Một thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung thành công sẽ thúc đẩy giá nhôm và đồng
Các nhà phân tích cho biết sự phục hồi gần đây về giá của một số kim loại công nghiệp quan trọng sẽ tiếp tục diễn ra trong năm nay – và sẽ có sự gia tăng thêm nếu thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung thành công.
Nhưng giá của các kim loại như vậy có thể linh hoạt, khi Mỹ và Trung Quốc cố gắng giải quyết các vấn đề khó khăn. Washington cáo buộc Trung Quốc hành xử không công bằng bằng cách buộc chuyển giao công nghệ để tiếp cận thị trường, áp dụng các hàng rào phi thuế quan và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Trong một báo cáo nghiên cứu, các nhà phân tích của Citi cho rằng vụ bán tháo cổ phiếu trên thị trường chứng khoán gần đây của Mỹ và các mối đe dọa gia tăng đối với nền kinh tế Mỹ bởi cuộc chiến thương mại có thể khuyến khích Tổng thống Donald Trump thực hiện một thỏa thuận nhanh chóng nhưng số vấn đề bị đe dọa không dễ giải quyết và có thể sẽ gây ra biến động dai dẳng vào các thị trường. Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã bày tỏ sự lạc quan rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ đạt được thỏa thuận. Một thỏa thuận ngừng chiến trong 90 ngày sẽ hết hạn vào ngày 1 tháng 3, và nhiều cuộc đàm phán đang ở phía trước. Tuy nhiên, nhà đàm phán thương mại Robert Lighthizer cho biết hai bên thậm chí còn chưa thống nhất về dự thảo khung cho một thỏa thuận. Còn một số nhà phân tích khác cho rằng tác động lớn nhất trong năm nay từ căng thẳng thương mại sẽ là áp lực đầu cơ lên giá cả hàng hóa, thay vì bất kỳ sự xói mòn nào về nhu cầu cơ bản đối với các hàng hóa.
Video đang HOT
Một cuộc khảo sát của công ty luật quốc tế cho thấy 41,2% trong số 51 người được hỏi là các nhà điều hành cấp cao xác định suy thoái kinh tế Trung Quốc và căng thẳng thương mại toàn cầu là rủi ro lớn nhất đối với các ngành công nghiệp khai khoáng và kim loại toàn cầu trong năm nay. Dẫn đầu của sự tăng trưởng toàn cầu là đồng vì kim loại này được sử dụng rộng rãi trong các ngành xây dựng, điện và điện tử. Giá của đồng đã tăng từ đầu năm, sau khi giảm mạnh 20% từ mức cao nhất vào tháng 6 đến cuối năm ngoái. Giá đồng đã tăng trở lại khoảng 6% lên 6.116 USD/ tấn trong năm nay vào đầu tháng 02. Các nhà phân tích của Citi cho biết đây là một trong những kim loại được thúc đẩy nhiều nhất để cải thiện các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, và đang kỳ vọng mức giá cơ sở 6.200 USD một tấn đồng theo giá thị trường và thanh toán bằng tiền mặt nếu Mỹ-Trung thống nhất được một thỏa thuận song phương thành công.
Trong khi đó, giá nhôm – được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng, vận chuyển và đóng gói – đã tăng 4,5% trong năm nay. Nhôm đã giảm 30% vào cuối năm 2018 từ mức cao nhất hồi tháng 4 năm ngoái. Các nhà phân tích của Genere Generale kỳ vọng tăng giá ở cả hai kim loại nhôm và đồng. Họ dự đoán giá đồng trung bình sẽ là 6.800 USD một tấn trong năm nay, cao hơn 3,8% so với năm ngoái. Và giá nhôm trung bình sẽ là 2.175 USD một tấn trong năm nay, tăng 2,4% so với năm ngoái. Các thị trường vẫn hy vọng rằng một thỏa thuận thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ đạt được và một thỏa thuận như vậy có thể mang lại một cơn gió tích cực cho thị trường kim loại.
