Một thứ của bắp ngô thường bị vứt đi, ai ngờ ‘bổ ngang nhân sâm’
Râu ngô hay còn gọi là ngọc mễ tu có rất nhiều công dụng, thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh liên quan tới gan mật.
Râu ngô, vốn là phần thường bị loại bỏ khi chế biến bắp ngô, lại được xem như dược liệu quý hiếm, thậm chí còn được so sánh ngang hàng với nhân sâm về giá trị bổ dưỡng. Được biết đến với tên gọi ngọc mễ tu, râu ngô thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến gan và mật.
Trong râu ngô chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.
Có thể nói râu ngô chính là loại thuốc hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống oxy hóa tốt hơn bất cứ loại thuốc bổ nào.
Râu ngô được ví bổ ngang nhân sâm. (Ảnh: Boldsky)
BS.CKI Bùi Thị Yến Nhi, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3 cho hay, râu ngô tác dụng lợi thủy, tiết nhiệt bình can, thường dùng làm thuốc thông mật, trị vàng da, phù nề, tiêu phù, trừ thấp độc, làm thuốc lợi tiểu thông lâm, thanh huyết nhiệt, hạ áp.
Trong dân gian, người ta thường sử dụng nước râu ngô như phương pháp hiệu quả để hạ nhiệt cơ thể, cân bằng chức năng gan. Để tăng cường hiệu quả, người ta thường phối hợp nước râu ngô với các loại thảo dược khác như mã đề, hoa cúc, rễ cỏ tranh, mía lau, pha chế thành thức uống giải khát, thanh nhiệt, có lợi cho sức khỏe.
Video đang HOT
Bác sĩ Nhi cho hay, trong nước râu ngô có các chất như saponin, flavonoid, giúp giãn mạch máu, giảm lượng dịch ngoại bào, tăng bài tiết natri. Uống nước râu ngô có thể làm giảm huyết áp, ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị lipid máu cao.
Lưu ý khi dùng nước râu ngô
Râu ngô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không nên dùng thay nước lọc.
“Việc lạm dụng dùng nước râu ngô có thể gây tình trạng lợi tiểu quá mức, dùng lâu dài làm mất cân bằng nước và điện giải. Không nên uống vào buổi tối vì có thể gây tiểu đêm nhiều lần”, bác sĩ Nhi lưu ý.
Khi dùng râu ngô nên dùng ở dạng tươi vì chứa nhiều dưỡng chất hơn khô. Râu ngô phơi khô chỉ nên sử dụng thời gian ngắn, tránh để nơi ẩm thấp dễ phát sinh nấm mốc, gây nguy hại cho sức khỏe.
Theo bác sĩ Nhi một số đối tượng cần phải lưu ý khi dùng râu ngô như:
- Uống nước râu ngô có thể gây ra huyết áp thấp, gây chóng mặt, mệt mỏi và các triệu chứng khó chịu khác về đường tiêu hóa, thậm chí khiến tình trạng huyết áp thấp nặng thêm.
- Đối với người bệnh đang hạ đường huyết, uống nước râu ngô có thể gây nặng thêm các triệu chứng hạ đường huyết như hồi hộp, run tay, đổ mồ hôi.
- Trong râu ngô chứa một lượng phấn hoa nhất định có thể gây khó chịu cho những người bị dị ứng phấn hoa.
- Người bệnh đang dùng thuốc chống đông, không nên dùng nước râu ngô.
Bác sĩ Yến nhi lưu ý thể chất và thể trạng của mỗi người đều khác nhau, vì vậy trước khi sử dụng nước râu ngô, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hơn nữa trong trường hợp bạn đang dùng các loại thuốc khác để trị bệnh có thể tương tác với nước râu ngô, nên việc hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn lại càng cần thiết.
Người phụ nữ 64 tuổi 'thoát' khỏi ung thư vú nhờ làm việc này
Tin tưởng vào trình độ chuyên môn của bác sĩ Việt Nam, bà P.T.M.L (64 tuổi, sống tại Hoa Kỳ) đã bay gần 20 tiếng từ Mỹ về Việt Nam để phẫu thuật và điều trị căn bệnh ung thư vú.
