Một số hiểm họa khi đầu tư vào game NFT, game thủ Việt nên tránh mắc phải sai lầm
Các tựa game NFT vẫn đang rất thịnh hành ở thời điểm hiện tại, thế nhưng chúng liệu có dễ dàng thu về lợi nhuận?
Các tựa game NFT đang dần trở thành một trong những trào lưu nhận được sự quan tâm của đông đảo các game thủ chẳng riêng gì tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Về cơ bản, để tham gia vào game NFT, đa số người chơi đều sẽ phải bỏ ra một số tiền nhất định ban đầu với mục đích mua vật phẩm hoặc các nhân vật khác nhau, tùy theo từng tựa game. Quá trình chơi sẽ coi như một màn đầu tư của bạn, khi thông qua các màn chiến đấu của nhân vật hay giao dịch với người chơi khác để thu về phần thưởng chính là các loại tiền ảo. Cơ chế đơn giản là vậy, thế nhưng, điều này không đồng nghĩa với việc NFT là một thứ “dễ chơi dễ trúng thưởng” như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Càng chơi sau, vào muộn rủi ro càng cao
Chắc chắn, rất nhiều người sẽ chỉ thật sự quan tâm nghiêm túc tới game NFT sau khi chứng kiến những thành công, những lợi nhuận khổng lồ của một bộ phận game thủ trước đó. Thế nhưng, có một định luận gần như luôn tồn tại bất di bất dịch trong đa số các tựa game NFT. Đó là càng chơi muộn, chơi sau, khả năng xuất hiện rủi ro của bạn càng cao.
Vì chắc chắn, khi xuất phát sau nhiều người, số tiền ban đầu mà các game thủ phải bỏ ra để đầu tư luôn cao hơn. Trong khi đó, thị trường đã ở vào ngưỡng bão hòa, và việc thu hồi vốn sẽ là một dấu hỏi lớn.
Video đang HOT
Nguy cơ từ chính NPH
Thậm chí, nhiều người còn cho rằng các tựa game NFT chẳng khác gì một canh bạc thật sự, trong đó người chơi là các game thủ còn nhà cái, đáng buồn thay lại chính là NPH. Sở dĩ như vậy vì NPH có thể bơm tiền ảo liên tục vào nền tảng, thổi giá một cách hợp lý để thu về lợi nhuận nhanh nhất có thể. Để rồi khi số lượng lên tới một con số quá lớn, lạm phát là điều không thể xảy ra. Và lúc ấy, thứ mà người chơi nắm giữ chỉ đơn giản là một đống tiền ảo không mang nhiều giá trị.
Tâm lý chạy theo đám đông
Nói theo góc độ đầu tư, đó chính là hiệu ứng FOMO (sợ bỏ lỡ cơ hội) của nhiều người chơi game NFT. Chính tâm lý này đã dẫn tới hiện tượng rất nhiều người mặc dù chưa trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, thậm chí còn chẳng nắm được cách vận hành của các tựa game NFT nhưng vẫn chạy theo đám đông, trào lưu để rồi bản thân dễ dàng trở thành một nạn nhân của nhiều tựa game.
Nên nhớ, với các tựa game NFT hay kể cả trong thị trường đầu tư tiền ảo, mọi thứ luôn vận hành theo quy luật của nó. Tiền không tự nhiên sinh ra và mất đi, chỉ có chuyển từ túi người này sang người khác mà thôi. Và nếu như có người sinh lời, kiếm lợi nhuận khủng thì cũng đồng nghĩa với việc có không ít người đang “trắng tay” đâu. Thế nên, để có thể thành công với các tựa game NFT, chẳng cần phải chơi game giỏi nhưng quan trọng là nắm bắt được thị trường – thứ có lẽ vốn chỉ dành cho các nhà đầu tư thay vì giới game thủ.
Thực quyền của VNG với Tốc Chiến, có thật sự là "sân chơi của VNG, quyền của VNG" để rồi bị đối xử thế này?
Game thủ Việt liệu có trách móc VNG quá đáng khi nói về Tốc Chiến hay không?
