Một thành phố tại Mỹ phải trả cho hacker 10,7 tỷ đồng để chuộc lại dữ liệu, sa thải nhân viên chịu trách nhiệm
Lake City là thành phố thứ ba thuộc bang Florida bị hacker tấn công và chiếm quyền kiểm soát toàn bộ dữ liệu trong thời gian gần đây.
Mới đây, thành phố Lake City, Florida, Mỹ, đã phải trả số bitcoin trị giá 460.000 USD (tương đương 10,7 tỷ đồng) cho các hacker nhằm chuộc lại dữ liệu. Hồi tháng trước, tin tặc đã tấn công và vô hiệu hóa hệ thống máy tính của Lake City.
Bên cạnh việc trả tiền chuộc lại dữ liệu, lãnh đạo Lake City còn tiến hành sa thải giám đốc phụ trách công nghệ thông tin (IT) của thành phố. Theo WCJB, một trong những quan chức Lake City, ông Joe Helfenberg xác nhận rằng giám đốc IT, Brian Hawkins, đã bị sa thải do để xảy ra các vụ tấn công vào máy chủ, mạng email và đường dây điện thoại của thành phố. Ông Helfenberg ước tính Lake City cần 2 tuần để khắc phục tất cả những hậu quả của vụ tấn công.
Theo ZDNet, một nhân viên thành phố Lake City đã tải xuống tài liệu chữa mã độc mà người này nhận được qua email. Tài liệu ban đầu chứa trojan Emotet, thứ có thể tự động cài đặt trên máy tính của nạn nhân sau đó tải về trojan TrickBot và mã độc tống tiền (ransomware) Ryuk. Chính ransomware Ryuk đã lan rộng ra khắp các hệ thống của thành phố và mã hóa tất cả dữ liệu nó tìm thấy để yêu cầu tiền chuộc. Riêng hệ thống của cảnh sát và cứu hỏa Lake City không bị lây nhiễm bởi chúng nằm trên máy chủ khác.
Sau nhiều ngày làm việc với cả FBI và các chuyên gia tư vấn bảo mật, quan chức Lake City miễn cưỡng chấp nhận rằng trả tiền cho hacker để chuộc lại dữ liệu là phương án rẻ hơn và hiệu quả hơn. Hãng bảo mật Emsisoft ước tính khả năng giải mã thành công tài liệu bị khóa bởi Ryuk chỉ là 3 đến 5%.
Theo Times, anh chàng giám đốc IT bị sa thải vì lý do không đảm bảo an toàn cho hệ thống trong khi nhân viên tải xuống tập tin chứa mã độc có thể không phải chịu bất cứ hình phạt nào.
Video đang HOT
“Hội đồng thành phố của chúng tôi đã quyết định sa thải một nhân viên và trước khi rời đi anh ta phải cải tạo toàn bộ mảng IT để khắc phục những gì đã xảy ra cũng như đề phòng điều tương tự xảy ra trong tương lai”, Thị trưởng Stephen Witt của Lake City chia sẻ. Ông nói thêm rằng mã mở khóa được cung cấp bởi hacker đang hoạt động tốt.
Hacker làm điều tương tự với Rivira Beach, một thành phố khác ở Florida, vài tuần trước khi tấn công Lake City. Chính quyền Rivira Beach cũng đã phải trả số tiền 600.000 USD (14 tỷ đồng) để chuộc lại dữ liệu.
Có vẻ như quyết định trả tiền để chuộc lại dữ liệu càng khuyến khích các các hacker tiến hành thêm nhiều vụ tấn công mới. Sau Lake City và Rivira Beach, một thành phố thứ ba của Florida là Key Biscayne đã bị tấn công. Hiện tại, chính quyền Key Biscayne vẫn chưa quyết định có trả tiền chuộc lại dữ liệu hay không.
Theo GenK
Trung Quốc hack siêu dữ liệu của hơn 10 nhà mạng lớn thế giới?
Hacker đã xâm nhập hệ thống viễn của của hơn 10 nhà mạng trên thế giới và thu thập nhiều dữ liệu quan trọng.
Công ty An ninh mạng Cybereason có trụ sở tại Mỹ và Israel vừa tuyên bố tin tặc đã xâm nhập hệ thống của ít nhất 10 nhà mạng di động trên khắp thế giới nhằm đánh cắp siêu dữ liệu người dùng. Dù chưa có nguồn kiểm chứng, hãng cho biết nhóm hacker có liên quan tới yếu tố Trung Quốc, theo Forbes.
Cybereason không nêu tên cụ thể nhà mạng và khách hàng nào bị ảnh hưởng. Công ty tuyên bố cuộc tấn công lần này có quy mô lớn và rất tinh vi với tên gọi "Operation Softcell". Mục tiêu nhắm đến là các quan chức quân sự và giới bất đồng chính kiến.
