Một startup ở Thung lũng Silicon giúp người lao động nhận được tiền ứng trước ngay sau ngày làm việc, mà không cần chờ tới kỳ lương hằng tháng
Earnin đã huy động được hơn 190 triệu USD từ một số nhà đầu tư mạo hiểm bao gồm Andreessen Horowitz và Spark Capital.
Công ty này hiện đang có hơn 100 nhân viên, và đang được sử dụng bởi nhân viên ở hơn 50.000 công ty. Earnin thường xếp trong top 10 ứng dụng hàng đầu về tài chính trên App Store của Apple.
Cứ sau vài tuần, Myra Haq rút khoảng 100 USD từ Earnin, một ứng dụng cho phép người sử dụng vay một khoản tiền nhỏ. Haq cho biết: “Tôi bắt đầu sử dụng Earnin khi tôi còn là một nhân viên thực tập với mức lương tối thiểu để có thể trả tiền cho xe buýt đi làm và thức ăn.”
Hiện tại, dù cô đang làm bảo mẫu, quản lý các tài khoản mạng xã hội của một công ty quần áo trẻ em và bán quần áo trực tuyến, đôi khi cô vẫn cần thêm tiền để đi khám hoặc để dùng cho các chi phí phát sinh khác. Đó là lúc Earnin phát huy tác dụng.
Earnin biết Haq kiếm được bao nhiêu và tần suất làm việc của cô ấy bằng cách theo dõi vị trí của Haq để xem cô ấy có ở nơi làm việc hay không. Tuy nhiên, Earnin không chia sẻ dữ liệu vị trí này cho bên thứ ba. Ứng dụng này cho phép Haq rút tới 100 USD/ngày và không nhiều hơn số tiền cô thực sự kiếm được. Sau đó, Haq có thể rút tiền từ tài khoản giao dịch của mình.
Thay vì tính phí hoặc lãi suất cho khoản vay của Haq, Earnin chỉ yêu cầu cô để lại một khoản “tiền bo”, được sử dụng để chi trả các khoản phí chuyển tiền cũng như các hoạt động khác. Ứng dụng này tự quảng cáo là cách để mọi người “được trả tiền ngay sau khi rời khỏi nơi làm việc mà không cần vay, lệ phí, hay chi phí ẩn nào.” Tuy nhiên, Haq lại coi đó là một khoản vay nóng nhưng có “đạo đức hơn”.
Các khoản vay nóng, đôi khi được gọi là tiền ứng trước, là các khoản vay ngắn hạn dành cho những người cần tiền mặt ngay lập tức. Không ngạc nhiên khi những người cho vay nóng thường nhắm đến những người có thu nhập thấp.
Theo báo cáo của Pew năm 2013, 58% những người vay nóng thường gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản phí hàng tháng và phải vay tiền để giải quyết “tình trạng thiếu tiền mặt liên tục thay vì chỉ cho các trường hợp phát sinh tạm thời”. Các khoản vay này thường có lãi suất cao hơn so với các khoản ứng trước dài hạn hoặc thẻ tín dụng và thường bị chỉ trích vì tính chất “bóc lột” của chúng.
Earnin coi nó khác biệt với hình thức vay nóng truyền thống. Trước hết, công ty này không coi số tiền ứng trước cho người dùng là một khoản vay mà là khoản tạm ứng cho tiền lương của họ. Earnin được thành lập bởi Ram Palaniappan vào năm 2013.
Video đang HOT
Palaniappan, người có nền tảng trong lĩnh vực fintech, cho biết anh đã nảy ra ý tưởng này khi làm việc ở một công ty khác. Anh thường ứng tiền cho nhân viên để họ trang trải các hóa đơn trước ngày nhận lương chính thức, sau khi nghe họ phàn nàn về các khoản thấu chi.
