Một thành viên của VNPT đăng ký kinh doanh hoạt động đại lý xổ số
CTIN là một đơn vị thực hiện các dự án mạng di động tại Việt Nam như xây lắp, tích hợp hạ tầng cơ sở cho các nhà khai thác Vinaphone, MobiFone, Viettel. Hiện nay, CTIN vẫn là đơn vị thành viên thuộc VNPT (nắm 31,43% vốn) và VNPT cũng là thị trường truyền thống số 1 trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị, dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin.
Công ty Viễn thông – Tin học Bưu điện (CTIN, ICT) vừa thông báo lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh mới là hoạt động xổ số (bán lẻ vé số qua đại lý, hoạt động của các công ty và đại lý vé số) và trang thông tin điện tử.
Đồng thời, Công ty cũng trình kế hoạch tham gia dự thầu (và ký kết hợp đồng nếu trúng thầu) gói thầu “Trang bị thiết bị phục vụ mở rộng mạng IP năm 2020-2021″ tại VNPT Net. Đây là gói thầu có giá trị vượt 35% tổng tài sản của CTIN tại cuối năm 2019.
Được biết, CTIN là một đơn vị thực hiện các dự án mạng di động tại Việt Nam như xây lắp, tích hợp hạ tầng cơ sở cho các nhà khai thác Vinaphone, MobiFone, Viettel. Hiện nay, CTIN vẫn là đơn vị thành viên thuộc VNPT (nắm 31,43% vốn) và VNPT cũng là thị trường truyền thống số 1 trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị, dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin.
Video đang HOT
Hơn 32 triệu cổ phiếu CTIN chính thức niêm yết HoSE vào cuối năm 2019 với mã ICT. Tính đến nay, thị giá ICT liên tục tăng mạnh lên mức 20.450 đồng/cp, tức tăng gấp đôi so với mức giá hồi đầu tháng 5/2020.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, ICT đạt 562,2 tỷ đồng doanh thu thuần tăng nhẹ so với cùng kỳ, nhờ có lãi khác lớn nên LNST đạt 36 tỷ đồng gấp đôi kết quả đạt được cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2020 mặc dù Covid-19 song ban lãnh đạo vẫn đặt kế hoạch tăng trưởng, tổng doanh thu hợp nhất tối thiểu đạt 2.547 tỷ (tăng 11%), lợi nhuận trước thuế hợp nhất tối thiểu đạt 120,22 tỷ đồng, LNST 98,74 tỷ đồng (tăng 9,7%). Ban lãnh đạo cho biết Công ty đã ký được hợp đồng khá nhiều dự án với Viettel trong những tháng đầu năm 2020.
Như vậy mặc dù có kết quả kinh doanh khả quan trong nửa đầu năm 2020 nhưng ICT mới chỉ thực hiện được 10,8% mục tiêu về doanh thu và 36,5% mục tiêu về LNST.
Doanh nghiệp ngành xây dựng kém lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh
Tổng cục Thống kê vừa công bố điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, theo đó, nhiều DN cho biết tình hình sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn hơn trong quý II.
Nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng kém lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý II/2020. Ảnh: H.Anh.
Tổng cục Thống kê cho biết, điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh ngành xây dựng được tiến hành hàng quý với hơn 6.600 DN được chọn mẫu để khảo sát. Tỷ lệ DN tham gia trả lời trong kỳ điều tra quý I/2020 đạt 89%.
Đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý I/2020, có 18,8% DN nhận định tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn, 33,7% đánh giá giữ ổn định và 47,5% cho rằng khó khăn hơn so với quý IV/2019.
Dự báo về sản xuất kinh doanh quý II/2020 có 18,3% DN đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn, 34,8% nhận định giữ ổn định và có tới 46,9% đánh giá khó khăn hơn.
Tổng cục Thống kê cho biết, theo hình thức sở hữu, khu vực DN ngoài nhà nước khả quan hơn so với hai khu vực còn lại, cụ thể, dự báo quý II/2020, khu vực DN ngoài nhà nước có 19,0% doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn, 34,5% DN giữ ổn định và 46,5% khó khăn hơn so với quý I/2020.
Tỷ lệ này của khu vực DN FDI là 12,1% tốt hơn, 38,1% giữ ổn định và 49,8% khó khăn hơn.
Trong khi đó, khu vực DNNN là 11,8% đánh giá tốt hơn, 34,1% giữ ổn định và 54,1% khó khăn hơn.
Hoài Anh
Đề nghị đưa ngành chứng khoán vào danh mục ngành, nghề thiết yếu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các địa phương đưa ngành chứng khoán vào danh mục ngành "dịch vụ thiết yếu" để tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán hoạt động bình thường. Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố đưa ngành Chứng khoán vào...