Một số loại kháng sinh làm hỏng răng của trẻ
Trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, thường rất dễ đau ốm nên việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng trở nên phổ biến.
Tuy vậy, nếu dùng thuốc tùy tiện, sai cách, dễ dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc và xảy ra một số tác dụng không mong muốn. Việt Nam là một trong các nước đang lạm dụng thuốc kháng sinh đáng báo động, trong đó có tetracyclin, mà một tác dụng bất lợi phải kể đến, đó là ảnh hưởng tới thẩm mỹ do tác dụng trên răng và xương ở trẻ em.
Vì sao tetracycline là thủ phạm gây vàng răng?
Men răng là một trong những thành phần chính cấu tạo nên cấu trúc răng, đóng vai trò như một cái vỏ bọc bên ngoài để giữ cho các thành phần cấu trúc bên trong răng thật an toàn, tránh cho các loại vi khuẩn tấn công cũng như ngăn chặn những tác động từ bên ngoài. Có thể thấy, men răng như một lớp vỏ trứng vừa mềm yếu, mong manh dễ bị tổn thương. Vì thế, nếu không cẩn thận, men răng rất dễ bị hư hại do các yếu tố ảnh hưởng đến men răng gây ra.
Màu răng của bé bị ảnh hưởng vì nhiều yếu tố như chăm sóc răng miệng không đúng cách, ăn thực phẩm nhiều acid và đặc biệt là việc sử dụng sai cách các loại thuốc kháng sinh chứa thành phần tetracyline…
Tetracycline là một kháng sinh phổ rộng có tác dụng kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn bởi sự ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Tetracycline có ưu điểm giá rẻ, thường dùng để trị các bệnh tả, kiết lỵ, dịch hạch, điều trị vết thương, nhiễm khuẩn da, chốc lở, viêm mí mắt và viêm kết mạc dị ứng và viêm tai ngoài…
Nhưng do tính đặc thù là kết hợp và tạo phức hợp bền (chelat) với canxi, thành phần nhiều trong xương và răng nên tetracycline dễ dàng tạo phức hợp bền với yếu tố này. Sự lắng đọng lâu và kéo dài tetracycline sẽ gây ra hiện tượng hỏng men răng, xỉn răng, hủy hoại sự phát triển xương.
Nếu phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi sử dụng loại thuốc này thì rất dễ làm răng bị đổi sang màu sậm. Mức độ nhiễm màu sẽ phụ thuộc vào thời gian, liều lượng sử dụng mà răng sẽ đổi sang màu: vàng, nâu, tím hoặc xám xanh… trên một vùng răng nào đó. Trường hợp răng nhiễm kháng sinh quá nặng, còn làm men răng yếu đi, trên thân răng sẽ xuất hiện những lỗ nhỏ li ti, vi khuẩn dễ tấn công qua đó, gây sâu răng và mắc phải một số bệnh răng miệng, nguy hiểm hơn là bị gãy mất răng do răng dần bị yếu đi.
Video đang HOT
Một số kháng sinh làm ảnh hưởng xấu tới răng.
Cảnh giác với một số loại thuốc kháng sinh khác
Ngoài tetracycline, một số loại kháng sinh khác sau khi đi vào cơ thể, ngoài tác dụng chữa bệnh chính chúng còn có tác dụng phụ là gây hại lên răng của bé.
Tùy từng thời điểm và liều lượng, tác hại lên răng có thể là không giống nhau, như răng sẽ bị nhiễm màu vàng, màu xám, màu xanh xảy ra trên bề mặt của răng như: minocycline có thể gây biến đổi màu sắc răng ở cả người trưởng thành với bộ răng đã phát triển đầy đủ; ciprofloxacin cũng được ghi nhận có thể làm cho răng bị chuyển thành màu xanh lục nhạt trong một số trường hợp.
Ngược với các biến loạn màu sắc của răng xảy ra vĩnh viễn trong các trường hợp kể trên, một số thuốc có thể gây ra các biến loạn màu sắc tạm thời ở răng như chlorhexidine (một chất sát khuẩn răng miệng) làm cho răng bị nhuộm màu vàng hoặc nâu, các dung dịch muối sắt làm cho răng bị nhuộm đen hoặc kháng sinh amoxicillin – clavulanic acid làm cho răng có màu vàng hoặc nâu xám. Các biến loạn màu sắc này có thể hết khi đánh sạch răng.
Việc sử dụng quá nhiều fluoride (có trong một số vitamin nhai, kem đánh răng và nước súc miệng) cũng dẫn đến các vệt trắng trên men răng, hoặc đổi màu nâu trắng.
Trong trường hợp nghiêm trọng, fluoride dư thừa (được gọi là fluorosis) có thể làm răng răng bị ố vĩnh viễn. Hay sử dụng lâu dài các loại thuốc siro cũng có thể dẫn đến sâu răng vì có chứa đường, là một thành phần được thêm vào trong nhiều loại sản phẩm thuốc, từ vitamin, thuốc ho cho đến thuốc kháng acid…
Chăm sóc răng cho bé rất cần thiết nên cần các bậc cha mẹ phải có kiến thức cơ bản về dược phẩm để bảo vệ sức khỏe cho con. Kháng sinh là con dao hai lưỡi, sử dụng đúng cách sẽ giúp trẻ khỏi bệnh nhưng nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng có thể gây ảnh hưởng xấu không chỉ cho răng miệng mà cho cả sức khỏe của trẻ. Vì vậy chỉ nên sử dụng kháng sinh khi trẻ thật sự có nhiễm trùng và được chỉ định của bác sĩ.
Phụ huynh nhầm dầu xoa bóp với thuốc ho, bé trai 2 tuổi ngộ độc
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, ngày 14/10 vừa qua, bé T. 2 tuổi, Bình Chánh uống nhầm dầu xoa bóp khoảng 5ml do người nhà tưởng nhầm lọ siro ho.
Trẻ bị ngộ độc
Người nhà cho biết, khi uống xong bé T. khóc thét. Bé không kịp nhả lượng dầu có mùi dầu gió. Trẻ mệt và buồn nôn nên gia đình vội vàng đưa con cấp cứu tại bệnh viện Nhi Đồng Thành phố. Trẻ vào viện trong tình trạng thở nhanh, sốt nhẹ, buồn nôn, hơi thở đậm mùi dầu gió.
Ngay lập tức, các bác sĩ chỉ định truyền dịch, trấn an dỗ dành để bé ổn định. Sau đó, bác sĩ khám soi kĩ tổn thương hầu họng và điều chỉnh rối loạn điện giải, kiểm tra chức năng gan thận còn bình thường. Hiện tại, bệnh nhi T. đã ổn định sức khỏe, đỡ sợ, ít quấy khóc hơn và chuẩn bị xuất viện.
Trường hợp này may mắn không bị các biến chứng bỏng đường hô hấp, tiêu hoá, hay viêm phổi hít...Đây là lần đầu tiên các bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng Thành phố gặp phải ca bệnh ngộ độc hoá chất do nhầm lẫn từ phụ huynh.
BS Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng thành phố cho biết bệnh viện tiếp nhận nhiều trẻ bị ngộ độc hoá chất. Theo BS Tiến những năm gần đây, số trẻ phải nhập viện do ngộ độc chất rửa tẩy, hóa chất có xu hướng gia tăng chủ yếu các hoá chất hay sử dụng trong gia đình. Có những bệnh nhi vào cấp cứu trong tình trạng tổn thương các cơ quan gan thận, tổn thương phổi nặng, xuất huyết phổi, tri giác hôn mê.
Những hoá chất trẻ hay uống nhầm đó là các loại xà phòng tắm, dầu gội đầu.
Các loại hóa chất giặt tẩy, bột xà phòng, nước Javen, bột thông cống (NaOH, KOH), chất làm sạch dùng trong gia đình, chất làm sạch có chứa dung môi hữu cơ (dầu nhựa thông, nhựa thông), chất rửa tẩy gia dụng: nước rửa bát, chén, lau gạch tráng men, kính, acid HCL.
Ngoài ra, các chất dạng xăng dầu, dung môi pha sơn, acetone. Hóa chất xua đuổi và diệt côn trùng: băng phiến, các bình xịt ruồi muỗi cũng khiến trẻ bị ngộ độc tăng lên.
Việc phát hiện, sơ cứu kịp thời cho trẻ khi bị ngộ độc vô cùng quan trọng. Nếu phát hiện trẻ uống nhầm hoá chất, cha mẹ, người phát hiện không được gây nôn cho trẻ.
Bởi vì nếu gây nôn hóa chất được đưa ra ngoài có thể tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Trẻ dễ bị viêm phổi là do hơi của các hóa chất này xâm nhập đường hô hấp.
Khi trẻ uống nhầm hoá chất, cha mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng, trẻ nhỏ thì lau rửa miệng. Lau rửa nhiều làm nồng độ axit thấp đi tại chỗ, tránh tổn thương lan rộng. Cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị.
Nhiều trường hợp trẻ có thể tự tiêu hoá hoá chất nếu ít. Nhưng hoá chất là xăng dầu thì sẽ nguy hiểm hơn vì có thể gây ra tình trạng viêm phổi do hít phải mùi xăng dầu. Hơi độc vào phổi gây tổn thương phế nang. Nếu cộng thêm tình trạng sặc hóa chất vào phổi thì tổn thương, viêm phổi càng nặng.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chú ý tên của hoá chất, tên thường được ghi rõ ràng trên các vỏ bao bì, túi đựng hoặc chai lọ. Cần đọc chính xác, đánh vần từng chữ cái, chú ý tên và địa chỉ nhà sản xuất, thời hạn trên nhãn mác và các thông tin chi tiết liên quan đến thành phần và độc tính của sản phẩm.
Để phòng trẻ ngộ độc hoá chất, các hóa chất sử dụng trong gia đình cần được để tại những nơi kín đáo, tránh xa tầm với của trẻ em. Những chất có độc tính cao (các dung môi pha sơn, các hóa chất diệt côn trùng như thuốc xịt muỗi...) cần để những hộp riêng, có khóa, không để trẻ em lấy được. Các hóa chất sử dụng trong gia đình cần được để tại những nơi kín đáo, tránh xa tầm với của trẻ em. Những chất có độc tính cao (các dung môi pha sơn, các hóa chất diệt côn trùng như thuốc xịt muỗi...) cần để những hộp riêng, có khóa, không để trẻ em lấy được.
Bác sĩ Viện mắt Hà Nội: Mùa mưa bão tháng 10 - 11 là thời điểm của bệnh đau mắt đỏ! Hiện tại miền Trung đang trải qua khoảng thời gian mưa lũ triền miên, lúc ngày nguy cơ các dịch bệnh liên quan tới điều kiện vệ sinh, nguồn nước có thể tăng cao. Trong đó có đau mắt đỏ. Mưa bão, điều kiện vệ sinh suy giảm, nước sinh hoạt có nguy cơ bị ô nhiễm là những yếu tố nguy cơ...