Hacker Trung Quốc bị cáo buộc thực hiện nhiều vụ tấn công mạng viễn thông trên toàn thế giới.
Hãng bảo mật Israel cáo buộc chính phủ Trung Quốc nhiều khả năng đứng sau vụ việc. Các nhà mạng bị ảnh hưởng thuộc châu Âu, châu Phi, Trung Đông và châu Á, không có cái tên nào của Mỹ.
"Các cuộc tấn công tinh vi diễn ra liên tục ít nhất kể từ năm 2017 nhắm tới nhiều nhà cung cấp mạng viễn thông. Hacker đã cố gắng đánh cắp tất cả dữ liệu trong thư mục hoạt động, tài khoản và mật khẩu, thông tin cá nhân, lịch sự cuộc gọi và tin nhắn, máy chủ email, vị trí người dùng", báo cáo cho biết.
Cybereason mô tả đó giống như cuộc đua mèo vờn chuột. Kẻ tấn công khi bị phát hiện sẽ tạm dừng rồi sau đó tiếp tục xâm nhập nhiều lần khác. Dù mục tiêu nhắm tới cá nhân, Cybereason cảnh báo việc truy cập vào hệ thống cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ gây ra hệ lụy vô cùng lớn. Tin tặc có thể tắt tạm thời hoặc phá vỡ toàn bộ mạng di động nếu thực hiện một cuộc "chiến tranh" tổng lực.
Theo Wall Street Journal, Giám đốc điều hành Lior Div của Cybereason đã dành một ngày cuối tuần để tóm tắt về vụ việc cho hơn 20 nhà mạng toàn cầu. Những đơn vị trực tiếp chịu ảnh hưởng khi nhận tin tỏ ra hoài nghi và tức giận. Ông khẳng định công ty chưa từng chứng kiến cuộc tấn công quy mô lớn như vậy.
Dữ liệu thu thập được rất có giá trị với giới tình báo. Dù không thể truy cập vào nội dung cuộc gọi và tin nhắn, hacker có thể khai thác thông tin như đối tượng đang nói chuyện với ai, trong bao lâu, khi nào và từ đâu tới.
Trung Quốc đang vướng vào cuộc thương chiến với Mỹ.
"Chiến dịch Soft Cell cho phép tin tặc truy cập vào toàn bộ thư mục đang hoạt động của nhà mạng, từ đó tiếp cận hàng trăm triệu người dùng. Với tài khoản có đặc quyền cao, chúng sẽ dạo khắp hệ thống viễn thông và đóng vai trò như nhân viên hợp pháp", WSJ trích báo cáo.
Cybereason nghi ngờ nhóm hacker APT10 đứng sau vụ tấn công, nhưng không loại trừ có những cái tên khác. Hãng phát hiện các máy chủ, tên miền và địa chỉ giao thức Internet đến từ Trung Quốc, Hong Kong hoặc Đài Loan.
"Chúng tôi đưa ra kết luận với mức độ chắc chắn cao. Hacker có liên kết với Trung Quốc và nhiều khả năng do Nhà nước hậu thuẫn. Các công cụ và kỹ thuật được sử dụng lần này giống với cách một vài nhóm hacker của Trung Quốc từng thực hiện", báo cáo nhấn mạnh.
FireEye và Crowdstrike, những công ty từng góp phần phác thảo hình hài về APT10 cho tờ Wired biết họ không thể kiểm chứng thông tin của Cybereason. Nhưng cả hai đều xác nhận các nhà mạng đang trở thành mục tiêu của hacker do nhà nước chống lưng.
Cảnh báo của Cybereason xuất hiện trong bối cảnh chính phủ Mỹ đưa ra lệnh cấm với gã khổng lồ viễn thông Huawei và cuộc thương chiến giữa hai cường quốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Công ty Trung Quốc nhanh chóng "thấm đòn" khi dự báo doanh số sẽ sụt giảm 30 tỷ USD so với kế hoạch.
Smartphone Huawei đứng trước nguy cơ không thể cài sẵn Android, Facebook và nhiều dịch vụ của Google. Đó có thể là dấu chấm hết cho nỗ lực vươn mình thành nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới của gã khổng lồ Thâm Quyến.
Theo Zing
Chỉ bằng máy tính Raspberry PI, hacker đã lấy trộm 500 MB dữ liệu quan trọng của NASA Không chỉ thâm nhập vào hệ thống mạng trong phòng thí nghiệm của NASA, hacker còn không bị phát hiện ra trong suốt 10 tháng, kéo theo các hậu quả nghiêm trọng khác. NASA đã thừa nhận Phòng thí nghiệm Jet Propulsion Labortary (JBL) của mình bị hack vào năm ngoái, và nhiều khả năng hacker có thể đã lấy trộm đến 500...