Một số món ẩm thực đặc sắc của Đắk Nông
Đến với Đắk Nông, du khách không chỉ được khám phá các thác nước hùng vĩ, thơ mộng mà vùng đất này còn có nhiều món ăn dân dã đặc sắc, có dịp thưởng thức mới cảm nhận hết được sự thú vị của nó.
Cá lăng
Cá lăng là một loài cá nước ngọt có vị ngọt béo, thơm ngon. ở Đắk Nông cá lăng sống ở sông Sêrêpốk và sông Đông Nai. Cá lăng được chế biến thành nhiều món như: chả, om chuối, hấp, xào tỏi hoặc nấu cháo… Dù chế biến bằng phương pháp nào thì cũng thơm ngon. Trong đó đặc biệt phải kể đến cá lăng nướng và lẩu cá lăng.
Cá lăng nướng nổi bật với vị béo, thơm, ngọt đậm đà. Được ướp với nước mắm, bột ngọt, mẻ, nước cốt riềng, nghệ… nên chúng rất đậm đà và có những mùi thơm đặc trưng hấp dẫn không lẫn vào đâu được. Cá lăng nướng có thể ăn kèm với bún, bánh tráng và các loại rau sống, chấm cùng nước mắm chanh tỏi ớt tăng gia vị.
Lẩu cá lăng lại là món giải nhiệt được nhiều người ưa thích. Nguyên liệu chính của món này là cá lăng, măng chua, cà chua và nước lẩu là nước hầm xương. Bởi vậy đây là món vừa thơm ngon vừa rất ngọt nước.
Video đang HOT
Mới đây, Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam đã công nhận món ăn “Cá lăng nướng sông Sêrêpốk” của tỉnh Đắk Nông vào Top 100 món ăn ẩm thực, đặc sản tiêu biểu của Việt Nam từ năm 2011-2016.
Muối kiến vàng là một trong những món ăn ưa thích được đồng bào M’nông, Mạ, Ê đê sử dụng trong bữa ăn thường ngày. Cách chế biến cũng khá đơn giản với nguyên liệu chính là kiến vàng (một loại kiến sống bám từng tổ trên cây). Sau khi bắt kiến về để cả tổ ngâm vào nước nóng hoặc bỏ vào chảo rang cho kiến chết, vớt kiến ra để ráo rồi rang chung với muối hạt và ớt xiêm. Tùy theo sở thích của từng gia đình mà cho ớt, muối nhiều hay ít. Khi muối khô và kiến đã chín thơm thì đổ vào cối giã cho đều, bỏ vào hộp dùng trong nhiều ngày…
Muối kiến vàng mang hương vị đặc trưng riêng, vô cùng lạ miệng và hấp dẫn, được đồng bào dùng với cơm trắng khi lên nương rẫy, ăn với rau luộc, chấm xoài xanh hay ăn kèm với các món thịt nướng… Theo đồng bào, kiến vàng chứa nhiều chất dinh dưỡng, có vị chua chua rất dễ ăn. Việc bắt kiến vàng cũng phải theo mùa và chủ yếu vào mùa nắng bởi lúc này kiến chua và mang vị đặc trưng hơn. Ngoài sử dụng kiến để làm muối, đồng bào còn dùng để nấu canh măng, canh lá giang, làm gỏi đu đủ…
Canh thut
Canh thụt là món ăn truyền thống của ngươi M’nông được chế biến từ các nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên. Theo người M’nông, canh thụt có công dụng bồi bổ sức khỏe, trị chướng bụng, đầy hơi, giải rượu, rất tốt cho các bà mẹ mới sinh, người già sức yếu và những em bé còi xương…
Nguyên liệu chính để chế biến món canh thụt truyền thống có sẵn trong tự nhiên, bao gồm: lá bép (hay con goi la la nhip), đọt mây, cà đắng, ớt xiêm rừng, cá suối hoặc thịt động vật. Người M’nông xem đây la nhưng sản vật quý mà núi rừng ban tặng cho họ từ bao đời. Sau khi bêp lưa được nhóm lên, băt đâu co than, các ống lồ ồ sẽ được đê nghiêng trên lưa than để nâu. Khi nấu, lưa không đươc qua to, ông lồ ô phai được xoay tron tư tư, liên tuc để các nguyên liệu bên trong chín đều, không bi chay ông. Thơi gian nâu thương kéo dài trong khoảng 30 phút. Sau khi nấu chin se cho thêm chut gia vi như muôi, bôt ngot…
Món thịt giã của người Mạ
Thịt giã là món ăn khá đặc biệt của người Mạ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Từ kinh nghiệm thực tiễn, chắt lọc qua thời gian, đồng bào Mạ tạo ra món thịt giã độc đáo, làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của dân tộc mình.
