Một số tác dụng phụ cần lưu ý khi ăn củ dền
Củ dền chứa nhiều chất chống oxy hóa và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi ăn củ dền.
1. Nước tiểu và phân có màu bất thường
Tiêu thụ quá nhiều củ dền có thể dẫn đến tình trạng nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng (gọi là hiện tượng beeturia), phổ biến ở người có mức sắt trong cơ thể thấp.
Đồng thời, củ dền có thể làm cho phân có màu đỏ hoặc đen – tương tự với tình trạng trong phân có máu. Phân có màu sắc này sau khi ăn củ dền không phải là điều nghiêm trọng; tuy nhiên nếu trong phân có máu thì bạn cần đi khám bệnh ngay.
2. Sỏi thận
Củ dền có hàm lượng oxalate khá cao, có thể gây ra sỏi thận. Theo đó, người có tiền sử bệnh sỏi thận nên hạn chế ăn hoặc uống nước ép củ dền.
3. Nổi ban
Nổi ban là phản ứng dị ứng của cơ thể với củ dền ở một số người. Ngoài nổi ban, có thể có một số biểu hiện khác khi dị ứng củ dền là ngứa ngáy, sốt, ớn lạnh, nổi mề đay.
Video đang HOT
4. Huyết áp xuống thấp
Người huyết áp thấp có thể bị giảm mức huyết áp khi tiêu thụ củ dền và nước ép củ dền.
5. Các bất ổn dạ dày
Người có bất ổn về dạ dày, đường ruột nên tránh ăn củ dền hoặc uống nước ép củ dền vì có thể dẫn đến đầy bụng, đau bụng và đánh rắm.
Ngoài ra, củ dền có chứa nhiều nitrite, có thể khiến dạ dày khó chịu. Người bị dị ứng củ dền cũng thường than phiền về biểu hiện đau bụng khi ăn loại thực phẩm này.
6. Làm tăng đường huyết
Người có mức đường huyết không ổn định nên hạn chế tiêu thụ củ dền vì đây là thực phẩm có chỉ số đường huyết tương đối cao.
7. Đối với người đang mang thai
Một số chuyên gia khuyên nên tránh tiêu thụ củ dền trong thời gian mang thai vì củ dền chứa betaine và nitrite có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và thai nhi.
8. Gây ra bệnh gout
Củ dền có mức oxalate cao và góp phần hình thành các biểu hiện của bệnh gout, đặc trưng bằng các cơn đau dữ dội ở các khớp.
9. Hại gan
Trong củ dền có nhiều kim loại khác nhau như đồng, sắt, magnesium và phosphorus. Tiêu thụ quá nhiều củ dền có thể làm tích tụ các kim loại này trong gan, gây hại cho gan và tụy.
Những tác dụng phụ nếu dùng dầu cá quá liều
Dầu cá là nguồn bổ sung tuyệt vời hai loại axít béo omega-3 quan trọng là eicosapentaenoic (EPA) và docosahexaenoic (DHA), không chỉ bổ tim, bổ mắt mà còn giúp phòng chống các bệnh tim mạch, chống viêm, chống ôxy hóa, giảm nguy cơ ung thư...
Tuy vậy, tiêu thụ dầu cá quá nhiều cũng có thể dẫn tới những tác dụng phụ bất lợi đối với sức khỏe. Dưới đây là 8 tác dụng phụ thường gặp khi lạm dụng loại dầu cá này:
Dầu cá tốt cho sức khỏe người lớn và trẻ em, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Ảnh: Medical News Today
Tụt huyết áp. Một số nghiên cứu cho thấy dầu cá có công dụng hạ huyết áp ở bệnh nhân lọc máu, người bị huyết áp cao và nồng độ mỡ trong máu (cholesterol) cao. Tuy lợi ích này giúp ích cho những người có huyết áp cao, nhưng lại có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với những người có huyết áp thấp. Do đó, người có huyết áp thấp nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung dầu cá.
Tăng đường huyết. Nhiều bằng chứng cho thấy việc bổ sung axít béo omega-3 liều cao có thể làm tăng nồng độ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. ơn cử, một nghiên cứu cho thấy rằng những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có bổ sung 8g omega-3/ngày đã bị tăng đường huyết trong vòng 8 tuần. Do đó, người bị bệnh này cần cẩn trọng khi sử dụng dầu cá.
Mất ngủ. ây cũng là một tác dụng phụ của việc dùng quá nhiều dầu cá. Theo một nghiên cứu, việc bổ sung liều cao dầu cá đã làm tăng các triệu chứng mất ngủ và lo âu ở người có bệnh sử trầm cảm.
Ra máu. Tiêu thụ dầu cá quá nhiều có thể gây ra máu nướu răng và ra máu cam. Một nghiên cứu cho thấy, thanh thiếu niên dùng từ 1 - 5g dầu cá/ngày đã gặp tác dụng phụ là ra máu cam. Do đó nếu đang dùng thuốc làm loãng máu (chống đông máu), bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung dầu cá để tránh bị ra máu bất thường. ặc biệt, người sắp tiến hành phẫu thuật cần ngừng bổ sung dầu cá ít nhất 1 tuần.
Tiêu chảy. Theo nghiên cứu, việc tiêu thụ dầu cá ở liều cao có thể dẫn tới các tác dụng phụ như tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác.
Trào ngược dạ dày thực quản. Do dầu cá chứa hàm lượng chất béo quá cao, nên việc lạm dụng thực phẩm bổ sung này có thể gây ra các triệu chứng thường gặp của trào ngược dạ dày thực quản, chẳng hạn như ợ nóng, buồn nôn và ợ hơi.
Ngộ độc vitamin A. Dầu cá cũng chứa hàm lượng cao vitamin A, nên người dùng có nguy cơ ngộ độc dưỡng chất này nếu tiêu thụ nhiều. Ngộ độc vitamin A có thể dẫn tới chóng mặt, đau khớp, kích ứng da và nôn mửa.
Dị ứng. ây là phản ứng có thể xảy ra ở những người vốn mẫn cảm với cá và hải sản. Theo một nghiên cứu, sau khi uống viên dầu cá, người dị ứng với cá đã có các biểu hiện dị ứng như nổi mẩn ngứa và đỏ da.
Sử dụng dầu cá như thế nào là hợp lý?
Mặc dù liều lượng có thể khác nhau, song một viên dầu cá thường cung cấp khoảng 1.000mg dầu cá, trong đó chứa khoảng 180mg EPA và 120mg DHA. Theo khuyến nghị từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mức tiêu thụ dầu cá an toàn là không vượt quá 3g mỗi ngày. Lưu ý là nhu cầu dùng dầu cá cũng khác biệt ở từng đối tượng sử dụng, nên tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ để được kê đơn liều dùng hợp lý. Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng dầu cá, cần lập tức đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Loại nước uống 3 ngày mỗi tuần giúp giảm mỡ bụng Bạn có biết bí đao là "chuyên gia" giảm cân, đặc biệt là mỡ vùng bụng trong khi có giá thành rẻ, dễ mua và chế biến. Vì sao bí đao giúp giảm cân? Do chứa nhiều nước nên bí đao giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, từ đó giúp giảm cân hiệu quả. Hơn nữa, loại quả này lại giàu chất...