Erik Norland, chuyên gia kinh tế cao cấp của Tập đoàn CME về hoạt động giao dịch tương lai và giao dịch quyền chọn của Mỹ, dự báo giá kim loại công nghiệp sẽ được nâng lên nhờ sự phục hồi kinh tế tại Trung Quốc trong nửa cuối năm nay. Trung Quốc tiêu thụ khoảng một nửa các kim loại công nghiệp chính của thế giới. Ông lưu ý rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc liên tục cắt giảm số tiền dự trữ bắt buộc của các ngân hàng vì dự trữ đã làm tăng lợi nhuận biên của các ngân hàng và khuyến khích họ cho vay nhiều hơn và thúc đẩy tăng trưởng. Ông dự báo ngay cả kim loại quý, đặc biệt là vàng, cũng sẽ được hỗ trợ bởi đồng đô la yếu trong năm nay, do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tạm dừng tăng lãi suất sớm hơn dự kiến và thâm hụt ngân sách quốc gia tăng lên.
Nhưng không phải tất cả các kim loại công nghiệp sẽ có giá tốt. Ví dụ, giá hóa chất lithium – thành phần chính trong pin cho xe điện và thiết bị tiêu dùng – dự kiến sẽ vẫn mềm sau khi giảm mạnh từ 160.000 nhân dân tệ/ tấn vào đầu năm ngoái xuống còn 77.500 nhân dân tệ vào cuối năm. Dự kiến năm nay tăng trưởng nguồn cung toàn cầu sẽ đạt 110.000 tấn lithium carbonate tương đương – chủ yếu nhờ nguồn cung quặng cao hơn từ Australia và năng lực sản xuất hóa chất ở Trung Quốc – cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng nhu cầu 33.000 tấn. Tương tự, các chuyên gia dự đoán giá coban – một kim loại quan trọng khác trong pin xe điện – sẽ vẫn yếu trong thời gian ngắn do nguồn cung dồi dào, với giá gần đây giảm xuống 36.000 USD/ tấn từ 55.500 USD vào cuối năm ngoái và cao nhất thập kỷ là mức 95.000 USD được ghi nhận vào tháng 3 năm ngoái. Giá coban trung bình của năm nay dự kiến là 63.934 USD, giảm từ 72.546 USD của năm ngoái.
V.D
Theo congthuong.vn
\\Nhiều dự báo kém lạc quan tác động mạnh lên chứng khoán Mỹ
Thị trường chứng khoán Mỹ vừa trải qua phiên giảm điểm mạnh nhất hơn hai tuần do những dự báo kém lạc quan về kinh tế châu Âu và cảnh báo xung quanh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ ngày 20/11/2018. Ảnh: THX/ TTXVN
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hơn 220 điểm (0,9%), xuống 25.169,53 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 cũng hạ 0,9%, xuống 2.706,05 điểm. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 1,2%, đóng cửa ở mức 7.288,35 điểm.
Giữa bối cảnh thỏa thuận "đình chiến thương mại" giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới chỉ còn ba tuần nữa, Nhà Trắng ngày 7/2 cho biết, giữa hai bên vẫn còn khoảng cách khá đáng kể trong vấn đề thương mại. Do vậy, lo ngại kịch bản các biểu thuế cao của Mỹ đánh vào lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị 200 tỷ USD sau ngày kết thúc thỏa thuận đình chiến (1/3/2019) lại dấy lên, qua đó khiến thị trường mất đà.
Nhận định từ cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Larry Kudlow, càng đẩy Phố Wall lùi sâu hơn khi ông cho rằng Mỹ và Trung Quốc vẫn còn "một quãng đường dài" trong việc giải quyết các bất đồng thương mại.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán toàn cầu còn trở nên ảm đạm hơn sau khi Ủy ban châu Âu (EC) vừa quyết định cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) năm 2019 từ 1,9% xuống còn 1,3% , cho rằng khu vực này phải đối mặt với các "làn gió ngược" bao gồm vấn đề Brexit, bất ổn kinh tế Italy và chiến tranh thương mại giữa các nước lớn.
Khép lại phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt chìm trong sắc đỏ. Tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh hạ 1,1%, xuống 7.093,58 điểm. Tại Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp mất 1,8%, xuống 4.985,56 điểm. Còn tại thị trường Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 lùi 2,7%, xuống 11.022,02 điểm.
Minh Trang (Theo AFP)
Tổng giám đốc VinaCapital: Biến động tạo ra cơ hội đầu tư tốt Ông Andy Ho, Tổng giám đốc VinaCapital chia sẻ, trên nền tảng kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định, sự biến động của thị trường chứng khoán sẽ tạo ra cơ hội đầu tư tốt. Thưa ông, những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán năm 2019? Bước sang năm 2019, có một số yếu tố quan...