Một số mẹo nhỏ, tip hay giúp người mới chơi có thể thuần thục các combo của Invoker, vị tướng “dễ loạn tay” nhất DOTA 2
Dễ thấy, Invoker là một trong những vị tướng đòi hỏi nhiều tố chất nhất từ phía người chơi để có thể sử dụng một cách thành thục. Nhanh tay nhanh mắt là chưa đủ, Invoker còn yêu cầu khá cao sự logic, đọc tình huống cũng như ra quyết định hợp lý trong từng hoàn cảnh của trận đấu. Tuy khó sử dụng như vậy, nhưng nếu nắm vững một vài thủ thuật sau, bạn hoàn toàn có thể tự tin mà đưa gã pháp sư này ra thi thố một cách hiệu quả.
- Nếu build Invoker theo hướng Q-E, bạn sẽ cần rất nhiều item. Chính vì thế, hãy lựa chọn những item có thể hỗ trợ lượng farm của Invoker lên đầu, điển hình như Hand of Midas hay Boots of Travel. Những item tiếp theo có thể kể tới như Aghanim’s Scepter và Blink Dagger.
- Nên nhớ rằng, độ hiệu quả trong bộ kỹ năng của Invoker phụ thuộc rất nhiều vào level của vị tướng này.
- Rất nhiều skill của Invoker gây ra hiệu ứng AOE, chính vì thế hãy cố gắng tận dụng nó một cách tốt nhất có thể.
- Nhiều phép thuật của Invoker có khả năng kết hợp tương đối tốt với nhau, hiểu rõ nguyên lý kết hợp này chính là chìa khóa để bạn có thể sử dụng Invoker một cách thành thạo.
- Thời gian cooldown các kỹ năng của Invoker tương đối lâu, đặc biệt là ở giai đoạn đầu game. Cân nhắc điều này trong các tình huống combat và cũng chính vì thế, đừng nên spam bộ kỹ năng của Invoker.
Một số mẹo khi sử dụng bộ kỹ năng của Invoker
- Cold Snap:
Kỹ năng hiệu quả để counter channeling, đặc biệt là với tầm sử dụng lên tới 1000 range. Cold Snap mang lại tương đối nhiều tác dụng ở giai đoạn từ early cho tới mid game, nhưng mất dần đi sức mạnh ở late game.
Cold Snap có thể combo khá ổn với những kỹ năng gây damage theo thời gian, như Chaos Meteor. Thêm vào đó, nếu kết hợp với Forge Spirit cũng không phải là lựa chọn tồi.
Tuy nhiên, kỹ năng này lại dễ dàng bị counter bởi những skill như Aphotic Shield, Refraction và Living Armor.
- Ghost Walk
Kỹ năng thường được sử dụng để dò map hoặc chạy trốn của Invoker, có một số lưu ý cơ bản sau:
Hãy cộng ít nhất 4 điểm vào Wex để tăng tốc độ di chuyển của Invoker khi sử dụng. Khi đã max Wex, tốc độ di chuyển với Ghost Walk của Invoker sẽ nhanh hơn tốc chạy bình thường của hắn khá nhiều. Nên nhớ rằng, sử dụng bất kỳ item nào hay thay đổi vị trí các quả cầu cũng sẽ khiến Ghost Walk mất tác dụng và Invoker hiện thân.
Mix sẵn 3 quả cầu Wex trước khi kích hoạt Ghost Walk để tối ưu hóa tốc chạy cũng như tốc đánh khi hiện thân
- EMP
Nên kết hợp với Tornado để có thể bù đắp tối đa khuyết điểm về thời gian delay của kỹ năng này.
Video đang HOT
Ở giai đoạn late game, EMP vẫn mang lại tương đối nhiều tác dụng và gây trở ngại lớn với các hard carry ít mana bên phía đối thủ.
- Tornado
Thường được kết hợp với EMP, thế nhưng Tornado còn có thêm một hiệu quả nữa, đó là dispel những buff có lợi của đối thủ, điển hình như Flame Guard của Ember, Surge của Darkseer.
Kỹ năng này cũng thường xuyên được sử dụng để mang lại một ít vision trên đường mà cơn lốc đi qua. Nếu lựa chọn tính năng từ Tornado ở mốc Talent level 25, thời gian cooldown của kỹ năng này được giảm tới 15 giây.