Palaniappan chia sẻ: “Nó thật là vô lý, vì tôi nghĩ rằng tôi đã trả lương hậu hĩnh cho mọi người. Nhưng tôi đã nhận ra vấn đề là nhân viên cần tiền vào ngay ngày hôm sau và không thể chờ cho tới thứ sáu tiếp theo… Khi tôi rời khỏi công ty, những người mà tôi đã giúp muốn biết rằng liệu tôi có tiếp tục làm điều đó cho họ hay không. Khi đó, tôi đã nhận ra rằng nếu tôi không cố gắng biến hành động của mình thành một sản phẩm, tôi sẽ cảm thấy có lỗi với bản thân.”
Hiện tại, Earnin đã huy động được hơn 190 triệu USD từ một số nhà đầu tư mạo hiểm bao gồm Andreessen Horowitz và Spark Capital. Công ty này hiện đang có hơn 100 nhân viên, và đang được sử dụng bởi nhân viên ở hơn 50.000 công ty khác. Thông qua phát ngôn viên của công ty, Earnin thường xếp trong top 10 ứng dụng hàng đầu về tài chính trên App Store của Apple.
Theo Palaniappan, người sử dụng trả tiền bo khi họ có điều kiện để làm điều đó, dù cho đó là một hành động không bắt buộc. Trong một số trường hợp, khách hàng thậm chí còn trả thêm tiền bo đủ để trả phí giao dịch cho một người khác.
Theo Earnin, hành động này đã xảy ra hơn 10 triệu lần. Đưa tiền cho một công ty có vẻ không hợp lý khi họ không yêu cầu điều đó, nhưng Haq, một người dùng Earnin khá thường xuyên, cho rằng cô cảm thấy đó là một điều nên làm vì Earnin đang cung cấp cho cô một dịch vụ hữu ích và cô muốn họ tiếp tục hoạt động.
Nhưng gần đây Earnin đang bị lên án vì chính sách tiền bo của họ. Vào tháng 3, công ty này đã bị Bộ Dịch vụ tài chính New York triệu tập sau khi New York Post báo cáo rằng số tiền bo thông qua ứng dụng này tương đương với lãi suất hằng năm cao. Theo trang tin tức này, những người sử dụng không trả tiền bo chỉ có hạn mức rút tiền là 100 USD, trong khi những người trả tiền bo có thể rút số tiền nhiều hơn. Earnin từ chối bình luận về trát hầu tòa này.
Theo GenK
Tại sao các startup tỷ USD được gọi là kỳ lân?
Ngày nay, thuật ngữ kỳ lân (unicorn) - chỉ các startup có mức định giá từ 1 tỷ USD - được sử dụng rất phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, không nhiều người biết nguồn gốc của tên gọi này.
"Startup tỷ USD hiếm như kỳ lân"
Thuật ngữ kỳ lân (unicorn) trong khởi nghiệp được sử dụng lần đầu tiên bởi Aileen Lee, đồng sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm Cowboy Ventures tại Thung lũng Silicon (Mỹ) - công ty từng rót vốn vào một số startup như Bloom Energy, Dollar Shave Club và Rent the Runway.
Năm 2013, trang công nghệ TechCrunch đăng tải một bài viết của Aileen Lee với tựa đề: "Chào mừng đến với câu lạc bộ kỳ lân: Học từ những startup tỷ USD". Trong bài viết, Lee cho biết nhóm của bà đã tìm kiếm và đưa ra danh sách những công ty công nghệ tại Mỹ ra đời từ năm 2003 và có giá trị từ 1 tỷ USD.
Đồ thị: Linh Lam. Số liệu: CB Insight.
Tại thời điểm đó, Lee nhận ra số startup đạt được 2 tiêu chí của bà rất ít, chỉ có khoảng 0,07% trong tổng số các công ty khởi nghiệp được hỗ trợ bởi các quỹ đầu tư đạt mức định giá tỷ USD trong vòng ít hơn 10 năm. Lee muốn tìm một thuật ngữ để nói về nhóm công ty khởi nghiệp thành công và hiếm có này.
