Một số thủ thuật nhỏ giúp bạn tận dụng tối đa khả năng của Galaxy Z Fold3
Galaxy Z Fold3 luôn giữ được nét độc đáo của mình đồng thời ngày càng tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Để có thể trải nghiệm tốt nhất với Samsung Galaxy Z Fold3, bạn nên “bỏ túi” một vài thủ thuật nhỏ dưới đây nhé.
Bixby Routines là công nghệ AI được xây dựng trên smartphone Samsung, với khả năng học thói quen và dự đoán nhu cầu người dùng. Ngoài ra, tính năng này có thể tự động điều chỉnh cài đặt, kiểm soát các ứng dụng thiết bị, tối ưu hóa pin cùng nhiều chức năng khác nữa.
Khả năng tích hợp giữa Bixby Routines và Galaxy Z Fold3 rất tốt. Tính năng này sẽ cung cấp cho người dùng tùy chọn để phát hiện mức độ mở máy của Galaxy Z Fold3, qua đó chế độ mở hoàn toàn được xử lý tự động.
Bixby Routines cũng cho phép người dùng tự động phát nhạc từ một danh sách phát cụ thể trên Spotify khi được kết nối với Bluetooth của ô tô hay tự động bật TV Samsung vì có tích hợp SmartThings.
Ngoài ra, người dùng cũng có thể đặt Bixby Routines tính năng tự động sạc nhanh cho máy, từ đó giúp kéo dài thời lượng pin của Galaxy Z Fold3 trong thời gian dài.
2. Khả năng đa nhiệm tuyệt vời
Kể từ Galaxy Z Fold2 năm ngoái, Samsung đã nâng cấp gấp đôi khả năng đa nhiệm của dòng Galaxy Z Fold. Giờ đây, với sức mạnh của One UI 3.1, Galaxy Z Fold3 có thể đa nhiệm nhiều hơn phiên bản tiền nhiệm mà vẫn vô cùng mượt mà.
Để tận dụng lợi thế màn hình siêu to khổng lồ của Galaxy Z Fold3, Samsung đã trang bị cho máy tính năng chia màn hình, người dùng có thể mở tối đa 3 ứng dụng và ứng dụng Youtube (chỉ dành cho người dùng Premium) chạy cùng một lúc. Điều này phù hợp cho những người cần xử lý nhiều việc cùng lúc hoặc chỉ đơn giản là muốn không bỏ lỡ bất kì điều gì trong cùng thời điểm.
Video đang HOT
3. Tính năng chia đôi màn hình dành cho tất cả các ứng dụng
Bạn chỉ cần vào Cài đặt (Settings) ➡ Tính năng nâng cao (Advanced features) ➡ Labs và bật tùy chọn này.
Tính năng này sẽ cực kỳ hữu ích khi bạn muốn so sánh giá bán và sản phẩm trên 2 sàn thương mại điện tử Lazada và Shopee nhằm lựa chọn đúng nhất sản phẩm mình mong muốn.
4. Tùy chỉnh tỷ lệ khung hình của ứng dụng
Galaxy Z Fold3 được trang bị màn hình phụ với tỷ lệ 25:9 và màn hình chính bên trong với tỷ lệ 5:3, và có một số ứng dụng không thể mở toàn màn hình, điển hình như Instagram.
Nhận ra được sự bất cập đó, Samsung đã trang bị tính năng Tùy chỉnh tỷ lệ khung hình của ứng dụng cho Galaxy Z Fold3. Tính năng này được bật trong phần Tính năng nâng cao (Advanced features)
5. Edge Panel (Màn hình cạnh)
Màn hình cạnh (Edge Panel) là tính năng giúp người dùng truy cập nhanh vào danh bạ thường liên hệ, các ứng dụng hay truy cập hoặc bất cứ nội dung nào được thiết lập sẵn bằng cách chỉ cần vuốt từ cạnh phải sang trái thì màn hình cạnh này sẽ xuất hiện. Edge Panel cũng cho phép người dùng thay đổi lại ứng dụng hiển thị hoặc thậm chí vô hiệu hóa màn hình này, do không thích có một lớp phủ màn hình ở cạnh phải từ Edge Panel hiển thị.
6. App Continuity
Tính năng này có khả năng giúp các ứng dụng chuyển đổi liền mạch giữa màn hình ngoài và trong, cũng như mở rộng để hiển thị thêm nội dung. Tính năng cho phép ứng dụng biết khi nào cần chuyển đổi hình dạng từ màn hình nhỏ sang màn hình lớn mà không gây ra lỗi ứng dụng hoặc sai lệch nội dung. Nói cách khác ứng dụng từ màn hình phụ ở ngoài có thể chuyển đổi liền mạch sang màn hình lớn ở trong dễ dàng.
7. Vuốt máy quét vân tay để nhận thông báo
Tính năng vuốt máy quét dấu vân tay để xem thông báo không phải là tính năng mới, nó vốn được cập nhật từ Samsung Galaxy S9. Vì Galaxy Z Fold3 đang sử dụng máy quét dấu vân tay gắn bên cạnh nên tính năng này càng trở nên dễ dùng và thuận tiện hơn cho người dùng.
