Một thoáng Sài Gòn
Sài Gòn là nơi tập trung những “đặc sản” của tất cả các miền đất, có lẽ sự hỗn hợp và “đa mang” ấy lại trở thành một nét đặc biệt khó quên của thành phố không ngủ này.
Sài Gòn gắn liền với những cơn mưa, mưa Sài Gòn được coi là “đặc sản” hiếm nơi nào có được. Vừa nắng gay gắt đấy nhưng vài phút sau trời dịu lại, ầm ì vài tiếng sấm, thế là mưa! Dễ dàng quá!
Đôi khi chẳng cần đến vài đám mây đen mà chỉ là một trận gió mạnh hay tiếng ầm ì cũng đủ làm mưa xối xả, người đi đường chỉ kịp chạy vào mái hiên, vừa lấy áo mưa ra khoác vào người trời lại ngừng mưa và nắng có phần gay gắt hơn lúc trước!
Mưa Sài Gòn thường đột ngột, nặng hạt và ngắn ngủi. Nhưng cũng chẳng thiếu những ngày mưa rơi rả rích, từng hạt thành những sợi dài chậm rãi, lặng lẽ như gặm nhấm tâm trạng của bất kỳ ai sống trong lòng nó, cứ thế kéo dài đến tận sáng hôm sau.
Chẳng có cái thú nào hơn là cuối tuần trời mưa thật lâu, ngồi bên cửa sổ hít hà hương thơm của tách café sữa nóng. Cảm giác ấy nhẹ nhàng, yên ổn như một khoảng tĩnh lặng cho riêng mỗi người để ngắm phố phường vội vã trong cơn mưa. Cái cảm giác như đứng yên chờ đợi ở trạm xe buýt, còn ngoài đường từng dòng xe, từng dòng người cứ mải miết đi qua…
Nguồn ảnh: farm3.static.flickr.com
Không rõ café Bệt ở Sài Gòn có từ lúc nào, nó là một cái gì đó vô hình hòa hợp giữa phố phường, con người, cây cỏ và tôn giáo.
Video đang HOT
Ngay trước khoảng công viên là Nhà Thờ Đức Bà, đứng sừng sững như khẳng định cái vẻ cổ kính, đức tin và hòa hợp với mọi người của chính nó. Bờ tường cất lên bởi những viên gạch nung đỏ không tô vẽ, quét sơn, khung mái vòm như bàn tay của Đức Mẹ, Đức Chúa che chở cho các con chiên của họ. Chiều về, ánh nắng đổ nghiêng xuống phản lên màu gạch đỏ một nét gì đó đẹp lạ lùng và làm mê ly bao con mắt!
Café Bệt như một cách thưởng thức rất thiên nhiên và bình dân, không phân biệt giàu hay nghèo hay tôn giáo…nó dành cho một ai đó muốn ngồi bệt xuống nơi này, uống một ngụm café và hít một hơi thật sâu, xua đi mệt mỏi, căng thẳng.
“Bệt nhé, 5.30 chiều nay!”…Café Bệt trở thành chỗ hẹn quen cho đám bạn bè tụ tập. Họ ngồi đó, nghêu ngao những bài ca cuộc đời với cây đàn ghita, hay cùng với ông lão vẫn đàn dạo ở đó như một phần không thể thiếu của “Café Bệt!”…
Thưởng thức mùi thơm café, lắng nghe tiếng đàn, tiếng chuông nhà thờ rung lên từng hồi, xen lẫn trong đó là nhịp thở vội vàng của những con người đi qua thì chẳng còn muốn ngồi trong những quán sang trọng với máy lạnh, đèn mờ, nhạc xập xình hay du dương, những kiểu cách trang trí đẹp mắt trở thành điều gì đó quá “xa xỉ” và lỗi mốt!
Nguồn ảnh: xemblog.com
Mỗi con hẻm của Sài Gòn như một cái chợ be bé được bày bán đủ thứ. Nào rau quả, thịt thà, vải vóc, giày dép, tạp hóa…. Sạp nào cũng be bé, một phần nằm trong khoảng trước nhà và một phần nằm hẳn ra ngoài lề. Những phiên chợ như thế chỉ bắt đầu từ 6h sáng đến khoảng 12h trưa rồi vãn.
