Một thiếu phụ mất tích bí ẩn
Sau khi một mình vào rẫy để buộc trụ tiêu, hơn 1 tiếng sau gia đình chị Liên liên lạc với chị nên đã tổ chức đi tìm kiếm. Tuy nhiên, sau 6 ngày tìm kiếm khắp nơi mà tung tích của thiếu phụ này vẫn bặt vô âm tín.
Ngày 16/10, ông Phạm Minh Hùng, Trưởng Công an xã H’Bông, Chư Sê, Gia Lai cho biết, sau 6 ngày chính quyền địa phương phối hợp với hàng trăm người dân đi tìm kiếm chị Đặng Thị Mỹ Liên (SN 1990, trú thôn Ia Sa, H’Bông) nhưng vẫn chưa thấy tung tích.
Theo trình bày của bà Phan Thị Lan (54 tuổi, trú thôn Ia Sa), mẹ của chị Liên, vào khoảng 13h ngày 11/10, chị Liên mặc 1 chiếc áo xanh công nhân cao su hay mặc, đội mũ màu xám, đi dép nhựa vàng và đi chiếc xe máy màu đỏ nhãn hiệu Wave của Honda mang BKS 60V3-3279, đi vào rẫy hồ tiêu cách nhà chừng 4km để buộc dây tiêu. Khoảng 14h trời đổ mưa lớn mà không thấy con gái về nên bà Lan gọi điện cho chị Liên, nhưng điện thoại của chị Liên bỗng dưng không liên lạc được. Hơn nửa tiếng sau, trời tạnh mưa nhưng vẫn không thấy Liên về. Lòng như có lửa đốt, linh tính có chuyện không hay xảy ra nên bà Lan nói con trai mình đi tìm Liên.
Tuy nhiên, con trai bà Liên vào rẫy tiêu của Liên tìm mà không thấy, sau đó anh và bố mình đi khắp nơi tìm Liên những chẳng thấy đâu. Khoảng 16h cùng ngày, bà Lan nói với mọi người Liên đã bị bắt cóc nên nhờ hàng xóm đi tìm và sau đó báo công an. Tối cùng ngày, hàng trăm người dân trong xã và cơ quan công an đã đi khắp nơi tìm Liên nhưng không nhận được bất cứ manh mối gì.
Liên mặc áo cô dâu trong ngày cưới
Video đang HOT
Theo bà Lan, thì hôm xảy ra sự việc, một người dân trong thôn đã thấy 2 người đàn ông lạ mặt, sực nức mùi rượu bia hỏi đường vào rẫy một gia đình gần rẫy nhà Liên, và sau đó đã đi ra cũng bằng con đường này. Ngoài ra, có người còn nói họ thấy 3 người đàn ông dắt theo 1 cô gái mặc áo công nhân màu xanh giống Liên đi theo khu vực suối Ke.
Từ ngày xảy ra sự việc đến nay, gia đình bà Lan và bà con lối xóm liên tục tổ chức tìm kiếm chị Liên với số lượng hơn 100 người ở các địa bàn lân cận nhưng không thấy bất cứ dấu vết gì. Quá lo lắng và mong mỏi tìm thấy con, gia đình bà Lan cùng những người hàng xóm đã tìm đến hơn 30 thầy bói, nhà ngoại cảm nhưng chỉ có 1 câu trả lời: Liên đã bị bắt cóc.
Mẹ Liên kể lại việc con mất tích
Bà Lan cho biết thêm, Liên lấy chồng năm 2009 và sống tại thôn Ia Sa, 2 vợ chồng Liên sống rất hạnh phúc mặc dù muộn đường con cái và chưa có đứa con nào. Từ trước đến nay, gia đình chị Liên chưa hề có bất kì mâu thuẫn gì với ai. Hôm xảy ra sự việc, trong rẫy tiêu rộng bạt ngàn, cây cối um tùm nhưng chỉ có mỗi chị Liên đi làm, còn chồng chị Liên thì vắng nhà do phải chăm bố bị bệnh ung thư trên bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai (TP.Pleiku): “Chỗ rẫy Liên làm có rất nhiều đường để đi vào, đi ra. Trong đó có nhiều cây cối um tùm, có suối nhưng chúng tôi đã tìm hết mà không thấy, đến hôm nay chồng Liên và chồng tôi vẫn đang đi tìm Liên. Chúng tôi chỉ mong sao Liên vẫn còn sống và sớm tìm thấy được con bé, nó là con thứ 3 cũng là con út nhà tôi”, bà Lan buồn nói.
Chị Hiếu (trú là Dek, xã H’Bông) bộc bạch: “Liên nó rất hiền ngoan, từ trước đến nay chưa làm mất lòng bất kì ai trong xã. Vợ chồng Liên sống rất hạnh phúc. Từ ngày Liên mất tích đến nay, hàng trăm người trong xã đã tự nguyện cùng gia đình Liên đi tìm kiếm con bé, có người còn đi xem bói để mong hỏi được tung tích Liên nữa”.
