Một số xe bán tải sẽ trở thành xe tải từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, xe bán tải được quy định là loại xe có khối lượng chuyển chở cho phép tham gia giao thông là dưới 950 kg.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN 41:2019/BGTVT) sẽ thay thế cho QCVN 41:2016/BGTVT và chính thức được áp dụng từ ngày 1/7. Theo đó sẽ có những thay đổi về mặt định nghĩa của mỗi dòng xe.
- Xe bán tải, xe tải VAN: là xe có khối lượng hàng chuyên chở tham gia giao thông ở mức dưới 950 kg, xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg sẽ được xem là xe con.
- Xe tải: là ôtô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950 kg trở lên.
Đáng chú ý ở phần định nghĩa dòng xe bán tải, cụ thể trước thời điểm 1/7, theo quy định khối lượng chuyên chở cho phép của dòng xe này được quy định là dưới 1.500 kg và dưới 5 chỗ ngồi. Như vậy, sau khi QCVN 41:2019/BGTVT được áp dụng, những xe có khối lượng chuyên chở cho phép trên 950 kg sẽ được liệt vào danh sách xe tải.
Khối lượng hàng chuyên chở của chiếc Mitsubishi Triton GLS 2019 ở mức 620kg
Việc được xếp vào danh sách cách dòng ôtô tải sẽ ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động trong nội đô thành phố của một số mẫu xe bán tải được bán ra tại thị trường Việt Nam.
Từ 1/7 những mẫu xe bán tải có khối lượng hàng chuyên chở trên 950 kg sẽ được xếp vào danh sách xe tải và sẽ phải tuân thủ quy định về cấm hoạt động trong nội đô (Hà Nội và TP.HCM) ở khung giờ cố định. Cũng với quy định trên nhóm xe tải nhẹ 1,25 tấn sẽ được coi là xe tải nói chung và cũng phải tuân thủ khung giờ hoạt động theo quy định.
Hầu hết những dòng xe bán tải được bán ra tại thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây đều có khối lượng hàng chuyên chở dưới 950 kg và sẽ không bị ảnh hưởng bởi QCVN 41:2019/BGTVT áp dụng từ ngày 1/7.
Tuy nhiên vẫn sẽ có một số mẫu xe bán tải gặp khó với quy định trên như: Ford Ranger XLS 2013 có khối lượng hàng chuyên chở ở mức 991 kg, Ford Ranger XLS 2015 là 957 kg. Từ 1/7, các mẫu xe trên sẽ là xe tải.
Video đang HOT
Ford F-Series: Xe đỉnh nhất lịch sử Bắc Mỹ đã thay đổi thế nào qua 72 năm?
72 năm, 13 thế hệ, hàng chục năm là xe dẫn đầu thị trường Mỹ về doanh số bán, Ford F-Series là dòng xe giàu truyền thống và thành tích bậc nhất của thương hiệu Blue Oval.
38 năm số 1 nước Mỹ trong tổng cộng 72 năm tồn tại là thành tựu của Ford F-Series mà trong tương lai chẳng ai có thể theo đuổi. Ngay cả trong thời kỳ Ford khó khăn nhất khi cố gắng cải tiến đội hình, tăng cường đội ngũ SUV và loại bỏ sedan/hatchback, F-Series vẫn là điểm tựa vững chắc cho thương hiệu Blue Oval.
Ở giai đoạn khởi đầu, ý định của Ford với F-Series cũng chỉ là một mẫu xe phục vụ người dân làm việc hàng ngày. Tuy vậy, đến giờ đội hình dòng bán tải biểu trưng của nước Mỹ đã đa dạng (theo cả nghĩa tốt và xấu) hơn rất nhiều.
Ford F-Series đời 1 (1948 - 1952)
Ford F-Series đời 2 (1953 - 1956)
Ford F-Series đời 3 (1957 - 1960)
Ford F-Series đời 4 (1961 - 1966)
Ford F-Series đời 5 (1967 - 1972)
Ford F-Series đời 6 (1973 - 1979). Đây cũng là thế hệ khai sinh phiên bản F-150.
Ford F-Series đời 7 (1980 - 1986)
Ford F-Series đời 8 (1987 - 1991)
Ford F-Series đời 8: Nite Edition trang bị dẫn động 2 cầu cùng nội ngoại thất thuần đen.
Ford F-Series đời 9 (1992 - 1996). Giai đoạn này chứng kiến F-Series trở thành dòng xe bán chạy nhất thế giới.
Ford F-Series đời 10 (1997 - 2003)
Ford F-Series đời 11 (2004 - 2008)
Ford F-Series đời 12 (2009 - 2014)
Ford F-Series đời 12: F-150 SVT Raptor biến "bán tải off-road" thành phân khúc phổ thông mới.
Ford F-Series đời 13 (2015 - nay)
Ford F-Series thế hệ kế tiếp: Tương lai điện hóa?
Vì sao nói chế độ lái 4WD không an toàn trên đường cao tốc? (Phần 1) Bạn có thể biết rằng một chiếc xe có thể cung cấp các chế độ hoặc hệ thống truyền động khác nhau như 4WD, 2WD, AWD, FWD và RWD. Khi nào nên sử dụng chế độ 4WD hoặc điều gì xảy ra nếu bạn vô tình chuyển từ 2WD sang 4WD trên đường cao tốc. Câu trả lời cho bạn là: Chế độ...