- Alacrity
Kỹ năng có cooldown thấp, hiệu quả tương đối tốt nếu buff lên đồng đội. Invoker có thể tự tận dụng kỹ năng này hoặc buff lên những đồng minh hiệu quả như Spirit Bear của Lone Druid. Lượng damage cộng thêm dựa theo cấp độ của Exort, tương tự là lượng tốc đánh với Wex
Alacrity không thật sự quá hiệu quả trong giai đoạn đầu game, nhưng nó lại là một sự bổ trợ vô cùng giá trị, đặc biệt khi trận đấu trôi dần vào những phút cuối.
- Sunstrike
Kỹ năng nên được tận dụng tối đa trong quá trình đi lane để mang lại những hiệu quả khi gank cho team mình, hãy cố gắng tận dụng tốt disable của đồng đội khi kỹ năng này tốn tới 1.7 giây cooldown set up. Lượng damage của Sunstrike dựa theo cấp độ của Exort, và sẽ bị chia ra nếu có nhiều đơn vị địch đứng trong phạm vi sử dụng.
Một trong những tính năng quan trọng của Sunstrike là để kết thúc những vị tướng còn ít máu đang trên đường tele về nhà. Nó cũng kết hợp rất tốt với Tornado. Đặc biệt, Sunstrike có thể xuyên qua BKB.
- Chaos Meteor
Độ dài của cục thiên thạch Chaos Meteor dựa theo cấp độ của Wex, trong khi lượng damage gây ra phụ thuộc vào cấp độ của Exort.
Vì thời gian delay để active kỹ năng này là tương đối lâu, thế nên Invoker nên kết hợp Chaos Meteor với Tornado hoặc gậy lốc.
Đây là kỹ năng có thời gian cooldown lâu nhất trong bộ skill của Invoker. Chưa kể, để phát huy tối đa lượng damage của Chaos Meteor, hãy cố giữ đối thủ trong thời lượng tác dụng lâu nhất có thể. Đó cũng là lý do mà Chaos Meteor thường hay được combo cùng Deafening Blast.
- Forge Spirit
Đây có thể coi là kỹ năng đặc biệt được ưa thích của Invoker, khi hắn có thể summon từ 1-2 chú đệ, với khả năng đánh stack trừ giáp cùng lượng damage tương đối ổn. Thậm chí, với mốc Talent level 15, người chơi Invoker có thể lựa chọn tính năng có thêm 1 chú Forge Spirit, rất hữu ích để push, farm, harasss cũng như scout map.
Forge Spirit có thể được sử dụng cùng với Alacrity để phát huy tối đa hiệu quả của những chú đệ này. Thêm vào đó, thời gian tồn tại của chúng thậm chí còn lâu hơn thời lượng cooldown, thế nên hãy để ý và sử dụng Forge Spirit một cách hợp lý, đặc biệt ở giai đoạn đầu game.
- Deafening Blast
Có thể nói đây là một kỹ năng tương đối bá đạo của Invoker, khi nó mang lại những hiệu ứng tương đối khó chịu dành cho đối thủ, cũng như lượng damage cũng không phải nhỏ.
Mốc level 25 hoàn toàn có thể cho phép Deafening Blast trở thành kỹ năng AOE tác dụng các mục tiêu xung quanh Invoker, thay vì một đường thẳng như trước. Nếu chọn vị trí đẹp, Invoker hoàn toàn có thể làm ngáo số nhiều tướng địch. Chưa kể, khả năng đẩy lùi tới từ kỹ năng này đôi khi cũng cực kỳ hữu ích cho Invoker khi phòng thủ hoặc kết hợp với những skill như Chaos Meteor hay Sun Strike.
- Ice Wall
Nếu nói về hiệu ứng slow trong DOTA 2, có lẽ không kỹ năng nào có thể so sánh với Ice Wall.
Ice Wall thường xuyên được combo cùng với những kỹ năng như Tornado hay Chaos Meteor. Tornado giúp người chơi Invoker set up một tình huống Ice Wall gần như không thể trượt. Còn một khi đã sa chân vào bức tường băng này, đối thủ gần như vô phương né khỏi thiên thạch Chaos Meteor.
Theo GameK
DOTA 2: Top những heroes đặc biệt nguy hiểm, có thể khiến đối thủ bốc hơi trong "một nốt nhạc"
Khi đối đầu với những hero này, các bạn phải hết sức cẩn thận. Nếu không, việc "chết bất đắc kỳ tử" là hoàn toàn có thể.
Khi đối đầu với những hero này, các bạn phải hết sức cẩn thận. Nếu không, việc "chết bất đắc kỳ tử" là hoàn toàn có thể.
