Một tháng, 13 vụ lở núi chết người ở miền Trung
Trong tháng 10, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam xảy ra 13 vụ sạt lở đất khiến 74 người chết và hy sinh, còn 35 người mất tích.
Video đang HOT
Cứu trợ người dân vùng sạt lở núi Trà Leng
Sau trận lũ quét gây sạt lở kinh hoàng, 15 hộ dân bị vùi lấp. Cuộc sống của người dân vùng cao xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã khó khăn nay càng cơ cực hơn.
Trận sạt lở kinh hoàng vào chiều 28/10 khiến 11 ngôi nhà của 15 hộ gia đình ở nóc Ông Đề, thôn 1, xã Trà Vân, huyện Nam Trà My bị vùi lấp dưới lớp bùn đất. Lẫn trong lớp bùn, đất đá vương vãi những mảng tường gạch, mảnh ván còn sót lại. Lực lượng cứu nạn đã ứng cứu được 33 người, khẩn trương tìm kiếm người mất tích nhưng vẫn còn 14 người chưa được tìm thấy. Gần một tuần nay, Trà Leng liên tiếp có mưa khiến việc bố trí nơi ăn, chỗ ở tạm thời cho bà con gặp nhiều khó khăn.
Anh Hồ Văn Thanh, 35 tuổi, ở thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My nhớ lại giây phút kinh hoàng khi con lũ từ trên khe đổ về cuốn bay ngôi làng của mình. Nước lũ kéo theo bùn, đất, đá và cả những thân cây hàng chục năm tuổi chảy ầm ầm. Cả 5 người trong gia đình anh may mắn chạy kịp, thoát nạn. Thế nhưng, nhà cửa, tài sản đều bị lũ cuốn trôi. Bây giờ cả nhà anh tạm nương nhờ bà con xóm giềng gần đó chờ ngày định cư.
Các đoàn thiện nguyện hỗ trợ ban đầu cho bà con
Tất cả đều trắng tay, nhiều đứa trẻ bỗng chốc mồ côi. Mấy hôm nay, nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị xã hội, bà con hàng xóm và các nhà hảo tâm, anh Hồ Văn Thanh cùng bà con nơi đây đã phần nào vượt qua những ngày khó khăn.
"Vừa rồi nhà tôi bị sạt lở, bị cuốn trôi hết cả căn nhà, tài sản cũng không còn. Nhà 5 người nhưng rất may chạy thoát. Được hỗ trợ nên nhà tôi có được ít gạo thóc để ăn. Xin cảm ơn các nhà từ thiện đã giúp cho chúng tôi tạm ổn định cuộc sống trong thời gian khó khăn này", anh Hồ Văn Thanh nói.
Già làng Hồ Văn Đề luôn đứng bên ngôi mộ của người thân với niềm mong mỏi.
Những ngày qua, nhiều cá nhân, tổ chức đã chung tay hỗ trợ đồng bào vùng bị sạt lở núi. Chị Vòng Thị Yến Vân, 25 tuổi, ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cho biết, sau khi nghe tin nhiều gia đình ở xã Trà Leng bị sạt lở núi vùi lấp, chị đã vận động bà con ở Đồng Nai cùng các mạnh thường quân giúp đỡ bà con gặp nạn, ai cho gì lấy đó. Thông qua chính quyền địa phương, Đoàn của chị Vân mang nến, dầu gội, dầu gió và thuốc chữa bệnh ngoài da, cảm sốt cùng các phần gạo... hỗ trợ đồng bào Trà Leng.
"Trước mắt cũng cấp nhu yếu phẩm và sau đó sẽ đến từng nhà bị sạt lở rồi gửi tặng bà con đồ dùng gia đình gồm: bếp ga, nồi niêu, chén đĩa. Tiền bạc do gấp quá, chưa có được nhiều nhưng sẽ trích các phần quà cho gia đình có con bị thương hoặc những gia đình của các bé mất bố và mẹ", chị Vòng Thị Yến Vân nói.
Hàng chục người sống nhờ căn lều tạm
Trong những ngày qua, mưa lũ và cơn bão số 9 đã gây thiệt hại rất lớn cho bà con ở các huyện miền núi Tây Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My. Với tinh thần tương thân tương ái, "lá lành đùm lá rách", nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã đến chia sẻ, hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần giúp đồng bào vùng gặp nạn vượt qua đau thương, mất mát.
Bà Nguyễn Thị Huệ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết: "Từ khi nhận được sự quan tâm, chia sẻ kịp thời, cuộc sống bà con Nam Trà My nói chung và các hộ khó khăn đã ổn định hơn. Tuy nhiên, khó khăn chung là vẫn chưa tìm kiếm được những người bị vùi lấp dưới đất. Nhu yếu phẩm phục vụ cho bà con tương đối đảm bảo. Nhu yếu phẩm thì nhiều rồi, bây giờ cần tiền, tôn, xi măng để làm lại nhà cửa cho họ".
Vụ sạt lở tại Rào Trăng 3: Chuyển hướng tìm kiếm khu vực dưới suối Sau nhiều ngày huy động tổng lực các máy xúc kết hợp với chó nghiệp vụ, ngày 3/11, lực lượng cứu hộ đã hoàn thành công việc đào bới, tìm kiếm trên bờ những công nhân mất tích tại khu vực sạt lở tại nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3, tuy nhiên chưa p7uyhát hiện thêm thi thể. Lực lượng cứu hộ...