Một số mẹo chữa bệnh tại nhà bạn nên biết
Đối với những bệnh phổ biến và đơn giản như đau họng, ho, nấc hay đầy hơi, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa bệnh tại nhà như dưới đây.
Đi khám và được bác sĩ chẩn đoán bệnh là điều tốt nhất. Nhưng nếu chưa thể đến bệnh viện hay đi khám ngay, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa bệnh tự nhiên tại nhà, ví dụ như súc miệng với nước pha tỏi để giảm đau họng, ngâm chân với trà đen để giảm mùi hôi chân, nuốt 1-2 thìa đường để đẩy lùi chứng nấc… Những mẹo này có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề đơn giản về sức khỏe ngay lập tức. Trong trường hợp áp dụng một vài ngày mà không hiệu quả thì bạn cũng nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc thích hợp hơn.
Theo VNE
Những mẹo ngừa cảm lạnh không ngờ tới
Nghẹt mũi, hắt hơi, nhức đầu... là những triệu chứng của cảm lạnh thông thường. Một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả, hãy tham khảo nhé!
Rửa tay với xà phòng - đến tận khủy tay
Rửa tay thường xuyên là điều rất quan trọng để tránh lây bệnh khi có dịch cảm lạnh và cúm. Nếu bạn cẩn thận hơn, rửa tay với xà phòng lên tận khủy tay thì hiệu quả phòng ngừa càng cao.
Các nhà nghiên cứu cho biết các vị trí trên cơ thể mang nhiều vi khuẩn nhất bạn cần lưu ý là bàn tay, ngón trỏ, cánh tay dưới và lòng bàn chân. Mỗi cá nhân cần thực hành vệ sinh rửa tay và cả cánh tay với xà phòng thường xuyên, nhất là trước khi ăn hoặc sờ lên mặt.
Video đang HOT
Lau tay khô bằng khăn giấy thay vì khăn vải
Lau khô tay cũng quan trọng không kém việc rửa tay. Tái sử dụng khăn vài có thể gây lây lan vi trùng nhiều hơn, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo. Bạn không nên e ngại về việc lãng phí khăn giấy bởi nếu dùng khăn vải, việc giặt khăn cũng tốn kém không ít so với việc tiêu hao khăn giấy. Mặt khác, việc dùng khăn giấy sẽ hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua lòng bàn tay, từ đó phòng chống cảm cúm một cách hiệu quả.
Bấm móng tay
Móng tay dài là ngôi nhà lý tưởng để vi khuẩn ẩn nấp. Trong khi đó, chúng ta thường hay vô thức dùng móng tay để gãi trên mặt, mũi và mắt. Điều này vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp. Vì thế, bạn nên bấm móng tay thường xuyên, đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Nếu bạn thích để móng tay dài cho đẹp, thì khi rửa tay đừng quên làm sạch móng tay nữa nhé.
Dùng gừng tươi
Một vài nghiên cứu cho thấy gừng có chất kháng khuẩn vì thế có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh truyền nhiễm. Bạn có thể mua gừng tươi về bảo quản nơi mát để dùng dần. Bạn đã thử pha trà gừng với mật ong và chanh chưa? Đây là món uống tuyệt vời cho buổi sáng và buổi tối để giúp tăng cường hệ miễn dịch, sảng khoái tinh thần và ngủ ngon hơn.
Giữ bàn chân ấm
Giữ bàn chân ấm có thể giúp giảm nguy cơ bị cảm lạnh đến 67%. Theo một nhóm các nhà nghiên cứu ở Anh, khi chân bị lạnh, các mạch máu co lại khiến tế bào bạch huyết không thể đến được màng nhày của xoang (nơi vi rút thích tấn công nhất). Vì thế, bạn nên trang bị dép ấm áp đi trong nhà cho gia đình và chú ý giữ ấm cho chân khi ở văn phòng có máy lạnh.
Ăn nhiều súp gà
Rất nhiều người bị cảm lạnh đã khỏi bệnh nhanh hơn nhờ ăn súp gà. Bí quyết đến từ tủy xương được tận dụng nhờ được hầm với củ quả. Elizabeth Trattner, một chuyên gia y khoa ở Miami Beach, Florida, Mỹ đã chỉ ra rằng "Trong y học Trung Quốc tủy là cội nguồn của máu, có thể giúp cơ thể khỏe mạnh và ấm áp hơn trong mùa đông. Trong tủy chứa một chất có thể giúp cơ thể sản xuất ra các tế bào giúp chống lại nhiễm trùng và bệnh tật".
Uống nước quả cơm cháy
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Giessen ở Đức đã phát hiện ra nước ép cây cơm cháy có thể chống oxy hóa và cung cấp vitamin A, C cho cơ thể, giúp tiêu diệt vi rút gây cúm, ngăn ngừa nhiễm trùng, tăng cường sức khỏe tim, phổi và mắt. Một muỗng cà phê nước ép quả cơm cháy cho mỗi ngày là thần dược để chống lại cảm cúm ngay khi chúng mới chỉ là dấu hiệu.
Thường xuyên ra ngoài trời
Thường xuyên tiếp xúc với khí trời là chìa khóa để sống khỏe mạnh, ngay cả trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Việc giam mình trong phòng để tránh rét trong những ngày giá lạnh sẽ làm giảm khả năng đề kháng và khiến cơ thể dễ gục ngã trước virus cúm luẩn quẩn trong không gian hẹp. Tiếp xúc với không khí ngoài trời có thể làm giảm những nguy cơ này một cách hiệu quả.
Sex đều đặn hơn
Nghiên cứu cho thấy những cặp vợ chồng có quan hệ tình dục 1-2 lần/ tuần có hàm lượng globulin miễn dịch A (IgA) cao hơn, giúp cơ thể tăng sức đề kháng với cảm lạnh và các căn bệnh lây nhiễm khác. Thậm chí, sex đều đặn còn có tác dụng hơn cả tiêm phòng cúm.
Thể dục - "vũ khí" chữa bệnh
Uống thuốc chưa hẳn là cách tốt nhất để chữa cảm lạnh. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Appalachian State (Mỹ) đã chứng minh tác dụng tích cực của việc tập thể dục đối với cảm lạnh. Khi vận động, máu sẽ có cơ hội luân chuyển đều đặn khắp cơ thể cũng như có thể di chuyển các tế bào miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Đi bộ ít nhất 30 phút/lần, khoảng 5 lần như vậy mỗi tuần, được xem là cách giúp chống lại cảm lạnh khi thời tiết thay đổi.
Theo VNE
Mẹo phân biệt nấm kim châm nhập từ Trung Quốc Để tránh mua phải nấm kim châm Trung Quốc, người tiêu dùng có thể phân biệt dựa vào chất lượng bao bì, thông tin về đơn vị phân phối, màu sắc của sản phẩm... Hiện tại, sản phẩm nấm kim châm ở Việt Nam có hàng chục nhà phân phối khác nhau, mỗi nhà phân phối lại có nguồn hàng riêng được nhập...