Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe não bộ
Tiến sĩ Jenny Brockis, tác giả của cuốn “Future Brain” chia sẻ một số thủ thuật để có thể tăng hiệu suất của bộ não tốt nhất, theo Healthista.
Kết nối với đồng nghiệp sẽ giúp tăng cường sức khỏe não bộ – Ảnh: Shutterstock
Trong cuốn sách “Future Brain”, tiến sĩ Brockis cho biết ăn đa dạng các loại thực phẩm giúp tăng khả năng chịu đựng về tinh thần, giúp chúng ta tập trung, hỗ trợ bộ nhớ và thậm chí còn có lợi cho khả năng giải quyết vấn đề.
Một nghiên cứu công bố hồi tháng 2 của tiến sĩ Ian Macdonald, giáo sư sinh lý chuyển hóa tại Đại học Nottingham (Anh), cho thấy thức uống ca cao giàu flavanol (một thành phần quan trọng trong sô cô la đen) làm tăng lưu lượng máu đến các khu vực quan trọng của não bộ từ 2-3 giờ. Ngoài ca cao tốt cho não bộ, còn có cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh, các loại quả mọng như việt quất, anh đào, mận, dâu tây và mâm xôi. Trứng chứa choline cũng là loại thực phẩm tăng khả năng tập trung và giúp giảm cortisol, loại hoóc môn căng thẳng.
Ngủ trưa 20 phút trước 15 giờ chiều
Ngủ cho chúng ta sức khoẻ thể chất và tinh thần nhiều hơn. Nó giúp sửa chữa và bảo dưỡng tế bào thần kinh, cũng như giúp điều chỉnh tâm trạng. Tiến sĩ Brockis nói rằng giấc ngủ ngắn rất có lợi cho chức năng não, đặc biệt với những người làm việc nhiều giờ.
Trong năm 2010, nghiên cứu của Đại học California Berkeley (Mỹ) cho thấy một giấc ngủ ngắn có thể tăng đáng kể và khôi phục sức mạnh não bộ.
Video đang HOT
Tiến sĩ Brice Faraut, tại Đại học Paris Descartes (Pháp), báo cáo trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism (tạm dịch Nội tiết và chuyển hóa lâm sàng), rằng một giấc ngủ ngắn 20 phút có thể làm tăng khả năng nhận thức đến 40%, và kéo dài lợi ích từ 2-3 giờ. Cũng theo tiến sĩ Brockis, giấc ngủ trưa không nên muộn hơn 15 giờ chiều để tránh phá vỡ chu kỳ giấc ngủ đêm.
Kích thích tìm hiểu
Khám phá các hoạt động như học đánh đàn, học nhảy, hoặc tham gia các lớp vẽ… là cách kích thích bạn tìm hiểu hoặc tò mò. Nghiên cứu được xuất bản vào năm 2014 trên tạp chí Cell Press, cho thấy sự tò mò về một chủ đề giúp não bộ phóng thích hoóc môn dopamine khiến ta tập trung hơn, sâu sắc hơn.
Chơi game
Tiến sĩ Daphne Bavelier, giáo sư khoa học thần kinh về khoa học nhận thức và não bộ tại Đại học Rochester (Mỹ), cho biết trò chơi làm cho não của chúng ta thông minh hơn, tốt hơn, nhanh hơn và mạnh mẽ hơn.
Theo tiến sĩ Bavelier, một game thủ có khả năng nhận thức tốt hơn mặc dù lạm dụng các trò chơi có thể gây nghiện. Trong khi đó, tiến sĩ Brockis nói game thủ phát triển thị lực sắc bén, có thể tìm ra người lạ trong đám đông và quan sát được những chi tiết nhỏ. Vì vậy, chơi các trò chơi điện tử có thể giúp mọi người cải thiện hiệu suất trong nhiệm vụ tinh thần khác nhau.
Thiền tại nơi làm việc mỗi ngày
Trong năm 2012, nghiên cứu của Đại học California, Los Angeles (Mỹ) cho thấy thiền lâu dài giúp tăng cường các kết nối giữa các tế bào não. Tiến sĩ Brockis tin rằng nếu bạn thực hành thiền định hằng ngày bất cứ nơi nào từ 5 – 50 phút có thể làm tăng hiệu suất làm việc từ 2-3 giờ.
Kết nối với đồng nghiệp
Con người là sinh vật xã hội nổi trội khi nói đến việc kết nối với nhau. Não của chúng ta phụ thuộc vào khả năng chúng ta xây dựng mối quan hệ. Thông thường, những người chúng ta thích nhất là những người chúng ta nhìn thấy giống mình, và do đó chúng ta có nhiều khả năng kết nối với họ.