Tốc Chiến thực sự không ổn, đó là một sự thật phũ phàng tính đến thời điểm hiện tại. Vào đúng thời điểm này một năm về trước, Tốc Chiến nhận được rất nhiều kỳ vọng và mong ngóng của game thủ. Hiếm có một sản phẩm game MOBA di động nào tạo được hiệu ứng đáng kinh ngạc như vậy, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên quy mô toàn cầu.
Song kể từ thời điểm Tốc Chiến được phát hành chính thức tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại, tức là đã hơn 10 tháng, mọi thứ dường như chỉ "tụt lùi". Từ mức độ kỳ vọng của game thủ, niềm tin, tình yêu... dành cho Tốc Chiến đều phải nhận lại những "cú tát" có thể nói là tương đối phũ phàng.
Tốc Chiến lag, máy chủ phản hồi chậm, thường xuyên mất kết nối... cho đến những lỗi liên quan đến giao tiếp trong game đều chưa thể cải thiện khiến cho game thủ thực sự mất kiên nhẫn. Hệ quả tất yếu đó chính là cộng đồng sẽ "lôi đầu" NPH ra mà trách móc, thậm chí là cả nguyền rủa. Trong trường hợp này là VNG, bất chấp việc sự mắng nhiếc này có phần oan ức và quá đáng.
Bởi lẽ, nếu ai theo dõi Tốc Chiến đủ lâu sẽ thấy, VNG chỉ đồng phát hành cùng với Riot Games tại Việt Nam chứ không phải là 100% nắm trong tay quyền sinh quyền sát cũng như can thiệp được vào hệ thống của tựa game này. Nói một cách khác, tức là VNG đang phụ trách những đầu việc như quản lý tài khoản của game thủ Việt đăng ký tại lãnh thổ Việt Nam, truyền thông marketing... cũng như sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm liên quan đến giấy tờ pháp lý để Tốc Chiến được phát hành tại Việt Nam.
Còn về vận hành, can thiệp vào máy chủ hay thậm chí là truy quét các tài khoản hack... đều thuộc thẩm quyền của Riot. Nói cách khác, việc máy chủ Tốc Chiến bị lỗi là do việc tham vọng của tựa game này muốn tạo nên môi trường đa quốc gia, nơi mà game thủ một khu vực rộng lớn (Đông Nam Á) sẽ cùng có thể truy cập và gặp gỡ nhau, thay vì chỉ một máy chủ duy nhất tại một quốc gia (như Liên Quân).
Chính vì điều này đã dẫn tới hệ quả là đường truyền của game thủ phản hồi tới máy chủ và ngược lại sẽ không thể mượt mà, giống như cách mà nhiều tựa game online khác đang vận hành tại thị trường Việt Nam.
Game thủ liệu có quá đáng với VNG không?
Vì vậy, việc trách móc VNG ở đây liên quan đến các lỗi máy chủ, đường truyền hay thậm chí là cả lỗi giao tiếp đều có phần oan ức. Nhưng việc VNG đang thực hiện các kế hoạch Marketing cho Tốc Chiến tại thị trường Việt Nam có tốt hay không thì lại là một câu chuyện khác, khi mà thương hiệu tựa game này đang ngày càng "mất dạng" thì đó chính là lỗi của NPH này.
Hy vọng rằng, trong tương lai gần, Tốc Chiến sẽ thực sự trở lại vị thế của một bom tấn di động nói chung cũng như siêu phẩm MOBA trên Mobile nói riêng. Còn tương lai đó là bao giờ, thì có lẽ chúng ta vẫn không thể biết được.
Logic hút máu của "ai đó": Hàng miễn phí nước ngoài thành của hiếm tại VN, game chết vẫn phải tận hút Có lẽ game thủ Việt đã quá quen thuộc đối với công thức "hàng miễn phí nước ngoài sẽ phải trả giá đắt tại VN". Mới đây, cộng đồng game thủ Việt bỗng nhiên thấy xúc động bởi hình ảnh Boom Online sống lại một lần nữa trong tựa game sinh tồn nổi tiếng nhất nhì trên mobile. Thực chất thì đây chỉ...