Ở Sài Gòn có hàng trăm con hẻm bé xíu, còn chiều dài thì hình như vô tận bởi chúng cứ nối liền với nhau bằng những khúc quanh cũng bé xíu và chật chội như thế. Vậy mà hàng ngày bao nhiêu con người vẫn sống như thế qua mấy thế hệ, chẳng biết con hẻm nhỏ bé đó có kéo con người ta lại gần nhau hơn hay không?
Chiều Sài Gòn đổ nắng chang chang trên từng con đường, trải dài trên cả hàng me xanh rờn trên đường Lý Tự Trọng. Từng dòng xe cứ trôi qua nhau không định lượng. Một ngày trôi qua trên những con hẻm với những không khí khác hẳn nhau. Sáng đông đúc và ồn ào với đủ tiếng cười nói, trả giá, thỉnh thoảng có tiếng gọi nhau í ới.
Từ giữa trưa trở về chiều những con hẻm lại gọn gàng và sạch sẽ, trẻ con ùa ra chơi làm ồn ào cả một khoảng rộng. Thỉnh thoảng có những hàng bán với đủ loại: nghêu, sò, ốc, càng ghẹ, ốc dừa, trứng vịt lộn, và những loại ốc mà ở quê mình chắc chưa bao giờ biết đến.
Nguồn ảnh: vn.360plus.yahoo.com
Kể ra cái thú ăn vặt ở Sài Gòn cũng muôn hình vạn trạng, người ta tách đôi con sò lông, sò huyết rồi đặt lên vỉ trên bếp than hồng, để đó một lúc rồi lại rưới mỡ hành lên, xèo xèo một chút xíu rồi bày ra dĩa chấm với muối tiêu chanh hoặc mắm me rắc một ít lạc đâm nhuyễn.
Buổi đêm là một trạng thái hoàn toàn khác của nhưng con hẻm Sài Gòn, im lặng và vắng vẻ, run rẩy như một đứa trẻ lạc nơi đường phố! Nhưng chỉ một vài bước chân từ hẻm ra đến đường phố không khí đã khác hoàn toàn: nhộn nhịp, ồn ã, vui tươi và lung linh ánh sáng!
Nguồn ảnh: ddth.com
Sài Gòn là nơi tập trung những “đặc sản” của tất cả các miền đất, có lẽ sự hỗn hợp và “đa mang” ấy lại trở thành một nét đặc biệt của nó!
Theo PNO
Mắm Huế - Bình dân và quý tộc
Ở Huế, mắm là đặc sản có quanh năm suốt tháng, mỗi mùa mỗi thứ hương vị riêng độc đáo hấp dẫn! Mắm Huế rất phong phú, mỗi mùa đều có mỗi loại tuyệt ngon. Mắm cũng có loại bình dân và loại quý tộc.
Quầy hàng bán các loại mắm- một loại đặc sản của người Huế
Bình dân nhất và phổ biến nhất là mắm nêm, có thể làm bằng các loại cá biển: cá cơm thang, cá nục nhỏ, cá me. Mắm nêm để chấm với rau luộc, mít luộc, bò tái, bò nhúng, bánh đúc; bún mắm nêm kèm thịt heo, rau sống... Người Huế rất thích ăn rau muống luộc chấm mắm nêm. Huế có rất nhiều quán bún mắm nêm, mỗi chiều, các quán trên đường Bà Triệu (An Cựu) khách đến ăn rất đông, các cô nữ sinh vừa ăn vừa hít hà cay quá, càng cay càng ngon. Trong lễ vật cúng thổ thần (cúng đất) luôn có dĩa rau lang luộc và chén mắm nêm.
Thông dụng hơn là ruốc, một thứ mắm được làm bằng con khuyết. Ruốc có màu nâu tím, vị ngọt, thuở xa xưa khi gia vị còn thiếu thốn, người ta thường dùng ruốc để thay bột ngọt. Các bà nội trợ khéo tay thường tự làm ruốc để nêm nấu cho bữa ăn hàng ngày của gia đình, vừa bảo đảm vệ sinh vừa bảo đảm chất lượng, quan trọng hơn - ruốc là thứ phụ liệu rất cần thiết trong tất cả các món ăn, nói văn hoa bay bướm thì ruốc là thứ gia vị muôn điệu trong các thức ăn hàng ngày ở Huế, đặc biệt với các loại canh rau, cá kho nước, bún bò, cơm hến thì không thể nào thiếu ruốc, nếu thiếu mùi vị của ruốc người sành ăn sẽ bảo là món ăn ấy bị ỏn, nghĩa là nhàn nhạt, không mặn mà. Ruốc tươi trộn với chanh, ớt, tỏi thật cay chấm với trái vả, dưa, cà, rau thơm, ăn rất mát miệng và cay cay đầu lưỡi, vô cùng ngon!
Hợp khẩu vị của nhiều người là tôm chua, một loại mắm nhưng người Huế thường gọi đơn giản là tôm chua, hiếm khi có chữ mắm đi kèm như các loại mắm khác. Tôm chua ăn với thịt heo luộc, vả, rau thơm, nói theo giọng các mệ là "ngon ngậm mà nghe".
Tép chua xuất hiện nhiều vào cuối đông đầu xuân. Không như tôm chua mùa nào cũng có, tép chua năm chỉ có một lần, ngày Tết thịt cá ê hề, có chén tép chua ăn với vả thay đổi khẩu vị thì không gì thú vị bằng.
Mắm rò cũng là một món mắm ngon đáo để, cá rò còn non xương rất mềm, đem làm mắm với gia vị muối ớt riềng tỏi càng cay càng có giá trị, ăn với thịt heo luộc, vả, khế, dưa...
Thịt heo luộc chấm với tôm chua- món ăn của người Huế. (Nguồn ảnh: Thethaovanhoa)
Món mắm cà, rẻ tiền và ngon miệng. Người Huế bảo đây là món ăn hao cơm. Cà dầm mắm có khả năng cung ứng nguồn nhiệt lượng rất cao cho cơ thể, do vậy mà món ăn này ăn vào mùa đông là có thể chống lại cái rét cắt da của Huế.
Cao cấp hơn là mắm cá chuồn kho thịt heo ba chỉ, mùa đông rét mướt, thưởng thức vị béo bùi của lát thịt ba chỉ quyện mắm chuồn đủ vị mặn ngọt cay nồng thơm thì bao nhiêu cơm cũng hết.
Mắm cá nục băm nhuyễn trộn đều chưng với trứng vịt, ăn kèm với vả. Chế biến món này hơi mất công một tí song được cái ăn rất ngon. Nhiều người cho rằng món này không khác gì pâté Pháp.
Loại mắm quý tộc như mắm cá đối, mắm cá dìa, mắm ruột cá ngừ, mắm gạch cua...
Mắm thì dù mắm bình dân hay quý tộc đều là sự ướp muối, lên men thế nhưng cách làm mắm quý tộc nhiêu khê hơn, chi phí và công sức có khi lại tốn kém, chẳng hạn như món mắm cà pháo cá ngừ. Chọn cá ngừ thật tươi, chỉ lấy bộ ruột và mang cá, rửa sạch để ráo nước trộn với muối sống xốc đều cho vào thẩu hay ghè ép chặt, đậy kín, phơi nắng khi thấy có dấu hiệu sủi bọt tức là mắm đã chín và cà pháo sau khi dầm muối, vớt ra trộn với mắm, thêm ít gia vị là xong món mắm cà pháo cá ngừ độc đáo!
Thực phẩm tươi sống ướp muối thành dưa thành mắm, nghĩa là rất nhẹ nhàng nhưng qua cách làm mắm thể hiện phong cách phẩm giá người phụ nữ: chu đáo, biết lo toan, khéo léo, tề gia nội trợ giỏi, lúc vui chơi mùa nắng cũng lo chuyện ăn uống mùa mưa, biết thu vén cho gia đình có bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng bảo đảm sức khỏe để chồng con học tập và công tác tốt.
Mắm - món ăn bình dị nhưng đối với một số đông người, đó không phải là thực phẩm bình thường đơn giản mà là một ký ức thân thiết, những dấu tích thân yêu mãi mãi không quên.
Theo PNO
Lê la bún, miến, phở gánh Hà Nội Nếu tự nhận là kẻ sành ăn, đôi khi bạn phải chịu khó lê la các quán gánh vỉa hè hết đỗi bình dân để tận hưởng một chút cái cảm giác "khổ sở để được miếng ngon". Đó là những quán ăn nằm ở vị trí "đắc đạo" trên phố lớn hẳn hoi song lại tuềnh toàng, thậm chí còn là "nhom...