Một số phương pháp tự nhiên điều trị viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là những vết loét nhỏ trong ống tiêu hóa gây cảm giác nóng rát ở dạ dày. Dưới đây là một số cách tự nhiên điều trị bệnh này.
Đường: Mật ong tươi là một bài thuốc phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày nhờ có những thành phần giúp chữa lành các vết loét. Glucose oxidase, một loại enzim có trong mật ong tấn công các vi khuẩn và giúp củng cố thành dạ dày. Hãy thêm mật ong vào chế độ ăn uống của bạn hoặc dùng để phết lên bánh mì.
Lá cỏ ca ri: Lá cỏ ca ri hãm lấy nước cũng là một bài thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả. Lá cỏ ca ri chứa một chất có tên là mucilaginous giúp tạo lớp màng bảo vệ dạ dày, từ đó giúp chữa lành các vết loét.
Chuối: Chuối giúp trung hòa lượng axit do dịch dạ dày tiết ra. Bạn có thể trực tiếp ăn chuối hoặc uống sữa chuối lắc. Đây chính là bài thuốc tại nhà dễ tìm nhất. Chuối giúp giảm tính axit của dịch dạ dày, ngừa viêm, củng cố thành dạ dày và bảo vệ hệ tiêu hóa.
Tỏi: Đây cũng là một phương pháp tự nhiên rất hiệu quả trong điều trị viêm loét dạ dày hoặc viêm loét dạ dày tá tràng. Tỏi chứa các thành phần kháng khuẩn và kháng virus, giúp chống lại và tiêu diệt các vi khuẩn gây ra các vết loét dạ dày. Bạn có thể dễ dàng đạt được hiệu quả bằng cách ăn 3 đến 4 nhánh tỏi mỗi ngày trong bữa ăn hoặc ăn kèm với mật ong.
Video đang HOT
Nước ép bắp cải: Nước ép cải bắp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có việc điều trị viêm loét dạ dày. Nhờ có thành phần axit lactic mà nước cải bắp đã được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày từ xa xưa.
Ớt đỏ: Người ta thường tin rằng ớt đỏ là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Trên thực tế, ăn ớt đỏ giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vết loét vì chất capsaicin có trong ớt đỏ kích thích các cơ chế bảo vệ thành dạ dày.
Cam thảo: Cam thảo kích thích dạ dày tiết nhiều dịch bảo vệ, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Cam thảo đặc biệt có hiệu quả đối với những người đang sử dụng các loại thuốc dễ gây viêm loét như aspirin hay cortisone.
Vitamin E: Một nghiên cứu đã cho thấy vitamin E có hiệu quả trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng vitamin E có khả năng chữa lành các vết loét nhanh hơn các loại thuốc truyền thống.
Hỏi ý kiến bác sĩ: Vì các vết loét có thể tái phát và trở thành bệnh mãn tính, thậm chí gây các biến chứng như xuất huyết dạ dày, việc điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các phương pháp trên./.
CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch)
Theo Onlymyhealth
Quá nhiều vi khuẩn HP sinh sống trong dạ dày, cơ thể sẽ cầu cứu bằng 3 tín hiệu này
Liệu bạn có những dấu hiệu mắc vi khuẩn Helicobacter pylori và đang gặp nguy hiểm hay không? Cùng đọc bài viết dưới đây và tìm hiểu.
Ngày nay, nhịp sống của xã hội rất nhanh, vì thế mà thói quen sinh hoạt của mọi người đều trở nên thất thường, nhất là trong việc ăn uống. Nhiều người làm việc quá sức và thường xuyên không xem trọng việc ăn đủ bữa, mang đến những rắc rối cho cơ thể bạn và đặc biệt là dạ dày. Khi hệ tiêu hóa không được khỏe mạnh, vi khuẩn Helicobacter pylori sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn một cách dễ dàng.
Helicobacter pylori (HP) là xoắn khuẩn có roi gram-âm, tìm thấy trong và bên dưới lớp niêm của thượng bì dạ dày. Tại đây, HP có thể tồn tại trong môi trường của acid dạ dày. Loại vi khuẩn này tiết ra enzyme urease giúp trung hòa độ acid. Vi khuẩn này có thể sinh sống và phát triển ở lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày và có thể gây ra tình trạng viêm loét dạ dày mạn tính, lâu dần có thể dẫn tới ung thư.
Vi khuẩn HP gây nhiều tác hại cho sức khỏe hơn bạn nghĩ
Vi khuẩn HP thường phát triển một cách âm thầm và không gây ra bất kỳ triệu chứng nổi bật nào. Tuy nhiên, chỉ cần bạn chú ý cơ thể có 3 dấu hiệu dưới đây, rất có thể là do vi khuẩn HP đã phát quá mức:
1. Hôi miệng
Đây là một dấu hiệu khá phố biến và cơ bản và n hiều người cho rằng hôi miệng là do việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Đây có thể coi là một lý do nhưng khi dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP nặng cũng có dấu hiệu tương tự.
Nguyên nhân là do vi khuẩn Hp gây ra các tình trạng như: trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày... các bệnh này thường có triệu chứng đẩy trào ngược khí trong dạ dày lên đường miệng làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu. Trào ngược còn làm acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản, khoang miệng có thể phân hủy tế bào gây hoại tử và hình thành mùi hôi dữ dội.
2. Rối loạn tiêu hóa
Sự gia tăng vi khuẩn HP trong dạ dày sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, điển hình nhất là khó tiêu. Nếu ngay cả khi ăn rất ít thức ăn, chúng ta vẫn sẽ có cảm giác đầy bụng khó chịu đây có thể là một dấu hiệu rõ ràng.
Những thực phẩm này nếu không được tiêu hóa kịp thời, chúng sẽ tích tụ trong cơ thể, sẽ có trường hợp phân không được hình thành, hoặc phân không sạch, việc đi đại tiện sẽ bị gián đoạn và việc đi tiểu bất thường sẽ diễn ra.
3. Thường xuyên bị đói
Nếu nhiễm vi khuẩn HP trong cơ thể rất có khả năng bạn sẽ có cảm giác đói thường xuyên. Vi khuẩn này ảnh hưởng đến tiêu hóa của cơ thể khiến chúng ta thường xuyên đầy hơi. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, lượng thức ăn và dinh dưỡng nạp vào cơ thể không đủ, gây ra cảm giác mệt mỏi và đói. Điều đó sẽ tác động xấu đến cơ thể và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày.
Xác xuất đường tiêu hóa bị nhiễm vi khuẩn HP quá mức kiểm soát sẽ có rất nhiều tác hại đối với cơ thể, trường hợp nặng có thể gây loét dạ dày và ung thư. Do đó, bạn nên chú ý đến cuộc sống của mình, bảo vệ dạ dày, ăn ba bữa một ngày và ăn nhiều thực phẩm lành mạnh và tốt cho dạ dày nói riêng và cơ thể nói chung.
An An (Dịch theo QQ)
Theo vietnamnet
Tại sao bụng 'réo' mỗi khi đói? Mỗi khi đói, bụng bạn lại phát ra những tiếng ọc...ọc...ọc...Âm thanh ấy từ đâu ra? Lý giải trên tờ Scientific American, Phó Giáo sư sinh lý học Mark A.W.Andrews (Mỹ) cho biết, đường tiêu hóa là một ống rỗng chạy từ miệng đến hậu môn và được bao bọc chủ yếu từ những lớp cơ trơn. Âm thanh óc ách phát ra...