Chia sẻ trong một sự kiện, nhà đầu tư sinh năm 1970 cho biết bà đã cân nhắc một vài cái tên, trong đó bao gồm "home run" và "mega-hit", nhưng cuối cùng Lee quyết định chọn "unicorn". Trong truyền thuyết, kỳ lân là một loài vật hiếm, có hình dáng giống con ngựa trắng một sừng, một số phiên bản có thể mọc thêm cánh.
Theo Lee, giống như loài kỳ lân hiếm có, trong hàng nghìn startup công nghệ trên thế giới chỉ có vài công ty có thể trở thành doanh nghiệp tỷ USD. Bên cạnh đó, hình ảnh kỳ lân cũng thể hiện sự khao khát thay đổi thế giới của các startup.
"Nhiều doanh nhân và nhà sáng lập có những ước mơ lớn và đang thực hiện sứ mệnh xây dựng những thứ thế giới chưa từng có trước đây. "Home-run" hay những thuật ngữ tương tự không phản ánh được tinh thần này", Lee nói.
Bài báo của nhà đầu tư mạo hiểm này sau đó được rất nhiều người chia sẻ. Và cách gọi các startup tỷ USD là kỳ lân dần trở nên phổ biến trên thế giới.
Thời của siêu kỳ lân
Khi bài báo của Lee xuất bản, "câu lạc bộ kỳ lân" mà bà tìm ra chỉ có 39 thành viên. Tuy nhiên, số lượng các startup được định giá trên 1 tỷ USD đã tăng lên rất nhanh trong những năm qua. Theo thống kê của công ty chuyên theo dõi các startup CB Insight, chỉ riêng năm 2018, thế giới có thêm 119 startup kỳ lân, tăng 67% so với con số 71 của năm 2017.
Cũng theo dữ liệu real-time (thời gian thực) của CB Insight, hiện có 348 unicorn trên toàn cầu với tổng tài sản 1.165 tỷ USD, trong đó một nửa đến từ Mỹ.
Khi các công ty có giá trị trên 1 tỷ USD không còn hiếm như 6 năm trước, thế giới đang tập trung sự chú ý đến các siêu kỳ lân (decacorn) - thuật ngữ chỉ các startup có giá trị từ 10 tỷ USD.
Nhà đầu tư mạo hiểm Aileen Lee, người đầu tiên dùng thuật ngữ kỳ lân để nói về startup tỷ USD.
Câu lạc bộ siêu kỳ lân hiện có 18 thành viên, trong đó dẫn đầu là Bytedance - startup Trung Quốc sở hữu ứng dụng TikTok với định giá 75 tỷ USD. Tiếp theo là ứng dụng gọi xe Uber với 72 tỷ USD; Didi Chuxing 56 tỷ USD; WeWork 47 tỷ USD; JUUL Labs 38 tỷ USD...
Hơn 55% siêu kỳ lân có trụ sở chính tại Mỹ; 22% đến từ Trung Quốc. Khu vực Đông Nam Á có 2 đại diện là Grab (Singapore) với 14 tỷ USD và Go-Jek (Indonesia) với 10 tỷ USD. Ấn Độ và Hàn Quốc, mỗi quốc gia có một siêu kỳ lân.
Ngoài ra, một số startup có giá trị đang tiến gần mốc 10 tỷ USD như Coupang (Hàn Quốc) và Guazi (Trung Quốc) với 9 tỷ USD, Coinbase (Mỹ) 8 tỷ USD...
Theo GenK
Tỷ phú Jack Ma: Không cống hiến 12 giờ/ngày thì đừng làm ở Alibaba Để có thể tồn tại ở Alibaba, ít nhất bạn cần làm việc 12 giờ/ngày, 6 ngày/tuần, theo quan điểm của tỷ phú Jack Ma. Văn hóa làm việc "996" đang là đề tài gây tranh cãi gay gắt trong làng công nghệ Trung Quốc. Con số này nói tới thời gian làm việc từ 9h sáng đến 9h tối, 6 ngày/tuần. Nhiều...