Tin tưởng vào trình độ chuyên môn của bác sĩ Việt Nam, bà P.T.M.L (64 tuổi, sống tại Hoa Kỳ) đã bay gần 20 tiếng từ Mỹ về Việt Nam để phẫu thuật và điều trị căn bệnh ung thư vú của mình.
Theo thông tin từ BVĐK Xuyên Á, bà P.T.M. L. (64 tuổi, là Việt kiều Mỹ) xa quê đã hơn 30 năm nay. Với điều kiện kinh tế ổn định, bà L. rất quan tâm tới sức khỏe, cũng thường xuyên đi thăm khám tổng quát định kỳ mỗi năm.
Trong đợt kiểm tra sức khỏe gần đây, bà được phát hiện có một khối u nhỏ ở ngực phải. Kết quả sau khi siêu âm, chụp cộng hưởng từ MRI cho thấy khối u vú phải ở vị trí 10h cách núm vú 5cm, kích thước 2cm, di động. Bà được sinh thiết khối u, kết quả ghi nhận ác tính và được tư vấn phẫu thuật.
Tuy nhiên, chờ đợi ròng rã hơn 3 tháng vẫn không được xếp lịch phẫu thuật, bà L. lo ngại rằng sự chậm trễ này sẽ làm cho khối u tiến triển và di căn, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Sau khi cân nhắc kỹ, bà L. quyết định đáp chuyến bay sớm nhất về Việt Nam phẫu thuật, dù cho ở lại Mỹ điều trị, bà sẽ được bảo hiểm chi trả viện phí.
Người bệnh khỏe và trở lại sinh hoạt bình thường chỉ sau 2 ngày phẫu thuật. Ảnh: BVCC
Tại khoa Ung bướu BVĐK Xuyên Á, các bác sĩ đã thăm khám và chỉ định chụp MSCT, đồng thời dựa theo những kết quả cận lâm sàng mà bệnh nhân đã thực hiện bên Mỹ, chẩn đoán u vú phải ác tính. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật cắt vú theo phương pháp patey.
Theo BS.CKI. Nguyễn Quốc Huy - Khoa Ung Bướu - người trực tiếp phẫu thuật cho biết: Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã rạch da hình thoi đỉnh ở hõm nách, lấy rộng qua bướu vị trí 10h và quầng vú, phẫu tích cắt trọn mô vú và mạc cơ ngực lớn, nạo hạch nách phải tới chặng II, lấy trọn vẹn khối u kích thước 2cm. Qua đó sẽ giảm thiểu nguy cơ tái phát cho người bệnh.
Ca phẫu thuật diễn ra thành công tốt đẹp, người bệnh khỏe và trở lại sinh hoạt bình thường chỉ sau 2 ngày phẫu thuật. Sau 7 ngày điều trị, bà đã được xuất viện trong niềm vui phấn khởi. Như vậy chỉ trong vòng 10 ngày kể từ khi về Việt Nam, bà L. không chỉ được thực hiện xong ca phẫu thuật mà còn ổn định sức khỏe, vui vầy bên gia đình người thân
Qua trường hợp này, bác sĩ Huy cũng nhắn nhủ người dân nên đi thăm khám, kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm để chủ động nắm bắt tình hình sức khỏe bản thân cũng như có phương án điều trị bệnh kịp thời nếu chẳng may phát hiện bệnh.
Việc phát hiện bệnh sớm sẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp việc điều trị bệnh trở nên hiệu quả và tiết kiệm thời gian và chi phí hơn rất nhiều.
Lý do nên thận trọng khi ăn rau sống Tuần nào gia đình tôi cũng ăn rau sống đến vài lần, tôi sợ sẽ mắc bệnh giun sán dù cả nhà vẫn tẩy giun 1 năm/lần. Trường hợp không may bị bệnh, có thể điều trị khỏi không thưa bác sĩ? Tuần nào gia đình tôi cũng ăn rau sống đến vài lần, tôi sợ sẽ mắc bệnh giun sán dù cả...