Một startup vừa gọi thành công 31 triệu USD vốn đầu tư nhờ COVID-19
Với màn trình bày kêu gọi vốn hướng về nội dung giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn vì COVID-19, Kargo đã nhận được đầu tư 31 triệu USD.
Một cựu nhân sự của Uber mới đây đã gọi thành công 31 triệu USD đầu tư cho startup trong ngành logistics của mình. Trong phần trình bày kêu gọi đầu tư, startup Indonesia này đã nói đến cách nó có thể giúp doanh nghiệp chiến đấu với đại dịch COVID-19. Cụ thể, Bloomberg cho biết Kargo đã gọi vốn thành công từ nhiều nhà đầu tư ở vòng này, trong đó có thể kể đến Tenaya Capital, Sequoia India và Intudo Ventures. Trước đó, trong vòng gọi vốn “seed” cách đây khoảng một năm, Sequoia Ấn Độ và Travis Kalanick, cựu CEO Uber, cũng đã tham gia đầu tư.
Tiger Fang, CEO Kargo, là một cựu nhân sự của Uber. Anh sáng lập công ty trong vai trò một nền tảng để những người giao hàng và khách hàng có thể kết nối với nhau. Tự nhận startup của mình là “Uber cho mảng logistics”, Kargo cho phép các công ty tìm kiếm xe tải giao hàng và nhiều phương tiện khác để chuyển hàng hoá thông qua ứng dụng.
Với khoản đầu tư mới, Kargo sẽ thực hiện các kế hoạch giúp doanh nghiệp chiến đấu với virus corona chủng mới, cùng với đó là xây dựng một quỹ “xoa dịu”trị giá 1 triệu USD cho các đơn vị sở hữu xe tải bị ảnh hưởng và các tổ chức từ thiện đang cung cấp suất ăn và thiết bị y tế cho các nhân viên y tế và bệnh nhân. Kargo bên cạnh đó cũng áp dụng nhiều chiến lược mới để giảm thiểu việc tiếp xúc vật lý giữa người với người khi vận hành, bao gồm triển khai chứng từ giao nhận điện tử.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để chiến đấu với COVID-19 ở Indonesia,” Fang chia sẻ với Bloomberg.
Lê Thanh Xuân
Startup khám sức khoẻ từ xa, thi IELTS trực tuyến được chọn đầu tư trong mùa dịch COVID-19
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Startup khám sức khoẻ từ xa, thi IELTS trực tuyến được VIISA chọn để tham gia chương trình Tăng tốc khởi nghiệp khóa 7.
Ngày 3/4, Quỹ Tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (VIISA) do FPT Ventures và Dragon Capital đồng sáng lập vừa công bố chọn ra 3 startup công nghệ tiềm năng trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch để tham gia chương trình Tăng tốc khởi nghiệp khoá 7. Khi tham gia chương trình kéo dài 3 tháng này, các startup sẽ nhận được một khoản đầu tư bằng tiền mặt, hỗ trợ không gian làm việc chung, các nền tảng công nghệ cần thiết cũng như kết nối với mạng lưới các đối tác doanh nghiệp có nguồn lực lớn trong và ngoài nước, đặc biệt là cơ hội nhận được khoản tài trợ tiếp theo lên tới 200.000 USD.
3 startup được chọn vào chương trình Tăng tốc Khởi nghiệp khóa 7
Ngoài ra, các startup này cũng được giới thiệu tới mạng lưới các nhà đầu tư tiềm năng để hỗ trợ các công ty đạt được những cột mốc lớn hơn nữa trên con đường phát triển trong và sau chương trình.
VIISA cho biết, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, hầu hết các buổi phỏng vấn đánh giá startup được tổ chức online nhưng vẫn đảm bảo tính công bằng, nhất quán, với các tiêu chí cụ thể. Medigo, Testuru và AskVietnamese là những startup xuất sắc được lựa chọn từ 100 đơn đăng ký và vượt qua 2 vòng phỏng vấn.
Khác với các khóa trước đây của VIISA, để ngăn ngừa và phòng tránh lây nhiễm COVID-19, tất cả các buổi đào tạo và các hoạt động khác của chương trình khoá 7 sẽ được tổ chức online cho tới khi tình hình dịch bệnh có chuyển biến tích cực hơn. VIISA cam kết đảm bảo chất lượng chương trình nhờ có sự hỗ trợ đồng hành lâu dài của các đối tác trong suốt các năm qua.
3 startup tham gia chương trình Tăng tốc Khởi nghiệp khóa 7 của VIISA gồm:
- Medigo là startup công nghệ y tế với sứ mệnh cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa 24/7 và chất lượng hàng đầu cho mọi người. Ứng dụng của Medigo giúp người dùng có thể tải lên đơn thuốc của bác sĩ, tìm kiếm các hiệu thuốc, được các dược sĩ tư vấn và nhanh chóng đưa thuốc đến tận nhà. Kể từ khi ra mắt, Medigo đã phục vụ khách hàng ở hầu hết các khu vực của Thành phố Hồ Chí Minh 24/7. Medigo cũng đang nỗ lực mở rộng đến các thành phố lớn ở Việt Nam và phát triển tính năng tư vấn trực tuyến với bác sĩ qua điện thoại.
- Testuru là một nền tảng kiểm tra trực tuyến, hiện đang tập trung vào bài kiểm tra IELTS. Bài kiểm tra trên Testuru bao gồm tất cả 4 phần của bài kiểm tra IELTS chính thức là nghe, đọc, viết và nói. Kết quả kiểm tra cũng đi kèm với phản hồi đánh giá cho những người tham gia để cải thiện và chuẩn bị tốt hơn cho những lần thi sau.
- AskVietnamese là startup công nghệ du lịch tập trung vào các dịch vụ về bản đồ du lịch. Nền tảng bản đồ của AskVietnamese là sự kết hợp của vẻ đẹp bản đồ giấy truyền thống với nền tảng bản đồ trực tuyến để cung cấp trải nghiệm độc đáo cho khách du lịch tự túc. Dù là bản đồ giấy hay trực tuyến, bản đồ AskVietnamese giúp khách du lịch biết tới các địa điểm tham quan qua quảng bá các văn hóa địa phương, món ngon truyền thống và trải nghiệm độc đáo.
Các startup trong chương trình Tăng tốc Khởi nghiệp khóa 7 của VIISA sẽ giới thiệu về công ty mình trong sự kiện Ngày hội Đầu tư dự kiến được tổ chức vào tháng 6 năm 2020. Ngày hội Đầu tư sẽ đón chào sự góp mặt của nhiều nhà đầu tư, cố vấn, đối tác của VIISA từ mọi nơi trên thế giới và mang đến những bài thuyết trình gọi vốn từ các startup của VIISA.
Chương trình Tăng tốc Khởi nghiệp của VIISA liên tục nhận hồ sơ trong năm.
PV
Đầu tư vào viễn thông toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2020 Công ty phân tích và nghiên cứu thị trường Dell'Oro của Mỹ vừa đưa ra dự báo chi phí đầu tư (CAPEX) vào lĩnh vực viễn thông toàn cầu trong năm nay. Theo Dell'Oro, bất chấp tình hình đại dịch đang diễn ra, đầu tư vào lĩnh vực viễn thông vô tuyến toàn cầu sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ, do các...