1) Invoker
Trong các phong cách chơi Invoker, việc lựa chọn đường Quas - Exort với thiên hướng lửa sẽ biến hero này trở thành một kẻ hủy diệt thực sự. Sở hữu lượng sát thương phép thuật vô cùng lớn với bộ combo Sun Strike Deafening Blast Meteor, Invoker sẽ khiến nhiều đối thủ phải bốc hơi chỉ sau một nốt nhạc.
2) Phantom Assassin
Nếu như Invoker là biểu tượng cho những vua phép thuật thì Phantom Assassin lại là một trong những heroes tạo sát thương vật lý lớn nhất trong DOTA 2. Với Critical Damage cực ảo lên đến 450%, Phantom Assassin có khả năng tạo ra đột biến rất lớn. Trong một ngày đẹp trời, nữ sát thủ này có thể tiêu diệt toàn bộ đội hình đối phương chỉ bằng vài đòn chí mạng.
3) Monkey King
Cũng theo thiên hướng Critical Damage như Phantom Assassin, Monkey King cũng là một hero vô cùng nguy hiểm. Với kỹ năng Boundless Strike, Tôn Ngộ Không có thể quật chết support của đối phương chỉ bằng 1 gậy.
4) Lina
Sở hữu đến 3 skill gây sát thương phép siêu mạnh, trong số đó đáng chú ý nhất là Ultimate Skill tạo damage pure và xuyên BKB (khi có gậy xanh), Lina là nỗi ám ảnh thường trực của các hero yếu máu.
5) Templar Assassin
Xét về việc sốc damage vật lý, Templar Assassin có vẻ như không bằng Phantom Assassin. Tuy nhiên thế mạnh của hero này là sự ổn định và tính chiến thuật cao. Khi TA có được những đồ đạc cần thiết, việc kết liễu hero đối phương cũng khá đơn giản và nhanh chóng.
6) Shadow Fiend
Sở hữu đồng thời cả lượng sát thương vật lý và phép thuật lớn, Shadow Fiend có thể xem là một sự tổng hòa khá lý tưởng. Với Ultimate Skill của mình, Shadow Fiend dễ dàng solo kill đối phương chỉ trong một cái chớp mắt.
7) Tiny
Tương tự Shadow Fiend, Tiny cũng là hero có khả năng tạo ra cả sát thương vật lý và phép thuật. Trong thời gian đầu game, hero này có thiên hướng sử dụng damage phép. Từ mid game đến late game, lượng damage tay của Tiny cũng không hề thua kém bất cứ carry nào. Đáng sợ hơn, khả năng đánh lan khiến càng trở nên nguy hiểm vào giai đoạn cuối game. Với Daedalus và một chút may mắn, Tiny có khả năng đập nát đội hình đối phương chỉ trong tích tắc.
8) Morphling
Về cơ bản thì Morphling có 2 phong cách đánh. Một là đánh chủ yếu bằng sát thương vật lý, hai là đánh theo phong cách "headshot" với Etheral Balde và kỹ năng Adapive Strike. Với phong cách thứ 2, Morphling có thể gây ra vài nghìn damage chỉ bằng 2 phát bắn. Nếu ăn trọn bộ combo này, tỉ lệ sống của support đối phương là vô cùng thấp.
9) Kunkka
Trong nhiều phiên bản gần đây, với việc được đưa vào vị trí support, Kunkka thường đóng vai một người hùng thầm lặng. Tuy nhiên nếu muốn đánh theo phong cách carry, gã thuyền trưởng này cũng hoàn toàn đủ khả năng. Hẳn nhiều bạn cũng biết đến phong cách Kunkka với Shadow Blade, Battle Fury và Daedalus. Đây là hướng đi biến Kunkka trở thành một cỗ máy hủy diệt với hỏa lực không thể xem thường.
10) Tinker
Hero cuối cùng trong danh sách này chính là Tinker, một trong những hero tạo damage phép nhiều nhất của DOTA 2. Ở một số phiên bản gần đây, việc được bổ sung thêm hiệu ứng gậy xanh (Aghanim's Scepter) đã giúp Tinker tối ưu hóa được lượng sát thương của mình. Trong các trận đấu có sự góp mặt của Tinker, lượng sát thương mà hero này tạo ra luôn luôn rất khủng khiếp.
Theo GameK
Điểm mặt top 10 heroes đang đại náo đấu trường DOTA 2 Mới các bạn đến với top 10 heroes đang làm mưa làm gió tại giải DOTA 2 vô địch Châu Á 2017. 10) Sand King Với vị trí support hay offlane, Sand King đều đang thể hiện sức mạnh ghê gớm của mình. Sở hữu stun, khả năng farm, khả năng chạy chốn và một ultimate skill tạo sát thương phép lớn nhất...