Tiến sĩ Brockis nói rằng việc duy trì các kỹ năng xã hội đặc biệt quan trọng vì các mối quan hệ là một công cụ quan trọng cho hoạt động của não tốt hơn. Vì vậy, tại nơi làm việc, không nên tránh tiếp xúc với người này hoặc người kia vì một vài lý do nào đó cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc của chúng ta.
Dành 30 phút đi bộ mỗi ngày
Tiến sĩ Brockis nói tập thể dục giúp tăng cường lưu lượng máu đến não, giúp giảm co rút não và tăng tế bào thần kinh (sự tăng trưởng và phát triển của các mô thần kinh), và độ dẻo (linh hoạt não), do đó hiệu suất công việc của bạn được duy trì.
Theo tiến sĩ Brockis, một buổi tập 30 phút có thể cải thiện khả năng nhận thức, học tập và trí nhớ.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Ngừa sa sút trí tuệ
Trí não sắc bén giúp bạn làm được nhiều điều trong cuộc sống. Nếu bạn nhận thấy mình hay bị đãng trí hoặc cảm thấy chán nản thường xuyên thì đến lúc cần phải chăm sóc nhiều hơn đến não bộ.
Giao tiếp và tiếp thu những điều bổ ích là cách tốt phát triển não bộ - Ảnh: Shutterstock
Gặp gỡ những người lạ. Khi bạn gặp một người mới, tâm trí bạn sẽ bận rộn trong việc thu nạp, lưu trữ mọi thông tin về người mới quen. Nếu bạn tiếp tục gặp gỡ nhiều người từ các ngành nghề khác nhau, não có nhiều công việc để làm. Đây là điều thật sự tốt cho sự phát triển của não bộ.
Thiền. Khoa học chứng minh thiền đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe não bộ. Bạn trở nên bình tĩnh và vui vẻ hơn, dễ dàng đẩy lùi căng thẳng và lo âu. Bộ não sẽ luôn trong tâm thế tiếp nhận các kỹ năng mới nếu được trẻ hóa thông qua thiền định.
Thách thức tâm trí bạn bằng cách học hỏi những kỹ năng mới. Trong quá trình học hỏi một ngôn ngữ hoặc một môn nghệ thuật, bạn đang thách thức bộ não của mình. Khi được đặt trong thử thách, não buộc phải tạo ra các tế bào thần kinh mới. Não có xu hướng sắc bén hơn khi bạn liên tục thách thức khả năng của nó bằng cách học hỏi những điều mới.
Ở bên những người thân yêu. Cuộc sống bạn sẽ mất đi ý nghĩa nếu không có tình yêu thương trong đó. Bạn có thể dễ dàng đánh bay căng thẳng khi luôn có những người thân ở bên cạnh. Mỗi giây phút bạn dành cho người thân, bạn đời hoặc con cái tạo ra khoảnh khắc đẹp trong bộ nhớ. Đời sống tình cảm lành mạnh là rất quan trọng vì giúp đẩy lùi nguy cơ suy giảm nhận thức.
Rèn luyện thể chất. Nếu bạn luôn vận động thì tâm trí bạn cũng vậy. Hãy năng tập luyện thể dục và cố gắng duy trì thói quen tốt này.
"Nuôi" não bộ. Ăn các loại thực phẩm tốt cho não sẽ giúp ích rất nhiều. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho não là cá, các loại hạt như hạt điều, quả óc chó, hạt bí, dầu thực vật, trái cây và rau củ tươi...
Ngủ đủ giấc. Lúc ngủ, não vẫn bận rộn nhưng nhiều phần trong não bộ bắt đầu nghỉ ngơi theo nhiều giai đoạn khác nhau của giấc ngủ. Ngủ không ngon giấc hoặc thiếu ngủ có thể gây trở ngại cho chức năng não bộ.
Nhất Linh
Theo Thanhnien
7 thói quen xấu 'giết chết' não của bạn Não là bộ phận quan trọng "chỉ huy" toàn bộ chức năng của cơ thể nhưng lại là bộ phận ít được chú ý chăm sóc nhất. Nhưng ngoài chấn thương và bệnh tật, có những điều chúng ta làm hằng ngày đang "giết chết" não bộ của chúng ta. 1. Thiếu ngủ Khi ngủ, bộ não có thời gian để khởi động...