Ông Hùng cung cấp thêm, công an và người dân đã mở rộng địa bàn tìm kiếm nhưng không có bất kì dấu vết gì của Liên. Ngay tại hiện trường vụ việc, cũng không có bất kì dấu vết gì, ngoài 1 cái thang buộc tiêu của Liên: “Chúng tôi đã đặt ra nhiều phương án nhưng chưa có kết luận, mà chỉ nghiêng về phương án cướp, hiếp. Hiện tại chúng tôi đã khoanh vùng đối tượng nhưng vẫn chưa có dấu hiệu gì”.
Thiên Thư
Hòn đá bị giam và chuyện lạ tại tòa
Dân mình đọc báo hay tin nước ngoài xét xử nhiều vụ án khó tin. Có khi vụ kiện liên quan đến con chó, con vịt, con lợn nghe rất nhí nhố...
Hòn đá bị giam trong lồng sắt
Nhưng nghĩ kỹ lại, thấy rằng một xã hội dân chủ, công bằng, tôn trọng quyền tự do của công dân thì tất cả mọi quan hệ trong xã hội phải được điều chỉnh bằng pháp luật và phải được xử lý theo pháp luật.
Và ở nước mình cũng đã có chuyện lạ như vậy, tuy nhiên xem ra luật chưa theo kịp để xử cho "đúng người, đúng đá". Chuyện xảy ra từ tháng 3 năm trước, bà Trần Thị Sắc ở huyện Chư Sê (Gia Lai) trong khi đào ao lấy nước tưới vườn tiêu đã phát hiện được hòn đá có khối lượng hơn 3,2m3; nặng khoảng 7,8 tấn nên thuê máy cẩu đưa về làm đá cảnh. Nhưng sau đó, đoàn kiểm tra của huyện lập biên bản thu giữ và Chủ tịch UBND huyện Chư Sê ký quyết định xử phạt bà Sắc 2 triệu đồng về hành vi vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, đồng thời tịch thu hòn đá.
Thế là hòn đá bị tạm giam. Chính quyền địa phương xuất kinh phí làm một cái lồng để nhốt hòn đá và việc này trở thành câu chuyện hài hước nhất của chính quyền và dân chúng thường đem ra làm "mồi nhậu" lúc rảnh rỗi.
Bà Sắc bị mất hòn đá lại còn bị phạt tiền. Tức quá, bà Sắc kiện cái quyết định của ông chủ tịch huyện là không đúng pháp luật và đòi lại hòn đá. Nhùng nhằng cả năm tòa mới đem ra xét xử và chuyện hòn đá quả thực quá đau đầu. Đại diện chủ tịch huyện Chư Sê nêu quan điểm: "Việc bà Sắc cẩu hòn đá đem về khi chưa được cơ quan chức năng cho phép là hành vi trái pháp luật, bởi cho dù là đá gì cũng là khoáng sản, mà như thế thì đây là tài sản của nhà nước". Cuối cùng, HĐXX đưa ra phán quyết bác yêu cầu khởi kiện của bà Sắc. Các chuyên gia pháp lý thận trọng không dám phát ngôn gì về phán quyết của tòa, bởi vì đây là vụ án hy hữu, chưa có tiền lệ.
Nhưng nếu cứ theo tiền lệ của vụ xét xử này, những người chơi đá cảnh, non bộ khắp nơi hãy coi chừng, vì cơ quan nhà nước có thể vào tịch thu, chở đá về tạm giam và đưa ra quyết định xử phạt hành vi tàng trữ tài sản của nhà nước. Bởi vì theo như đại diện của chính quyền huyện Chư Sê nói trước tòa và được tòa chấp nhận, đó là đá gì cũng là khoáng sản, và khoáng sản là tài sản của nhà nước.
Còn nữa, nhiều cơ sở bán đá cảnh, kể cả người đi sưu tầm đá cũng hãy coi chừng. Sẽ có lúc bị tịch thu, thậm chí bị bắt. Bởi vì đá ở đâu ra nếu không từ lòng đất, và đá nào cũng là khoáng sản, là tài sản của nhà nước, theo lý luận như trên.
Hóa ra, khi tìm hiểu cho kỹ lưỡng, sẽ thấy các quy định của Luật Khoáng sản chưa đủ để điều chỉnh các mối quan hệ này, chẳng biết đâu mà lần được cả!
Theo Lê Thanh Phong
Lao Động
Vụ "kiện hòn đá": Tòa bác đơn kiện Ngày 22/8, TAND huyện Chư Sê, Gia Lai đã tuyên không chấp nhận đơn khởi kiện của bà Sắc về việc yêu cầu trả lại hòn đá và hủy quyết định phạt hành chính đối với bà Sắc của UBND huyện Chư Sê. Như Dân trí đã đưa tin, sau 1 ngày xét xử, đến sáng ngày 22/8, TAND huyện Chư Sê đã...