Với đặc điểm thơm, ngon, dễ tiêu hóa, món ăn còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Các loại thịt dùng để chế biến món ăn như gà, heo, chim, cheo, thỏ... Các con vật này được nuôi trong điều kiện tự nhiên, chăn thả trong rừng hay vườn nhà, chỉ ăn cây cỏ, không ăn các loại thức ăn công nghiệp nên thịt chắc, nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon sau khi chế biến.
Thịt được đem nướng trên than hồng trước khi giã
Người Mạ thường dùng nhất vẫn là thịt gà và heo. Cách chế biến khá đơn giản nhưng mất nhiều thời gian ở công đoạn nướng và giã thịt. Nếu nấu bằng thịt gà thì người Mạ thường chọn loại gà tơ, đạt trọng lượng tầm trên dưới 1,5 kg. Nếu là thịt heo thì đồng bào phải chọn loại có nhiều thịt nạt, ít da ít mỡ, thái thịt thành từng miếng mỏng. Các loại thịt dùng chế biến được ướp với các loại gia vị gồm muối, sả, gừng, ớt, mật ong. Một số gia đình còn ưa thích ướp thêm riềng để tăng mùi vị thơm ngon cho món ăn. Họ ướp khoảng 30 phút cho gia vị thấm vào thịt mới đem đi nướng trên than hồng.
Thịt nướng khi chín có màu vàng ươm cùng hương thơm lan tỏa hấp dẫn. Thịt chín độ vừa phải, không quá khô, vẫn đượm nước trong thịt. Phần thịt thơm nức được xé từng sợi nhỏ, dùng chày giã bằng tay trong cối gỗ. Cứ một lớp thịt cho vào cối giã, đồng bào Mạ lại thêm một ít gừng.
Thịt giã nát tương tự như ruốc hay chà bông, phần nước trong thịt tiết ra càng tăng thêm độ béo, ngọt cho món ăn. Phần thịt bên trong và gia vị hòa quyện vào nhau giúp món ăn có hương vị đậm đà đặc biệt. Thịt giữ được nguyên hương vị tự nhiên mà không bị nhạt và mất chất đi.
Món thịt giã trên mâm ẩm thực truyền thống người Mạ tỉnh Đắk Nông
Món thịt giã mang nhiều dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gia đình Mạ, giúp bữa ăn trở nên độc đáo và ngon miệng hơn. Món ăn có mùi thơm nồng, vị ngọt, béo, mặn mà và chút cay của gừng, ớt... Thịt giã vừa thơm, ngon, rất thích hợp khi ăn với cơm lam, cháo hay xôi nóng. Sự kết hợp này giúp bữa ăn mang nhiều mùi vị hơn. Đây cũng là một trong những món ăn được rất nhiều trẻ em người Mạ yêu thích...
Củ mài trong đời sống ẩm thực của đồng bào M'nông Từ bao đời nay người M'nông luôn sống trong sự đùm bọc, che chở của rừng. Rừng ban tặng nhiều nguồn thực phẩm quý báu như rau tươi, đọt măng, đọt mây, trái cà đắng, chim thú... trong đó phải kể đến củ mài. Không những giúp cứu đói, củ mài chứa nhiều dinh dưỡng, trở thành món ăn ngon cải thiện bữa...