đơn không hề ghi đầu mối gửi xuất phát từ Sendo.
Vậy là khi nạn nhân nhận hàng, họ cứ ngỡ đó là bưu phẩm gửi đi từ nền tảng giao dịch trực tuyến mà họ đã đặt, nên thanh toán đầy đủ, song kết cục phải nhận món hàng kém chất lượng.
Những chiếc cốc nguyệt san sơ sài, thủ công có giá ước chỉ vài chục nghìn đồng, được giao qua Sendo với giá 450.000 đồng/cốc
Qua vụ lừa đảo tinh vi nói trên, có thể thấy rõ Sendo đang để tồn tại lỗ hổng để những kẻ xấu lợi dụng, gây hại cho người tiêu dùng. Bởi nếu Sendo không có lỗ hổng đó, kẻ lừa đảo đã không mất công "câu" khách ở một hệ thống khác, song lại thiết lập lệnh giao hàng qua Sendo.
Bên cạnh đó, điều khiến các nạn nhân bức xúc vẫn là cách giải quyết thiếu nhiệt tình, thiếu trách nhiệm từ phía Sendo. Bởi khi họ gửi khiếu nại, phải mất nhiều ngày sau, họ mới nhận được câu trả lời mà vẫn chưa rõ hướng giải quyết cụ thể như thế nào.
PV Báo ANTĐ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin của vụ lừa đảo 1,8 triệu đồng, giao cốc nguyệt san kém chất lượng qua nền tảng Sendo, cho một phụ nữ tại Hà Nội vào cuối tháng 2 vừa qua.
Theo ANTĐ
Tiếp diễn cú lừa siêu lợi nhuận qua Sendo: Lừa 1,8 triệu đồng ngoạn mục! Sau hàng loạt vụ bê bối kiểu 'giao một kẹp giấy, thu 79.000 đồng', sàn giao dịch thương mại điện tử Sen Đỏ (Sendo.vn) tiếp tục bị tố cáo, vì đã để kẻ lừa đảo lợi dụng. Gần đây nhất, một phụ nữ ở Hà Nội đã bị lừa 1,8 triệu đồng một cách ngoạn mục, với thủ đoạn tương tự như cú...