8. Tắt tính năng tự đánh thức trên ốp lưng
Trước đây, nhiều người dùng đã phàn nàn về nắp gập với giá đỡ S Pen Fold Edition của Galaxy Z Fold, phần mặt trước của vỏ máy hơi mềm và nó khiến màn hình vô ý bị bật lên, đặc biệt là khi điện thoại được để trong túi. Để khắc phục sự cố này, Samsung đã phát hành một bản cập nhật phần mềm gần đây, bổ sung tùy chọn tắt tính năng tự động này. Bạn có thể tìm thấy nó trong phần Tính năng nâng cao (Advanced features).
Apple lãi gấp ba lần các đối thủ Android
Doanh số của Apple thấp hơn Samsung và Xiaomi nhưng lợi nhuận lại cao gấp ba lần các hãng Android cộng lại.
Công ty nghiên cứu Counterpoint đánh giá thị trường điện thoại thời gian qua có nhiều xáo trộn, như Xiaomi vươn lên thành hãng smartphone lớn thứ hai toàn cầu. Tuy nhiên, bức tranh về doanh thu và lợi nhuận không thay đổi khi Apple và Samsung vẫn dẫn đầu.
Lợi nhuận của Apple và các hãng còn lại trong quý II/2021.
Về doanh số, Apple đứng ở vị trí thứ 3 với 13%, sau Samsung và Xiaomi. Tuy nhiên, doanh thu của hãng đạt 40%, còn lợi nhuận chiếm 75% toàn ngành. Nói cách khác, phần lãi của Apple nhiều gấp ba lần toàn bộ các hãng còn lại trên thị trường thiết bị cầm tay nói chung.
Đây vẫn chưa phải kết quả ấn tượng nhất Apple từng đạt được. Họ từng chiếm 50% doanh thu và 86% lợi nhuận toàn ngành vào quý IV/2020.
Theo Counterpoint, thành công của Apple là do đã tạo ra được một hệ sinh thái toàn diện để giữ chân người dùng. Người mua máy tính Mac, iPhone, iPad sẽ có xu hướng mua tiếp những sản phẩm khác của hãng. Sự trung thành của người dùng cũng là cơ sở để Apple tăng giá bán trung bình (ASP) mà người dùng vẫn chấp nhận.
Các chuyên gia nhận định, hệ sinh thái của Apple đã tồn tại từ lâu, nhưng ngày càng thể hiện được sức mạnh khi có độ kết dính cao với mảng phần mềm, nội dung đa phương tiện, âm nhạc... Ngoài ra, doanh số ấn tượng của iPhone 12 cũng góp phần đáng kể và kết quả này.
Samsung Galaxy Z Fold3 và iPhone 12 Pro Max.
Trong khi đó, Samsung vẫn giữ được sự ổn định về thứ hạng. Hãng điện tử Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất về doanh số, thứ hai về doanh thu và lợi nhuận trong nhiều quý, kể từ khi Huawei thất thế. Lợi nhuận của Samsung chiếm 13% toàn thị trường. Trong khi đó, các thương hiệu Trung Quốc như Oppo, Xiaomi, Vivo, Huawei... chia nhau 12% lợi nhuận còn lại.
Xiaomi là trường hợp ngược lại so với Apple. Trong ba quý gần nhất, hãng liên tục gia tăng về thị phần và hiện đứng thứ hai trong ngành xét về doanh số. Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận từ việc bán thiết bị của họ lại rất nhỏ. Phần lớn sản phẩm thuộc phân khúc tầm trung và giá rẻ do hãng này chấp nhận bán thiết bị với cấu hình cao nhưng ASP thấp.
Counterpoint cũng nhận thấy Xiaomi đang tìm cách tăng ASP cho sản phẩm của mình. Trong quý II năm nay, giá bán trung bình điện thoại Xiaomi là 185 USD, cao nhất từ trước đến nay và cao hơn 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự chấp nhận của thị trường với một số mẫu máy giá cao như Mi 11i, Mi 11 X Pro là dấu hiệu tích cực cho sự chuyển mình về lợi nhuận của Xiaomi.
Không chỉ Xiaomi, các hãng Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch tăng giá bán trung bình với cách làm tương đối giống nhau. Chẳng hạn, Xiaomi tạo ra các thương hiệu con như Redmi, Poco; Oppo có thêm OnePlus và Realme, Vivo tạo ra Iqoo...
Các nhà sản xuất Trung Quốc cũng bước đầu xâm nhập thị trường châu Âu với mục tiêu giành thị phần mà Huawei để lại. Ngoài ra, một số hãng đang cố gắng tạo ra những sản phẩm Android cao cấp để cạnh tranh với Samsung, như Oppo đẩy mạnh dòng Find X, Xiaomi làm điện thoại màn hình gập Mi Mix Fold.
Sốc: smartphone Samsung sắp từ bỏ Android? Tin đồn cho biết Samsung có thể từ bỏ Android và chuyển sang Fuchsia của Google được đưa ra từ tháng 5, và điều này dường như đang trên đường trở thành sự thật. Nhà phân tích Dohyun Kim mới đây xác nhận rằng Samsung thực sự sẽ chuyển đến Fuchsia nhưng cảnh báo rằng điều đó sẽ mất vài năm. Điều thú...