Một số lãnh đạo châu Âu có kế hoạch tới Trung Quốc sau chuyến thăm Nga của ông Tập Cận Bình
Theo tờ Politico ngày 24/3, ngay sau chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, một số nhà lãnh đạo châu Âu đã công bố kế hoạch đến Bắc Kinh.
Trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng từ phương Tây rằng Trung Quốc đang ủng hộ Moskva liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez hôm 23/3 tuyên bố ông sẽ bay tới Bắc Kinh để đàm phán vào tuần tới. Thủ tướng Tây Ban Nha Sánchez xác nhận ông sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc vào tuần tới. Các quan chức Tây Ban Nha cho biết ông Sánchez sẽ thảo luận về lập trường của Trung Quốc đối với Ukraine. Tây Ban Nha sẽ tiếp quản chức chủ tịch luân phiên EU từ Thụy Điển vào cuối năm nay.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng dự kiến thực hiện chuyến công du tới Trung Quốc vào ngày 4/4 tới.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua một hội nghị thượng đỉnh ở Brussels bàn về mối quan hệ Nga – Trung Quốc. EU cũng lo ngại rằng mối quan hệ đối tác vững chắc hơn giữa Trung Quốc và Nga sẽ có nguy cơ leo thang cuộc xung đột ở Ukraine thành xung đột giữa NATO và Bắc Kinh, cũng như Moskva.
Ngay cả khi không leo thang quân sự, căng thẳng vẫn gia tăng giữa Bắc Kinh và phương Tây về an ninh và thương mại. Trong những tuần gần đây, một loạt chính phủ châu Âu đã áp đặt các hạn chế đối với công ty mạng xã hội TikTok thuộc sở hữu của Trung Quốc, trong bối cảnh lo ngại rằng sự thống trị về công nghệ của Bắc Kinh có thể gây ra rủi ro an ninh cho phương Tây.
Đồng thời, các nước EU đang vạch ra kế hoạch hạn chế phụ thuộc vào Trung Quốc về các nguyên liệu thô quan trọng như lithium cho pin ô tô điện.
Video đang HOT
Trong khi các nhà lãnh đạo EU nêu lên những lo ngại về mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Moskva và Bắc Kinh, thì không có sự đồng thuận nào ở Brussels về việc liệu toàn bộ khối có nên áp dụng một cách tiếp cận mới đối với Trung Quốc hay không.
Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel đã kêu gọi tiếp tục hợp tác với Bắc Kinh để cố gắng đưa Trung Quốc lại gần EU hơn. Tuy nhiên, một số nước EU khác dường như ủng hộ đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc theo tình hình mới nhất.
Hôm 23/3, Cố vấn ngoại giao của Tổng thống Pháp, ông Emmanuel Bonne, cũng đã có cuộc thảo luận với nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị. “Trung Quốc mong đợi Pháp và các nước châu Âu khác đóng một vai trò trong việc theo đuổi giải pháp chính trị cho vấn đề Ukraine”, ông Vương Nghị nói.
Lý do Ukraine không chọc giận Trung Quốc dù Bắc Kinh gần gũi với Moskva
Tổng thống Ukraine muốn duy trì quan hệ với Trung Quốc như là nhà đầu tư, đối tác thương mại và nhà trung gian hòa giải tiềm năng.
Tổng thống Ukraine Zenlenski. Ảnh: Politico
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã từng rất thẳng thắn khi đưa ra những lời chỉ trích gay gắt đối với các quốc gia như Hungary và Đức vì đã quá gần gũi với Nga khi xung đột mới nổ ra ở nước này. Nhưng hiện nhà lãnh đạo Ukraine lại thể hiện một quan điểm đối ngoại hoàn toàn khác với đối tác hàng đầu của Moskva: Trung Quốc.
Có những lý do chính đáng để Ukraine không chọc giận Trung Quốc, bất chấp "mối quan hệ đối tác không giới hạn" của Bắc Kinh với Moskva. Ông Zelensky muốn duy trì quan hệ với Trung Quốc như là nhà đầu tư, đối tác thương mại và bên trung gian hòa giải tiềm năng - thay vì "đẩy Bắc Kinh" ra xa và có nguy cơ rằng Trung Quốc sẽ chấp thuận xuất khẩu vũ khí cho Nga. Trong những năm tới, tiềm lực tài chính mạnh Trung Quốc cũng có khả năng đóng một vai trò trong việc giúp Ukraine tái thiết sau sự tàn phá do xung đột.
Khi nhà lãnh đạo Trung Quốc đến thăm Moskva vào tuần này, có nhiều đồn đoán rằng cuối cùng ông Tập cũng có thể tiến hành một cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống Zelensky kể từ khi xung đột với Nga nổ ra. Mặc dù chưa có cuộc điện đàm nào được xác nhận, nhưng Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết ông hoan nghênh cuộc thảo luận như vậy giữa ông Tập Cận Bình và ông Zelensky, đồng thời lưu ý: "Chúng tôi tin rằng (Trung Quốc) và chính ông Tập nên lắng nghe trực tiếp quan điểm của Ukraine chứ không phải chỉ là quan điểm của Nga".
Hôm 20/3, hãng thông tấn Ukrinform.net (Ukraine) dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Oleg Nikolenko cho biết Kiev mong muốn Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Nga để chấm dứt xung đột. "Ukraine đang theo dõi chặt chẽ chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc tới Nga. Chúng tôi mong muốn Bắc Kinh tác động để Moskva ngừng giao tranh", ông Nikolenko nói.
Ông Nikolenko lưu ý rằng Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã có một cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc vào tuần trước, trong đó nhấn mạnh rằng "khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine nên là cốt lõi của mọi nỗ lực ngoại giao".
Trước xung đột Nga - Ukraine, Bắc Kinh là đối tác thương mại hàng đầu của Kiev cũng như là một thị trường lớn đối với lúa mạch và ngô của Ukraine. Trung Quốc cũng đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng của Ukraine như cảng biển và viễn thông. Nỗ lực tránh xung đột với một đối tác quan trọng như vậy, Kiev thậm chí đã bỏ phiếu trắng trong một cuộc bỏ phiếu của Liên hợp quốc vào năm ngoái liên quan đến cáo buộc về vấn đề nhân quyền của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ.
Gần đây, trong khi các quan chức EU và NATO đã phản ứng một cách đầy hoài nghi về kế hoạch 12 điểm của Trung Quốc nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine vào tháng trước, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh rằng ông sẵn sàng để ngỏ cho một cuộc đối thoại do Trung Quốc dẫn đầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Putin tại Moskva. Ảnh: THX/TTXVN
Vấn đề nổi cộm trong quan hệ Ukraine - Trung Quốc
Nhưng cũng có những điểm nhức nhối trong mối quan hệ Ukraine-Trung Quốc trong vài năm qua. Vấn đề nghiêm trọng nhất xoay quanh MotorSich, nhà sản xuất động cơ hàng không lớn nhất Ukraine, mà Trung Quốc đã tìm cách mua trong một thỏa thuận mà các nước Tây, đặc biệt là Mỹ, gọi là mối đe dọa an ninh. Mối lo ngại lớn nhất của họ là công nghệ quân sự quan trọng sẽ rơi vào tay Bắc Kinh.
Năm 2017, công ty Skyrizon Aviation của Trung Quốc và MotorSich đã yêu cầu Ủy ban chống độc quyền Ukraine (AMCU) chấp thuận việc sáp nhập của họ. Tuy nhiên, Ủy ban này đã từ chối. Vào năm 2020, khi Skyrizon gửi một yêu cầu khác tới AMCU, Chính phủ Ukraine đã ra lệnh quốc hữu hóa MotorSich. Nhưng Kiev đã sớm thay đổi quyết định, khiến nhà sản xuất động cơ trên rơi vào tình trạng lấp lửng.
Đáp lại, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đệ đơn kiện lên một tòa án quốc tế để đòi lại 3,5 tỷ USD từ Ukraine, cho rằng Kiev đã vi phạm thỏa thuận bảo hộ đầu tư năm 1992. Năm 2021, Skyrizon cũng đệ đơn kiện Ukraine lên tòa án ở Hague, yêu cầu Ukraine bồi thường thiệt hại 4,5 tỷ USD.
Theo Oleksandr Merezhko, người đứng đầu Ủy ban Chính sách Đối ngoại của Quốc hội Ukraine, hiện tại, quan hệ ngoại giao của Ukraine với Trung Quốc đã rơi vào khủng hoảng. Ông Merezhko nhận xét rằng trong khi hầu hết các quốc gia đang tìm cách cô lập Nga, thì Bắc Kinh đang thắt chặt quan hệ với Moskva trong nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, Serhiy Herasymchuk, Phó giám đốc điều hành của Hội đồng Chính sách Đối ngoại Prism ở Ukraine, một tổ chức phi chính phủ, cho rằng trong khi lập trường ủng hộ Nga của Bắc Kinh là rõ ràng, chẳng hạn như họ đang thúc đẩy mạnh mẽ việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, một số yếu tố trong 12 điểm của Trung Quốc vẫn thu hút sự quan tâm ở Ukraine.
Chuyên gia trên chỉ ra rằng an toàn hạt nhân là một trong những điểm như vậy, "nơi chúng ta có thể nói về những đảm bảo rằng Nga sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm vào Ukraine hoặc nói về việc phi quân sự hóa Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia".
Ukraine cũng có thể hưởng lợi từ sự hòa giải của Trung Quốc trong các vấn đề an ninh lương thực vì Bắc Kinh có thể giúp mở rộng Sáng kiến Ngũ cốc ở Biển Đen. Hiện tại, Trung Quốc là nước nhận ngũ cốc chính của Ukraine thông qua ba hành lang trong thỏa thuận của Liên hợp quốc.
Ông Herasymchuk nói: "Trung Quốc có khả năng gây áp lực để Nga phải kéo dài sáng kiến này lâu hơn nữa và có thể mở rộng sáng kiến tới các cảng Mykolaiv". Tuy nhiên, ông Herasymchuk lập luận rằng Ukraine nên thận trọng với sự "quyến rũ" của Bắc Kinh và chú ý nhiều hơn đến việc xác định các mục tiêu chiến lược thực sự của Trung Quốc có thể là gì.
Trung Quốc mong muốn thúc đẩy hợp tác thực chất với Nga Ngày 21/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu rõ mong muốn làm việc với Tổng thống Nga Vladimir Putin để xây dựng các kế hoạch cho các mối quan hệ song phương và hợp tác thực chất để thúc đẩy phát triển và mang lại sức sống mới cho hai nước. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng...